Deioces – Người Đặt Nền Móng Cho Đế Chế Ba Tư

Suốt nhiều thế kỷ, người Assyria dùng bàn tay sắt thống trị Iraq và Iran ngày nay. Tuy nhiên, vào thế kỷ VIII trước công nguyên, dân chúng vùng Medea (bây giờ là miền Tây Bắc Iran) khởi nghĩa và giành độc lập. Khi thành lập chính quyền, người Medea muốn tránh mọi hình thức độc tài, không đặt quyền lực tối thượng trong tay một người, cũng không thiết lập chế độ quân chủ. Tuy nhiên, không có người lãnh đạo thì đất nước lại sớm rơi vào tình trạng hỗn loạn, manh mún thành nhiều lãnh địa nhỏ, với việc làng này đánh làng kia.
Trong một làng như thế có người tên Deioces, dần dần nổi tiếng về tài giảng hòa một cách công bằng, không thiên vị bên nào.
Và ông thành công đến mức người dân luôn mời ông phân sxử mọi xung đột, từ đó quyền lực ông tăng nhanh. Những thẩm phán khác trên đất nước Medea đều tham nhũng và thối nát vì vậy người dân không thèm giao phó vụ việc cho tòa, mà thích giải quyết bằng bạo lực. Nghe tiếng Deiocces rất thanh liêm, hiền triết, cùng với tâm bất thiên vị không thể lay chuyển, các thôn làng xa gần đều nhờ ông phán xử đủ loại tố tụng. Không lâu sau, Deioces trở thành người duy nhất cầm cán cân công lý của đất nước.
Đang ở đỉnh cao quyền lực, đột nhiên Deioces cảm thấy chán ngấy. Ông không muốn tiếp tục ngồi ở ghế phán xét, không muốn nghe lời lẽ kiện cáo, không muốn giàn xếp những tranh cãi giữa anh em và làng mạc với nhau nữa. Lấy cớ là mình mất quá nhiều thời giờ cho người khác đến nỗi bỏ bê việc gia đình, Deioces đột ngột rút lui. Một lần nữa đất nước lại rơi vào hỗn loạn, tội ác gia tăng, pháp luật bị phá vỡ. Trưởng lão của tất cả các làng mạc họp lại tuyên bố: “Chúng ta không thể tiếp tục sống trong tình trạng như thế này nữa. Chúng ta hãy bầu ra một người trị vì để có thể sống dưới một chính quyền có quy củ, thay vì cửa nát nhà tan trong cơn hỗn loạn như thế này”.
Và như vậy, mặc dù từng hết sức khổ ải khi sống dưới gông cùm của chế độ độc tài Assyria, người Medea vẫn phải thiết lập cơ chế quân chủ. Và người mà ai cũng muốn đề cử, tất nhiên là Deioces. Thật khó thuyết phục ông ta ưng thuận, bởi vì ông ta đã quá chán chường cá vụ đối đầu lời qua tiếng lại, nhưng người Medea cứ nài nỉ mãi. Cuối cùng Deioces cũng phải gật đầu.
Nhưng với một loạt những điều kiện. Thứ nhất, toàn dân phải xây dựng thủ đô, nơi xuất phát mọi mệnh lệnh. Kế tiếp, dân Medea phải xây một cung điện thật to, với đông đảo lính ngự lâm. Nằm giữa thủ đô, cung điện này có nhiều lớp tường cao cổng kín vây quanh, người thường không thể nào hó hé. Khi công trình hoàn tất, Deioces vào cung và đưa ra luật lệ nghiêm ngặt: Không quần thần nào được diện kiến, mọi liên lạc đều phải thông qua vài liên lạc viên. Quan nào có việc cẩn mật cần trình báo thì phải xin phép trước, và mỗi tuần chỉ được gặp vua một lần duy nhất.
Như thế Deioces cầm quyền suốt 53 năm, mở rộng bờ cõi Medea, thiết lập nền móng cho đế chế Ba Tư tương lai, dưới sự trị vì của hậu duệ Cyrus nổi tiếng. Suiốt thời gian Desioces tại vị, sự kính trọng của thần dân dành cho ông từ từ biến thành một hình thức tôn thờ: Theo họ, ông không phải là phàm nhân, mà là thánh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *