THỜI TRANG LÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH TRỊ?

Hihi, có vẻ một số các bạn sẽ thắc mắc tại sao mình lại up hình của tổ chức KKK – tổ chức phân biệt chủng tộc kinh khủng bậc nhất của “giấc mơ Mỹ”. Thì nó sẽ là tiền đề của cái bài viết mình đang chuẩn bị đề cập tới đây.
“Bài viết mang nhiều ý kiến chủ quan cá nhân”
Có vẻ chúng ta đã nói nhiều về vẻ đẹp của thời trang, về kĩ thuật may mặc, về thông điệp phóng khoáng của họ. Nhưng cũng có những mặt tối của nó. Bao gồm – bóc lột sức lao động, xả thải ô nhiễm môi trường (Vải nhuộm, vải dư, chất thải độc hại) – và bài viết này – mình xin nói “Thời trang cũng là 1 công cụ của chính trị”.
Ngay gần đây, chúng ta có Versace đang bị tẩy chay bởi Trung Quốc bởi hàm ý công nhận HongKong và Macao là hai lãnh thổ đặc quyền – không phải của Thiên Triều. Và ngay sau đó, dân con Thiên Triều đã ra sức tẩy chay Versace – thế chúng ta có nghĩ là, Versace có ngu không để mất một thị trường tỉ dân. Nah – nếu nghiêm trọng hoá vấn đề lên – phải có 1 thế lực chống lưng nào đó. Mà xét cho cùng thì Trung Quốc đang là nền kinh tế số 1 – Mỹ và Châu Âu cũng rất dè chừng. Thế là gì nhỉ?
Trước Versace, chúng ta có D&G với những lời tuyên bố được che phủ là “Hacked account” sặc mùi “Phân biệt chủng tộc” dẫn đến giọt nước làm tràn ly. Dolce không phải là 1 ví dụ điển hình của việc này – Gucci cũng dính tới việc sản xuất ra những sản phẩm racist (chiếc mặt nạ điển hình). H&M còn phải xin lỗi lên xin lỗi xuống vì chiếc tee với graphic “Monkey in the Jungle” với một cậu bé da đen và phải đóng cửa mấy stores vì bị đám đông phản ứng quá mạnh mẽ.
Nhưng – mình nghĩ không phải là 1 sai lầm, mà chỉ là họ đang thực hiện theo 1 “kịch bản” nào đó – dưới 1 thế lực chính trị vô hình. “Bàn tay vô hình” của chính phủ luôn là 1 thứ mạnh mẽ có thể bóp nát được thời trang mà chúng ta không hề hay biết.
Và cũng chính từ đó – thời trang, lại là 1 công cụ khác, để những con người thuộc thế hệ đa đảng, hay của cộng đồng – trong công cuộc nói ra lời nói “chính trị “ của họ.
THỜI TRANG – SỰ PHẢN ÁNH CỦA XÃ HỘI.
THỜI TRANG, đó là gì? Đó là sự cảm nhận của con người – Mà con người, lại là 1 loại linh trưởng cấp cao sống bầy đàn và thành xã hội. Cái tính trực cảm cá nhân này – nó lại bị tác động khá nhiều bởi xã hội, mà nắm quyền cao nhất, chính là chính trị chủ thể. Vì vậy, không ngoa để nói rằng – xã hội loài người ngang hàng với xã hội ăn mặc, xã hội thời trang. Người ta mặc gì, mặc như thế nào – đó chính là mức đo chính xác nhất của sự tự do xã hội và ảnh hưởng của thể chế chính trị.
Đơn cử:
Việt Nam là 1 nước tự do về thời trang, có thể mặc gì tuỳ thích, nếu bạn chịu được sức ép dư luận. Nhiều khi dư luận còn quảng bá cho bạn vcl ra. Tiêu biểu: VietnamInternationalFashionWeek.
Bắc Triều Tiên – là 1 nước XCNH truyền thống – bạn có thể thấy rằng trang phục hay thời trang của họ, rất đơn giản và bị tối hạn đến mức “nghèo nàn”. Đó là sự “tự do trong khuôn khổ” của chính trị.
Hay các nước hồi giáo, phụ nữ không được hở hang nhiều. Thời trang kín mít, che chắn cẩn thận – đó là Tôn Giáo, mà tôn giáo theo 1 cách hiểu nào đó, là 1 phần công cụ để chính trị quản lý “Đức tin” của người dân.
Tuy nhiên, trong những xã hội “Thoáng hơn” – thì “lách” những kẽ hở của nền Tư Pháp – có thể dùng trang phục/ thời trang hay cách ăn mặc – để thể hiện sự phản đối bộ máy chính quyền.
Như cách những người da đen – mặc full cây black (Black bloc) để chống đối chế độ phân biệt chủng tộc của những kẻ da trắng. Màu đen cũng là 1 màu khá cứng rắn, thể hiện sự bí hiểm, sẵn sàng sử dụng đến bạo lực vũ trang nếu cần thiết.
Các bạn có thể tìm hiểu về Black Panther (Những năm 60,70) để biết thêm về sự kiện này.
Tương tự, chúng ta có KKK – những kẻ bài trừ người da màu và phân biệt chủng tộc, với hình ảnh iconic nhất là những bộ trang phục mũ chóp bu trắng toát – Theo tài liệu là thể hiện sự tinh khiết và thượng đẳng của người da trắng.
Và một người chẳng làm nên non, ba người chụm lại là chết mẹ social network. Việc một người mặc, hai người mặc và cả tập thể mặc – sẽ tạo ra 1 tiếng nói chung và thu hút chú ý dư luận xã hội về vấn đề mà họ muốn bày tỏ. Như cái cách mà bài Hippies mình đã viết phía trên, khi người ta mặc đồ TIEDYE để thể hiện sự tự do về màu sắc cũng như yêu chuộng hoà bình. Nhưng mình suy nghĩ rằng, khởi xướng luôn có 1 người, và tiền chi phí để khởi xướng nó – phải rất nhiều, lại thuyết âm mưu, là có 1 thế lực đứng sau nào tài trợ chăng? —> Công cụ chính trị part II.
Những niềm cảm hứng đó, không chỉ dừng lại ở các cuộc protest/ gây dư luận mà còn tác động tới các hãng thời trang lớn. Bởi vì sao, bởi vì họ cũng là 1 phần của nền kinh tế, nhân tố của họ là từng vị khách trên thị trường. Muốn tăng doanh thu, dại gì mà không theo thị trường – mà thị trường, lại được bảo hộ bởi những cái đầu cao cao [Đó là chính trị].
Và thế là chúng ta có, ngoài những scandal to đùng trên, là những runway, collection của DIOR, Tommy Hilfiger, Phillip Lim..Black Panther, cuộc kháng chiến chống phân biệt chủng tộc, đã được DIOR khai thác tạo nên 1 collection AW17 giống hệt thời đó – với all black – những thiết kế tiết chế và thêm thắt – các khẩu hiệu đi kèm – về 1 sự remind lại về Racism, sự phân biệt chủng tộc đã lan rộng trong thời trang.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là 1 cái gì đó quá tiêu cực. Khi thời trang vẫn luôn là 1 công cụ để con người thể hiện tiếng nói riêng của mình, vấn đề mấu chốt ở đây chính là : Cách bạn nhìn hiểu và xem rằng nó có hợp với tiếng nói chính trị của mình hay không thôi.

Nguồn : Trí Minh Lê

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *