Kĩ năng đọc không phải kĩ năng của đầu óc, nó không phải bản năng của đầu óc. Đầu óc có sinh ra để đọc đâu, chữ là do con người tạo ra mà
Chữ là một thứ phi tự nhiên, cho nên đọc rất mất năng lượng và rất đau khổ, đọc là mệt
Nhưng để đọc được hiệu quả như tôi nói, xử lí thông tin, đấy là kĩ năng thứ 2, xử lí thông tin, mà kĩ năng này không có trong bản chất của con người, mà người ta phải học, tức là bạn phải học bạn mới có kĩ năng đấy chứ đây không phải bản chất tâm lí
Thậm chí quá trình đọc và hiểu là quá trình tra tấn tâm lí, và tâm lí rất khó chịu, bức bối. Bạn đọc học xong rất nhiều bạn phải đi tâm sự với ai đấy, bạn đi uống nước, bạn đi chơi
Cho nên Google ra đời, nó giúp cho bạn không phải mệt nhọc đi tìm những cuốn sách, đi tìm những tài liệu nữa, vì bạn không phải đi tìm nữa cho nên năng lượng bạn không tụ trong phần đấy nữa. Vì thế khi bạn đọc, bạn mất khả năng phán xét thông tin
Như vậy kĩ năng đọc và kĩ năng phân tích thông tin vốn liên quan với nhau như Âm với Dương, bạn càng phân tích giỏi bạn càng đọc giỏi. Đến lúc mà bạn chỉ còn là tiếp nhận thông tin thụ động chứ không còn là chủ động đọc và chủ động phân tích thông tin nữa, thì bắt đầu ở trong năng lực của bạn nó suy thoái
Khi đọc và hiểu đã suy thoái, thì viết và lắng nghe cũng suy thoái, hai kĩ năng đi liền nhau. Một là viết ra, hai là lắng nghe người khác
Bạn không chịu đựng được khi nghe người khác tâm sự nữa đúng không? Ngày càng khó nghe các tâm sự đúng không? Có ai lải nhải tâm sự là mệt vô cùng, không muốn đâu. Và cái thứ hai là bạn không có khả năng viết nữa, nó sẽ đánh mất khả năng viết
Viết là bạn tự lắng nghe, còn lắng nghe người khác là bạn lắng nghe một thực thể nội tâm bên ngoài, cả hai khả năng này đều thui chột
Mạng xã hội internet nó giết người ta như vậy. Tác hại là bạn sẽ không bao giờ thấy hạnh phúc, bạn luôn luôn thấy cuộc sống mình trơ khấc, mất mục đích và không có phương hướng, bạn không biết phải làm gì tiếp. Đấy là người đã mất đi năng lực đọc-hiểu-viết-lắng nghe
Tác giả BÁT NHÃ
