CHUYỆN THÔNG MINH NHẤT BẠN ĐÃ TỪNG LÀM LÀ GÌ?

1. Có một lần cùng cấp trên mời một vị khách hàng cao cấp đi ăn trưa. Lúc quay lại công ty, tôi phát hiện ra miếng bvs tôi để trong túi quần không thấy đâu nữa.
Nghĩ đi nghĩ lại thì lúc lên xe vẫn còn, lúc xuống xe vào công ty chỉ có mấy bước chân, tôi đã quay lại quãng đường đó để tìm nhưng không thấy, vậy thì chỉ có một khả năng: làm rơi trên xe của sếp!!!
Chuyện này rất đáng sợ, nếu sau khi lên xe sếp thấy nó rồi vứt đi luôn thì còn đỡ, nhưng tôi ngồi ghế sau, bị rớt ở ghế sau thì sếp sẽ không thể nhanh chóng phát hiện ra nó được. Nếu để vợ sếp phát hiện ra trước thì gay to. Có khả năng là sếp tôi có mọc mười cái miệng cũng không rửa sạch được nỗi oan này, vì loại tôi dùng là loại không mấy phổ biến, vợ sếp nhìn một cái sẽ biết ngay không phải của mình.
Xong đời rồi, nếu tình huống này thật sự xảy ra thì gia đình sếp sẽ toang mất, mà sếp tôi lại cực kỳ vô tội. Vì sếp là một lãnh đạo tốt, bình thường rất quan tâm, chăm sóc chúng tôi. Một con người tốt tính như thế, tôi không thể thấy chớt không cứu được.
Tôi nhất định phải cứu vãn chuyện này.
Nhưng tôi nên mở lời với sếp như nào đây?
Sếp ơi, em lỡ làm rớt bvs ở ghế sau của sếp rồi, sếp xem giúp em nó có ở đó không?
Không được, tôi thực sự không thể mở mồm nói ra câu đó. Mà nhỡ đâu nó không hề rớt trên xe sếp thì sự tình sau đó sẽ rất lúng túng.
Tôi cầm điện thoại soạn tin nhắn trên Wechat cả chiều mà vẫn không dám gửi, viết lại xóa, viết lại xóa, mà sắp đến giờ sếp đi đón bà xã rồi, làm sao đây?
Bỗng nhiên trong đầu tôi lóe lên một ý tưởng, có cách rồi.
Thế là tôi nhắn cho sếp thế này: “Sếp thân yêu ơi, hồi trưa hình như em có làm rơi 100 tệ ở hàng ghế sau trên xe sếp ấy, sếp kiểm tra dùm em xem có không ạ?”
Sếp rep: “Ok nhó.”
Một lúc sau, sếp nhắn lại: “Tìm thấy tiền rồi nhó.” *icon gớt nước mắt* còn tiện tay làm phúc gửi cho tôi 100 tệ, uigioi đúng là một người đàn ông tốt.
Tự nhiên tôi thấy phục cái đầu của mình quá haha.

2. Bài kiểm tra Toán của tôi chỉ được có 18 điểm, thấp nhất lớp.
Giáo viên yêu cầu mang bài về cho bố mẹ kiểm tra, tôi đã nhanh trí nghĩ ra một cách để không bị ăn đòn hay nghe chửi.
Đầu tiên tôi sửa điểm thành 78, sau đó lại sửa thành 98.
Mang bài cho mẹ xem, mẹ tôi chỉ liếc mắt một cái đã nói: “Lại làm cái trò mèo gì đây, đừng tưởng mẹ không nhìn ra là bài này của mày chỉ được có 78 điểm thôi nhé, lần sau học hành cho tử tế vào.”
Tôi cười giả lả hai tiếng rồi chạy tót vào phòng.
Hú hồn, lần này coi như thoát được một mạng.

3. Không phải tôi mà là chuyện tôi được nghe kể.
Chả là có hai sinh viên A và B. B nhờ A đi thi hộ cho mình, môn này là môn tự chọn của B nên B rất hay trốn học, nhưng trùng hợp thế nào nó lại là môn chuyên ngành của A, A đi thi nhắm mắt cũng qua. Trường này coi thi lỏng lẻo, giám thị không kiểm tra thẻ sinh viên của thí sinh nên đây có vẻ là một vụ đi thi hộ khá dễ thành công. Nhưng không may là hôm A đi thi, số lượng giám thị lại nhiều hơn bình thường, đi lại cũng nhiều hơn bình thường, thậm chí còn bố trí sơ đồ sắp xếp chỗ ngồi.
Lúc đấy A đã hơi rén rén rồi nhưng đâm lao thì phải theo leo, A vẫn ngồi vào chỗ B nhận giấy làm bài thi và đề, bắt đầu làm bài.
Trọng điểm là A không ghi tên mình.
Trong lúc làm bài thi, A cảm nhận được có một giáo viên cứ luôn nhìn chòng chọc vào người mình như hổ đói rình mồi.
A làm bài rất ngon nghẻ, nhưng đến lúc sắp phải nộp bài, A phát hiện ra giáo viên kia đã đứng bên cạnh mình, nhìn chằm chằm vào phần đề tên đang để trống trên bài thi.
A không phải người đi thi hộ chuyên nghiệp, bị nhìn như vậy cũng thấy sợ hãi như người bình thường. Nhưng đến giây phút cuối cùng, A đã quyết định ghi thẳng tên của mình vào bài làm.
Vị giáo viên kia lập tức giật lấy tờ bài làm của A, đối chiếu tên trên danh sách thí sinh rồi cao giọng nói: “Em không phải sinh viên khoa này, không có tên trong danh sách thi mà lại ngồi vào chỗ của bạn B, em đến đây thi hộ đúng không?”
Đối diện với sự chất vấn của giáo viên nọ, A chỉ bình tĩnh đáp: “Dạ thưa cô, đúng là em không có tên trong danh sách học môn này, nhưng em rất thích môn học này, đã đến giảng đường dự thính nguyên một học kỳ. Sau đó em nghĩ nếu đã đi học đầy đủ nghe thầy giảng như vậy, chi bằng đi thi kỳ thi cuối kỳ để biết mình đã lĩnh hội được bao nhiêu. Đợi sau khi các thầy cô chấm xong, em sẽ tự đi hỏi điểm của mình ạ.”
Ba! Ba! Ba!
Nghe thấy gì không? Đó là tiếng vả bôm bốp lên mặt của vị giáo viên đó đấy.
Sau cùng, giáo viên kia chỉ đành bất lực bỏ qua.
Sự nhanh trí và thông minh của A đã cứu cả A và B một mạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *