LỰC LƯỢNG NỔI DẬY KURUC

I. Sơ lược
Kuruc là tên gọi dành cho các nhóm nổi dậy vũ trang chống nhà Habsburg ở trên lãnh thổ Hungary thuộc Habsburg trong khoảng thời gian từ giữa năm 1671 tới năm 1711 với nhiều nhóm kuruc từng nổi dậy chống lại nhà Habsburg song lực lượng kuruc nổi danh là lực lượng kuruc do quý tộc Hungary Francis Rakoczi Đệ Nhị (27 tháng 3 năm 1676 – 8 tháng 4 năm 1735) dẫn dắt ở cuộc chiến giành độc lập của Rakoczi chống lại nhà Habsburg diễn ra từ ngày 15 tháng 6 năm 1703 tới ngày 1 tháng 5 năm 1711
Cái tên kuruc không phải là cái tên mới xuất hiện ở Hungary thời kỳ sau khi mà cái tên kuruc này đã được xuất hiện lần đầu tiên khi được dùng để gọi lực lượng do 1 người Szekely là Gyorgy Dozsa (1470-1514) dẫn dắt đã tiến hành cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại các quý tộc sở hữu đất đai ở Hungary vào năm 1514 với kết quả sau cùng là lực lượng nghĩa quân của Gyorgy Dozsa đã bị đàn áp giữa lúc bản thân Gyorgy Dozsa thì bị chính quyền bắt rồi tra tấn trước khi bị đem hành quyết chung với các chiến hữu vào ngày 20 tháng 7 năm 1514 để rồi tới năm 1671 thì cái tên kuruc đã được thống đốc tỉnh Eger của Thổ tại Hungary dùng để gọi các nhóm tỵ nạn do các quý tộc dẫn dắt trốn qua từ lãnh thổ Hungary thuộc nhà Habsburg song khác với hồi năm 1514 khi mà cũng từ lần dùng để gọi các nhóm đào dân của nhà Habsburg thì cái tên kuruc đã không chỉ trở nên phổ biến mà còn được dùng 1 cách rộng rãi trong các văn bản Hungary, Thổ với Slovakia trong quãng thời gian từ năm 1671 tới năm 1711 để gọi các nhóm nổi loạn có vũ trang chống lại nhà Habsburg xuất hiện trong thời gian này
Việc cái tên kuruc trở nên phổ biến từ năm 1671 có liên quan đến việc 1 số quý tộc Hungary lẫn Croatia trước sự vô năng khiếp nhược của hoàng đế nhà Habsburg trước kẻ thù người Thổ Đế quốc Ottoman đã lập kế hoạch chống lại nhà Habsburg , tạo tiền đề cho sự xuất hiện của nghĩa quân kuruc
Nhà Habsburg với Đế quốc Ottoman trong suốt phần lớn thời gian tôn tại của 2 bên là những kẻ thù không đội trời chung và sự đối đầu giữa 2 thế lực không chỉ theo 2 hệ tôn giáo khác nhau mà còn tranh bá quyền với nhau tại mạn Đông với 1 phần Trung âu đã dẫn đến 2 phe không chỉ thường xuyên giao lưu bằng sắt và máu mà còn thông qua các hành động bang trợ các phần tử phản loạn, các chư hầu nổi dậy của bên kia với 1 trong các chư hầu đó là Thân vương quốc Transylvania vốn trước đó từng không có lệnh của Thổ đình nhưng vẫn tiến đánh Ba Lan – Litva với kết quả không chỉ quân thua mà ngai vàng quốc chủ Transylvania cũng bị Thổ đình đe dọa buộc phải cầu cứu nhà Habsburg chống lưng dẫn đến 2 bên sẽ phát sinh cuộc chiến Áo – Thổ diễn ra từ năm 1663 tới năm 1664 với kết quả là dù trong cuộc chiến này thì nhà Habsburg đã giành thắng lợi lớn trước người Thổ ở trận chiến Saint Gotthard diễn ra tại Szengotthard a.k.a Saint Gotthard ở hạt Vas thuộc miền tây Hungary vào ngày 1 tháng 8 năm 1664 nhưng hoàng đế Leopold Đệ Nhất (9 tháng 6 năm 1640 – 5 tháng 5 năm 1705) do bởi bận tâm việc tranh giành quyền lợi với Pháp nên đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng việc ký hòa ước Vasvar ngày 10 cùng tháng với các điều khoản gồm cả việc nhà Habsburg thừa nhận người Thổ sở hữu không chỉ kiểm soát thân vương quốc Transylvania mà cả các vùng Nagyvarad cùng Ersekujvar cùng nhiều pháo đài biên giới mà nhà Habsburg đã đoạt được cùng việc hàng năm nộp khoản tiền 20,000 đồng florin cho người Thổ để đổi lấy việc Thổ đình hàng năm cũng gửi khoản tuế tệ mà nói hoa mỹ là quà tặng cho nhà Habsburg cũng như cho nhà Habsburg xây pháo đài dọc sông Waag lẫn đình chiến 20 năm
Việc nhà Habsburg đang đà thắng thế tự nhiên lại đi chủ động ký hòa ước, vứt hết công lao tướng sỹ đạt được bao gồm cả vùng đất chiếm được trong cuộc chiến năm 1663-1664 đã dập tắt hi vọng của các quý tộc người Hungary với Croatia về việc họ đã hi vọng nhà Habsburg sau đại thắng Saint Gotthard sẽ tiến lên đánh đuổi người Thổ ra khỏi các vùng đất đang bị Thổ đình chiếm đóng của vương quốc Hungary cũ cũng như khiến cho các quý tộc người Hungary với Croatia cảm thấy bất mãn dẫn đến 1 số quý tộc dưới sự dẫn dắt của 2 quý tộc chủ chốt là bá tước Ferenc Wesselenyi de Haddad et Murany (1605-1667) người Hungary và bá tước Nikola Zrinski Đệ Thất (5 tháng 1 năm 1620 – 18 tháng 11 năm 1664) người Croatia đã tiến hành tính đến chuyện lật đổ nhà Hbsburg theo nhiều cách khác nhau từ liên kết các quốc gia xung quanh làm ngoại viện , bắt cóc hoàng đế nhà Habsburg cho tới việc kích động các tín đồ Kháng Cách ở Hungary tiến hành nổi dậy chống lị nhà Habsburg theo Công giáo được sử gọi là Âm mưu của các quý nhân a.k.a Âm mưu Wesselenyi – Frankopan với kết quả sau cùng là vào tháng 3 năm 1671, khi các quý tộc bất mãn nhà Habsburg tiến hành kích động các tín đồ Kháng Cách ở Hungary nổi dậy thì họ đã bị nhà Habsburg phát lộ âm mưu khiến cho các quý tộc cầm đầu lên đoạn đầu đài trong khi tín đồ Kháng Cách thì bị bức hại cưỡng ép phải cải sang Công giáo
Dù vậy thì bên cạnh các quý tộc chỉ tiến hành chống đối nhà Habsburg bằng cách hoạt động phá hoại bí mật thì vẫn có 1 vài quý tộc dự mưu dưới sự dẫn dắt của Francis Rakoczi Đệ Nhất (24 tháng 2 năm 1645 – 8 tháng 7 năm 1676) đã tiến hành phát động nổi dậy vũ trang chống lại nhà Habsburg song nhóm quý tộc nổi dậy vũ trang này đã sớm phải buông vũ khí sau khi hay tin các quý tộc thuộc nhóm phá hoại sau lưng đã bị triều đình nhà Habsburg tóm sạch nên sau cùng cũng đành hạ vũ khí để đổi lấy sự khoan hồng và cuộc nổi dậy này có thể được coi là tiền đề cho các cuộc nổi dậy kuruc về sau hay thậm chí có thể là ngòi nổ kích hoạt các cuộc nổi dậy kuruc ngay sau đó
Cùng với việc các quý tộc Hungary lẫn Croatia chống đối thất bại thì do bởi các quý tộc Hungary với Croatia chủ yếu ngả về tín đồ Kháng Cách tại Hungary nên sau khi dập tắt được thế lực các quý tộc chống đối thì nhà Habsburg đã không chỉ bách hại dân Kháng Cách mà còn mạnh tay tiến hành các hoạt động đàn áp người dân Hungary nhằm để răn đe những người còn lại với các hoạt động được tiến hành trong khuôn khổ đàn áp người Hungary với người Croatia là bắt bớ, tịch thu tran viên của quý tộc trong khi với binh lính người Hungary xuất thân tầng lớp dưới thì bị thải hồi khỏi quân ngũ hàng loạt dẫn đến các quý tộc, binh lính cùng những người dân Hungary bị do bị nhà Habsburg đàn áp quá mức chịu không nổi đã phải trốn sang thân vương quốc Transylvania ở phía đông tuy là chư hầu của Thổ nhưng cũng là địch thủ của nhà Habsburg để rồi sau khi bị quốc chủ Transylvania do không nhận được sự đồng thuận trước từ Thổ đình nên không dám tiếp nhận làm cho 1 số phần tử chống đối nhà Habsburg phải trốn tới Ba lan nhưng vẫn còn 1 số vẫn còn bám trụ lại ở bên kia sông Tisza trước khi quay sang tiến hành cuộc nổi dậy đầu tiên chống lại nhà Habsburg của các kuruc
Năm 1672, cuộc nổi dậy đầu tiên của lực lượng nghĩa quân kuruc đã diễn ra khi mà lực lượng nghĩa quân kuruc gồm nhân sự là những người tị nạn bujdosok cuộc thanh trừng áp bức về tôn giáo – chính trị của nhà Habsburg đã tập trung ở vùng Partium ở phía đông – đông bắc Hungary cùng 1 phần Slovakia trước khi vào tháng 8 cùng năm 1672 thì quân kuruc đã tràn vào vùng Thượng Hungary rồi bằng chiến thuật kỵ binh nhẹ của mình thì quân kuruc đã lần lượt đoạt lấy các pháo đài tại Diosgyor, Onod, Szendro, Tokaj cũng như đánh bại quân nhà Habsburg gần Kassa trước khi buộc các thành trấn khác ở Thượng Hungary đầu hàng
Dù vậy thì chính quyền Habsburg sau thất bại ban đầu đã tiến hành phản công bằng việc điều quân từ vùng Hạ Hungary tới để rồi vào ngày 26 tháng 10 năm 1672, quân Habsburg đã đánh bại lực lượng kuruc ở Durkov thuộc vùng Kosice của Slovakia ngày nay buộc lực lượng nổi dậy kuruc phải rút về phía bên kia sông Tisza
Tuy là nhà Habsburg đã bước đầu đánh bại quân kuruc buộc họ phải rút về phía bên kia sông tisza nhưng do bởi sau đó nhà Habsburg lại quay ra thi hành 1 cách có hệ thống các chính sách bách hại tôn giáo lẫn chính trị ở Hungary đã khiến cho nghĩa quân kuruc tuy phải rút về bên kia sông Tisza sau khi bị đánh bại nhưng họ mau chóng hồi phục lại sức mạnh để đến năm 1675 thì nghĩa quân kuruc đã tiến chiếm Debrecen ở vùng Đồng bằng Bắc Hungary và không chỉ có như vậy khi mà nghĩa quân kuruc sau đó bắt đầu tự tổ chức mình thành 1 cộng đồng độc lập universitas, không chỉ không chiu sự quản lý của nhà Habsburg mà còn tự ban sắc lệnh , tự chế ấn riêng cũng như là tự tổ chức nghị viện của riêng mình và thậm chí họ còn cử cả sứ giả đi đàm phán, thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ngoài gồm Ba Lan vào năm 1674 và Pháp năm 1675
Không dừng lại ở đó khi mà vào tháng 5 năm 1677 thì nghĩa quân kuruc thậm chí đã ký hiệp ước liên thủ với cả Pháp, Ba Lan cùng Thân vương quốc Transylvania mà theo đó thì trong khi theo hiệp ước thì người Pháp không chỉ phải hỗ trợ quân sự mà còn cả việc phải đảm bảo việc hỗ trợ 100,000 đồng taller cho nghĩa quân kuruc giữa lúc thân vương quốc Transylvania thì phải hỗ trợ cả về tài chính cùng quân sự và để đổi lại thì các chiến binh kuruc sẽ phải tấn công nhà Habsburg với đội quân ít nhất là 15,000 quân
Sau khi ký hiệp ước thì vào mùa thu cùng năm 1677, 2000 quân Pháp cùng Ba Lan – Litva đã tới vùng Thượng Hungary trợ chiến với quân kuruc để rồi việc quân nổi dậy kuruc liên thủ với các nước gồm Pháp , Ba lan – Litva, Thân Vương quốc Transylvania đã không chỉ biến Hungary thuộc nhà Habsburg trở thành 1 mặt trận trong cuộc Pháp – Hà Lan (6 tháng 4 năm 1672 – 17 tháng 9 năm 1678) với sự tham gia của nhà Habsburg bên phía Hà Lan từ năm 1673 mà còn khiến cho nhà luật gia người Áo kiêm quan chưởng ấn hofkanzler tối cao của hoàng đế Leopold Đệ Nhất nhà Habsburg là Johann Paul Freiherr von Hocher (12 tháng 8 năm 1616 – 28 tháng 2 năm 1683) tại hội đồng Cơ Mật đã phải tuyên bố rằng tất cả những người Hungary đều là phản tặc
Cùng với việc liên thủ với Pháp cùng Ba Lan – Litva, Transylvania thì sang năm 1678, nghĩa quân kuruc đã chấp nhận tôn quan chưởng ấn Mihaly Teleki của Transylvania làm thủ lĩnh nghĩa quân kurc giữa lúc thượng cấp của Mihaly Teleki là vương công Michael Apafi Đệ Nhất (3 tháng 11 năm 1632 – 15 tháng 4 năm 1690) thì không chỉ xin tôn chủ của mình là Thổ đình giúp đỡ mà sau đó còn tuyên chiến với nhà Habsburg trong lúc Thổ đình thì do bị ảnh hưởng bởi nhiệt huyết chống nhà Habsburg của chư hầu Michael Apafi Đệ Nhất cũng như các chiến binh kuruc đã bật đèn xanh cho Transylvania tham chiến với yêu cầu duy nhất là sau khi giành chiến thắng thì tất cả đất đai của Hungary thuộc nhà Habsburg đều sẽ được nhập vào bản đồ đế quốc Ottoman
Tuy vậy khi lực lượng kuruc của Mihaly Teleki cùng với quân Pháp lẫn Ba Lan – Litva tiến vào Thượng Hungary đã vội lập tức rút quân khi chỉ vừa kịp nhìn thấy đội quân đầu tiên do nhà Habsburg phái tới và việc này đã dẫn đến Mihaly Teleki nhanh chóng bị mất vị trí thủ lĩnh nghĩa quân kuruc khi mà vào tháng 1 năm 1680, các chiến binh kuruc đã không chỉ quay qua ủng hộ 1 người khác có lập trường chủ chiến hơn là Emeric Thokoly de Kesmark a.k.a Emeric Thokoly, Imre Thokoly (25 tháng 9 năm 1657 – 13 tháng 9 năm 1705) vốn là 1 thủ lĩnh của 1 cuộc khởi nghĩa khác chống lại nhà Habsburg trước khi gia nhập lực lượng nghĩa quân kuruc vào ngày 27 tháng 11 năm 1677 để rồi bước sang tháng 8 năm 1678 thì lực lượng nghĩa quân của Emeric Thokoly đã chiếm hầu hết vùng Hạ Hungary cùng Thượng Hungary của lã nh thổ Hungary thuộc Habsburg mà còn gia nhập vào lực lượng nghĩa quân của Emeric Thokoly
Cùng với việc nhận thêm được sinh lực nghĩa quân kuruc chống đối nhà Habsburg cũng như việc được người Thổ trợ giúp thì sang năm 1682, Emeric Thokoly đã lập nên Thân vương quốc Thượng Hungary trên 13 hạt đông bắc lãnh thổ Hungary, tạo căn cứ cho lực lượng nghĩa quân kuruc
Dù vậy thì vào năm 1685, người Thổ đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước Thân vương quốc Thượng Hungary sau khi người Thổ bắt giam Emeric Thokoly do bởi Emeric Thokoly sau nhiều lần thất bại trước nhà Habsburg đã tiến hành đi đêm riêng lẻ với hoàng đế Leopold Đệ Nhất của nhà Habsburg
Việc Emeric Thokoly bị người Thổ bắt giam tuy có khiến nhiều người đi theo bao gồm cả các chiến binh kuruc tiến hành giảng hòa với nhà Habsburg song không vì vậy mà phong trào kuruc bị tàn lụi ngay cả khi nhà Habsburg cùng giành chiến thắng ở cuộc chiến Đại chiến Thổ (14 tháng 7 năm 1683 – 26 tháng 1 năm 1699) đã buộc người thổ phải ký hiệp ước Karlowitz tại Sremski Karloci thuộc vùng Syrmia, tỉnh Vojvodina của Serbia vào ngày 26 tháng 1 năm 1699 buộc Emeric Thokoly phải sống lưu vong tại Thổ khi mà chí hướng chiến đấu chống nhà Habsburg để giành độc lập cho người Hungary sau đó đã được Emeric Thokoly truyền lại cho con trai kế Francis Rakoczi Đệ Nhị sau khi bà già của Francis Rakoczi Đệ Nhị kiêm góa phụ của ông già Francis Rakoczi Đệ Nhất của Francis Rakoczi Đệ Nhị tái giá với Emeric Thokoly
Tuy là Francis Rakoczi Đệ Nhị được hun đúc tinh thần chống nhà Habsburg từ chính cha dượng Emeric Thokoly của mình song ban đầu thì khi tàn dư lực lượng của Emeric Thokoly tiến hành cuộc nổi dậy mới tại vùng Tokaj chuyên sản xuất rượu vang để chống nhà Habsburg thì quân kuruc đã liên lạc yêu cầu Francis Rakoczi Đệ Nhị thay cha dượng của mình dẫn dắt nghĩa quân song không những bị Francis Rakoczi Đệ Nhị từ chối khi Francis Rakoczi Đệ Nhị không muốn làm thủ lĩnh 1 cuộc nổi dậy nhỏ của nông dân mà Francis Rakoczi Đệ Nhị còn tới thẳng kinh đô Vienna của nhà Habsburg để bày tỏ lòng trung thành của mình với nhà Habsburg để rồi sau đó thì người Pháp nhân dịp nhánh Habsburg tại Tây Ban Nha sắp tuyệt tự nên muốn nhân cơ hội đó lật đổ luôn vị thế kèo trên của nhà Habsburg đang kìm kẹp Pháp từ 2 phía Tây Ban Nha ở bán đảo Iberia phía tây cùng Áo với Thánh chế La Mã ở phía đông đã tiến hành tìm kiếm đồng minh giúp họ chống nhà Habsburg với người mà Pháp quốc bấy giờ bắt liên lạc chính là Francis Rakoczi Đệ Nhị và điều này đã khiến Francis Rakoczi Đệ Nhị bị nhà Habsburg bắt giam vào ngày 18 tháng 4 năm 1700 sau khi 1 gián điệp nhà Habsburg tìm được thư từ qua lại giữa Francis Rakoczi Đệ Nhị với Pháp quốc
Dù vậy thì Francis Rakoczi Đệ Nhị sau đó với sự trợ giúp đã vượt ngục chạy tới Ba Lan – Litva và tiếp tục thông tin qua lại với người Pháp để chuẩn bị tiến hành các hoạt động nổi dậy chống nhà Habsburg vốn sau đó đã diễn ra nhân khi cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha (tháng 7 năm 1701 – 11 tháng 9 năm 1714) giữa liên minh nhà Habsburg, Anh, Scotland, Cộng hòa Hà Lan, Phổ, Bồ Đào Nha, Savoy cùng Tây Ban Nha theo nhà Habsburg với Pháp, Tây Ban Nha theo họ Bourbon của Pháp, Bavaria, Cologne, Liege …bùng nổ vào năm 1701
Sau khi lực lượng nghĩa quân kuruc nhân lúc nhà Habsburg rút quân ở Hungary thuộc nhà Habsburg đi đánh nhau với Pháp để tiến hành nổi dậy chống nhà Habsburg tại Munkacs thì lực lượng nghĩa quân kuruc đã lần nữa thỉnh cầu Francis Rakoczi Đệ Nhị trở thành thủ lĩnh dẫn dắt họ và lần này thì không chỉ Francis Rakoczi Đệ Nhị nhận lời mà sang ngày 15 tháng 6 năm 1703 thì 3000 người có vũ trang do Tamas Esze dẫn dắt gia nhập để rồi sau đó thì Francis Rakoczi Đệ Nhị nhận thêm 600 lính đánh thuê người Ba Lan cùng tiền từ Pháp làm bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập Rakoczi diễn ra từ ngày 15 tháng 6 năm 1703 tới ngày 1 tháng 5 năm 1711
Sau khi khởi nghĩa thì tuy Francis Rakoczi Đệ Nhị đã không nhận được sự hiệp trợ từ hầu hết các quý tộc hungary khi mà các quý tộc này coi nghĩa quân của Francis Rakoczi Đệ Nhị chỉ là 1 đám nhà quê song Francis Rakoczi Đệ Nhị đã thuyết phục đươc 1 lực lượng khác từng là góp mặt chiến đấu trong quân đội của nhiều thế lực Hungary trước mình bao gồm thân vương quốc Tranylvania, Thân Vương quốc Thượng Hungary, vương quốc Đông Hungary … là lực lượng lính đánh thuê phi chính quy hajduk và việc có thêm quân đánh thuê hajduk gia nhập đã giúp Francis Rakoczi Đệ Nhị nhanh chóng kiểm soát được hầu hết địa bàn vương quốc Hungary cũ xa tới tận phía đông với phía bắc sông Danube vào cuối tháng 9 năm 1703 để rồi sau đó thì Francis Rakoczi Đệ Nhị đã tiến lên đoạt luôn vùng Transdanubia rộng 38,000 cây số vuông mà nay là địa phận các hạt Gyor-Moson-Sopron, Komarom-Esztergom, Fejer, Veszprem, Vas, Zala, Somogy, Tolna, Baranya cùng Pest của Hungary
Trái với Francis Rakoczi Đệ Nhị thì nhà Habsburg trong cuộc chiến cũng nhận được sự trợ giúp từ các thế lực cũng lợi hại không kém vốn 1 phần bao gồm những lực lượng mà Francis Rakoczi Đệ Nhị đã không thể quy tụ về quân của mình đó chính là các quý tộc Hungary trung thành với nhà Habsburg labanc vốn cái tên labanc với ý nghĩa là tóc dài sau đó cũng được cho lính Áo cũng như ngoài các quý tộc Hungary bảo hoàng thì nhà Habsburg còn tranh thủ thêm được sự ủng hộ của các lực lượng khác gồm thế lực người Serb vốn cũng giỏi mảng kỵ binh nhẹ không thua người Hungary nếu không định nói là ngang cơ khi mà tuy người Hungary đã đưa danh tiếng khinh kỵ hussar phổ biến ra khắp châu Âu nhưng chính người Serb mới được cho là đã khai sinh ra nền tảng kỵ binh nhẹ gusar ban đầu khinh kỵ hussar cũng như là thế lực người Croatia, người Saxon vùng Transylvania cũng như cả việc Đan Mạch nhảy vào góp quân tham chiến bên cạnh nhà Habsburg
Sau khi làm chủ hầu hết địa bàn vương quốc Hungary cũ thì vào ngày 15 tháng 11 năm 1703, lực lượng kuruc với sự hỗ trợ từ Pháp cùng quân đánh thuê người Ba Lan, Moldavia lẫn Ruthenia mà nay là miền tây Ukraine đã đánh bại 2 trung đoàn lính Áo của nhà Habsburg cùng vài trung đội lính người Serb từ tỉnh Vojvodina của Serbia, quân Hungary theo nhà Habsburg lẫn long kỵ Đan Mạch ở trận chiến diễn ra tại Zvolen thuộc vùng Banska Bystrica của Slovakia ngày nay trước khi tiến lên chiếm lấy pháo đài Zvolen vào ngày 7 tháng 12 cùng năm 1703
Đà tiến của Francis Rakoczi Đệ Nhị giữa lúc toàn bộ quân đội đang bị nướng vào chiến trường với Pháp đã buộc nhà Habsburg phải tiến hành đàm phán với Francis Rakoczi Đệ Nhị để rồi tuy vậy thì việc liên quân Đại Liên minh gồm nhà Habsburg, Anh, Scotland, Ireland, Phổ, Cộng hòa Hà Lan, các lãnh địa Hesse là Hesse-Cassel với Hesse-Homburg đã đánh bại liên quân Pháp – Bavaria 1 trận lớn ở Blenheim thuộc bang Bavaria của Đức vào ngày 13 tháng 8 năm 1704 đã không chỉ ngăn cản việc liên quân Pháp – Bavaria có thể hội quân với nghĩa quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị tại Hungary mà cả việc người Pháp có thể mạnh tay viện trợ cho đồng minh Francis Rakoczi Đệ Nhị của mình
Giữa lúc này thì ở chiến trường địa bàn vương quốc Hungary cũ thì quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị cũng đã nhiều lần giao chiến và giành chiến thắng trước nhà Habsburg cùng các đồng minh Đan Mạch, người Serb tại các trận ở Biskupice a.k.a Podunajske biskupice thuộc Brastilava của Slovakia vào ngày 21 tháng 4 năm 1704 và Smolenice ở vùng Trnava của Slovakia vào ngày 28 tháng 5 năm 1704
Tuy vậy thì việc liên quân Đại Liên Minh của nhà Habsburg đánh bại liên quân Pháp với Bavaria ở Blenheim vào ngày 13 tháng 8 năm 1704 cũng không ngăn được việc nghị viện quý tộc Hungary gồm 6 giám mục cùng 36 quý tộc lẫn 100 người đại diện cho các tiểu quý tộc từ 25 hạt Hungary thuộc Habsburg bấy giờ tiến hành họp mặt ở Szecseny thuộc hạt Nograd của Hungary vào tháng 9 năm 1705 để bầu Francis Rakoczi Đệ Nhị làm vương công vezerlo fejedelem của Liên hiệp các đẳng cấp của Vương quốc Hungary với sự hỗ trợ của 24 nghị viên để rồi sau khi được lập làm người lãnh đạo thì Francis Rakoczi Đệ Nhị đã tiến hành các hoạt động đối ngoại vốn bao gồm cả các cuộc hòa đàm với các nhà Habsburg vốn được bắt đầu tiến hành vào ngày 27 tháng 10 năm 1705 với sự động viên khuyến khích từ Anh và Hà Lan
Không chỉ được làm vương công tại Hungary mà vào năm 1704 thì Francis Rakoczi Đệ Nhị còn trở thành vương công Transylvania song điều này đã gây trở ngại cho Francis Rakoczi Đệ Nhị khi tiến hành hòa đàm với nhà Habsburg vốn cũng không muốn nhả Transylvania cho Francis Rakoczi Đệ Nhị để rồi sau đó thì Francis Rakoczi Đệ Nhị đã quyết định đi thêm bước nữa là thiết lập nền độc lập hẳn cho Hungary khỏi tình trạng bị phụ thuộc vào nhà Habsburg ngay cả khi nhà Habsburg phái vợ con với chị em của Francis Rakoczi Đệ Nhị đang ở trong lãnh thổ nhà Habsburg tới làm đại sứ hòa bình
Việc Francis Rakoczi Đệ Nhị quyết tâm ly khai hoàn toàn khỏi nhà Habsburg sau cùng cũng được tiến hành khi mà vào ngày 13 tháng 6 năm 1707 thì cuộc họp nghị viện quý tộc Hungary ở Borsod dưới sự yêu cầu của Francis Rakoczi Đệ Nhị đã tuyên bố phế bỏ nhà Habsburg để rồi trong cùng năm 1707 thì dưới sự hỗ trợ của nữ thủ lĩnh Cossack là Elzbieta Helena Sienawska (1699-1729)vốn là vợ của thủ lĩnh hetman Cossack của Ba Lan – Litva là Adam Mikolaj Sieniaski (1666-1726), Francis Rakoczi Đệ Nhị đã trở thành 1 trong các ứng viên cho ngai vàng của Ba Lan – Litva
Tuy vậy thì giữa lúc này thì tình hình cả về nội chính lẫn ngoại giao của Francis Rakoczi Đệ Nhị đều gặp khó khăn khi mà về mặt ngoại giao, vua Louis Đệ Thập Tứ a.k.a Louis Vĩ Đại, Vua Mặt Trời/Nhật vương Le Roi Soleii (5 tháng 9 năm 1638 – 1 tháng 9 năm 1715) của Pháp vào năm 1707 đã từ chối ký thêm hiệp ước với Francis Rakoczi Đệ Nhị dẫn đến Francis Rakoczi Đệ Nhị không còn đồng minh giữ lúc đồng tiền bằng đồng do Francis Rakoczi Đệ Nhị cho chế tạo để lưu hành nhằm tránh để xảy ra tình trạng lạm phát đồng tiền cũng không thu được hiệu quả
Tình hình khó khăn do thiếu vắng 1 đồng minh mạnh tại châu Âu cứ thế đeo bám Francis Rakoczi Đệ Nhị cho tới sang năm 1708 khi vào năm 1708 thì Francis Rakoczi Đệ Nhị trong cuộc tìm kiếm đồng minh hậu thuẫn mình chống lại nhà Habsburg đã quyết định hành binh tới vùng Silesia mà nay nằm trên lãnh thổ 3 nước Ba Lan, Đức cùng Cộng hòa Séc để dọn đường mời vua Frederick William Đệ Nhất a.k.a Vị vua Chiến binh (14 tháng 8 năm 1688 – 31 tháng 5 năm 1740) của Phổ nắm lấy ngai vàng Hungary và Francis Rakoczi Đệ Nhị cũng hi vọng thông qua đó sẽ củng cố được thế lực của tín đồ Kháng Cách tại Silesia để rồi sau đó thì Francis Rakoczi Đệ Nhị đã sớm gặp trở ngại với việc nhà Habsburg bấy giờ đang chiếm cứ Trencin thuộc Slovakia ngày nay vốn khi đó là 1 trọng trấn nằm trên đường để tới Silesia của Francis Rakoczi Đệ Nhị
Ban đầu thì Francis Rakoczi Đệ Nhị đã không định xua quân tấn công Trencin kiên cố nhằm để tránh cho quân mình bị suy giảm thực lực song do bị các chỉ huy kuruc dưới trướng gây sức ép đành ra quân tấn công trencin giữa lúc chỉ huy quân Habsburg ở Trencin là Sigbert Heister (1 tháng 1 năm 1646 – 22 tháng 2 năm 1718) cũng ra nghênh chiến để rồi vào sáng ngày 3 tháng 8 năm 1708, 3000 quân Habsburg tại Trencin do Sigbert Heister đã keoo1 ra nghênh chiến với 15,000 quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị
Lực lượng kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị tại trận Trencin được chia thành 3 cánh với cánh phải gồm kỵ binh nhẹ người Hungary cùng 1 phần bộ binh, cánh giữa gồm pháo binh được kỵ binh Đức cũng như kỵ binh trang bị súng cacbin người Ba Lan bảo vệ trong khi cánh phải thì gồm lính bộ binh
Tuy vậy thì quân kuruc lại không có cái thế địa lợi khi địa đia hình trận địa không chỉ gồ ghề với hầm hào được đào mà khi cánh trái quân kuruc tràn lên tấn công thì họ đã sớm vấp phải chướng ngại là những cái ao rộng cỡ kích thước 2 người được đào cạnh 1 đường đắp cao hẹp vốn khiến kỵ binh kuruc cánh trái phải hành quân nước kiệu qua đường đắp cao đó trước khi chỉ huy quân kuruc ở cánh trái thấy rằng việc đó trở nên bất khả thi nên đã cho quân lui về dẫn đến việc lui quân 1 cách vô tổ chức của kỵ binh kuruc ở cánh trái đã tạo cơ hội cho quân nhà Habsburg bố trí đối diện tuyến này thừa thế tấn công khiến quân kuruc tả dực phải tháo chạy
Trong lúc cánh trái gặp khó khăn về địa hình thì cánh trung quân với hữu quân của nghĩa quân kuruc cũng giao chiến với lính đánh thuê nhà Habsburg để rồi sau đó do quân kuruc ở cánh phải rút lui đã buộc Francis Rakoczi Đệ Nhị phải đích thân nhập trận để xốc lại tinh thần ba quân song trong lúc đang phi ngựa qua con hào để khích lệ sỹ tốt tràn lên thì Francis Rakoczi Đệ Nhị đã bị ngã ngựa và bất tỉnh dẫn đến lan truyền tin đồn rằng Francis Rakoczi Đệ Nhị đã tử trận vốn sau đó đã không chỉ khuiến toàn bộ trận tuyến quân kuruc bị tan rã mà nghĩa quân kuruc còn bị quân nhà Habsburg đánh bại với 3000 quân kuruc bị tử trận hoặc bị thương giữa lúc 500 nghĩa quân khác cùng 12 khẩu pháo đều bị bắt dù rằng Francis Rakoczi Đệ Nhị sau đó đã trốn thoát được khỏi trận địa
Trận thua ở Trencin ngày 3 tháng 8 năm 1708 đã khiến cho cuộc chiến sau đó trở nên ảm đạm với Francis Rakoczi Đệ Nhị khi mà quân nhà Habsburg nhân đà thắng thế tại Trencin đã không chỉ thừa thắng truy kích theo tàn quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị mà còn tái chiếm các thành đã bị Francis Rakoczi Đệ Nhị chiếm trước đó để rồi cho tới cuối năm 1708 thì lực lượng của Francis Rakoczi Đệ Nhị đã không chỉ mất tất cả lãnh thổ ở phía tây – bắc Hungary vào tay nhà Habsburg mà còn cả 1 bộ phận thủ lĩnh nghĩa quân kuruc đã trở giáo chuyển sang gia nhập quan quân Habsburg khiến cho vào tháng 12 cùng năm 1708 thì để cứu vãn tình thế lực lượng đang suy giảm thì Francis Rakoczi Đệ Nhị hứa sẽ ban tự do với đất đai cho các tá điền chịu gia nhập lực lượng của mình song dù vậy thì việc đó đã không mấy tỏ ra hiệu quả khi các nông dân cùng quý tộc trong quân của Francis Rakoczi Đệ Nhị vẫn tiếp tục đào ngũ để rồi bước sang đầu năm 1709 thì nghĩa quân của Francis Rakoczi Đệ Nhị do bởi thực lực suy giảm nên đã phải rút lui về vùng Lipto ở Slovakia với địa bàn hoạt động chỉ còn quanh quẩn ở Munkacs cùng Szabolcs
Nhân cơ hội nghĩa quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị bị suy yếu thì hoàng đế nhà Habsburg bấy giờ là Joseph Đệ Nhất (26 tháng 7 năm 1678 – 17 tháng 4 năm 1711) đã phái 1 quý tộc Hungary là Johann Bernhard Stephan, Bá tước Palffy de Erdod a.k.a Janos Palffy (20 tháng 8 năm 1664 – 24 tháng 3 năm 1751) đến đàm phán song do không tin lời của Janos Palffy nên vào ngày 21 tháng 2 năm 1711, Francis Rakoczi Đệ Nhị đã rời Hungary để tới Ba Lan – Litva tìm kiếm sự hỗ trợ từ sứ thần Nga Sa hoàng tại đó
Giữa lúc này thì nhân khi Francis Rakoczi Đệ Nhị đang ở Ba Lan –Litva, 1 tướng lĩnh kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị là Sandor Karolyi de Nagykaroly a.k.a Sandor Karolyi (20 tháng 3 năm 1668 – 8 tháng 9 năm 1743) vốn trước đó được Francis Rakoczi Đệ Nhị bổ nhiệm làm tổng chỉ huy lực lượng kuruc cũng như ra lệnh cấm nghị hòa với nhà Habsburg đã quyết định vượt quyền Francis Rakoczi Đệ Nhị khi cho triệu tập cuộc họp nghĩa quân ở Szatmar để rồi sau cuộc họp thì vào ngày 4 tháng 4 năm 1711, Sandor Karolyi đã ra lệnh đình chiến để 2 bên nghị hòa để rồi sau khi đàm phán với Janos Palffy thì sang ngày 29 tháng 4 năm 1711, nghĩa quân kuruc dưới sự chi huy của Sandor Karolyi đã ký với nhà Habsburg hiệp ước Szatmar mà theo đó nhà Habsburg đồng ý ban lệnh ân xá cho toàn bộ nghĩa quân kuruc bao gồm cả Francis Rakoczi Đệ Nhị để đổi lấy việc họ buông vũ khí tuyên thệ trung thành với nhà Habsburg cũng như thông qua hiệp ước thì nhà Habsburg cũng hứa sẽ đảm bảo sự vẹn toàn cho các lãnh địa thái ấp ở cả Hungary lẫn Transylvania
Sau khi ký xong hiệp ước Szatmar thì vào ngày 1 tháng 5 năm 1711, Sandor Karolyi đã cùng 12,000 nghĩa quân kuruc không chỉ buông vũ khí, giao chiến kỳ cho nhà Habsburg mà còn tiến hành tuyên thệ trung thành với nhà Habsburg song dù ngay cả vậy thì Francis Rakoczi Đệ Nhị vẫn không chịu thừa nhận hiệp ước Szatmar lẫn tuyên thệ trung thành với nhà Habsburg ngay cả khi thông qua bản hiệp ước này thì nếu Francis Rakoczi Đệ Nhị chịu tuyên thệ trung thành với nhà Habsburg thì Francis Rakoczi Đệ Nhị không chỉ được đảm đảm bảo quyền tự do mà cả việc được tự do rời Hungary để tới sống ở Ba Lan-Litva do bởi vì không chỉ nhà Habsburg là đối thủ của Francis Rakoczi Đệ Nhị mà còn vì cả việc bản hiệp ước Szatmar được Janos Palffy ký với nghĩa quân kuruc sau khi hoàng đế Joseph Đệ Nhất của nhà Habsburg đã qua đời trước đó vào ngày 17 tháng 4 năm 1711 khiến cho Francis Rakoczi Đệ Nhị càng thêm nghi ngờ về thẩm quyền đại diện của Janos Palffy
Cùng với việc Sandor Karolyi đã cùng 12,000 nghĩa quân kuruc buông bỏ vũ khí để tuyên thệ trung thành với nhà Habsburg thì cuộc chiến giành độc lập của Rakoczi a.k.a cuộc nổi dậy đại quy mô của quân kuruc tới đây cũng kết thúc để rồi sau 1 thời gian tỵ nạn ở Ba Lan – Litva thì Francis Rakoczi Đệ Nhị đã rời Ba Lan – Litva để tới Anh rồi Pháp trước khi tới sống luôn tại Đế quốc Ottoman và qua đời ở đó vào ngày 8 tháng 4 năm 1735
Tuy cuộc khởi nghĩa của Francis Rakoczi Đệ Nhị đã kết thúc vào năm 1711 nhưng do nhiều chiến binh kuruc trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị đã chuyển sang đầu quân co nhà Habsburg khi cuộc khởi nghĩa kuruc bước vào giai đoạn thoái trào nên suốt nửa đầu thế kỷ 18 thì cái tên kuruc vẫn tiếp tục được dùng để gọi các khinh kỵ Hungary phục vụ trong quân đội nhà Habsburg ngay sau đó và nhất là đối với các binh sỹ khinh kỵ Hungary ở cuộc chiến Kế vị Áo diễn ra từ ngày 17 tháng 12 năm 1740 cho tới ngày 18 tháng 10 năm 1748
Ngoài khinh kỵ Hungary thì cái tên kuruc trong kho tàng văn học Hungary cũng được dùng để gọi người Phổ nhằm để nhấn mạnh sự đối lập của họ với lính tóc dài labanc nhà Habsburg để rồi tới cuối thế kỷ 18 thì cái tên kuruc dần hết được sử dụng phổ biến khi nó chỉ còn được dùng theo nghĩa lịch sử khi được dùng để gọi lực lượng của Emeric Thokoly cũng như Francis Rakoczi Đệ Nhị vốn từng 1 thời đã đấu tranh vì độc lập của người Hungary
II. Quân sự
Do bởi gốc là lực lượng chống lại nhà Habsburg 1 cách tự phát nên thành phần, trang bị cũng như tổ chức của nghĩa quân kuruc nhìn chung khá là tạp nham khi nhân sự đến từ nhiều nguồn từ quý tộc tới nông dân hay thậm chí là cả thổ phỉ với lính đánh thuê cũng góp mặt trong quân kuruc với trang bị của lực lượng nghĩa quân kuruc đầu tiên vào năm 1672 là kỵ binh nhẹ với vũ khí hầu hết là súng lục, gươm nhẹ cũng như là rìu của người chăn cừu fokos là loại rìu mảnh, nhẹ và dài được sử dụng không chỉ bởi dân mục đồng vùng núi Carpath mà còn cả dân mục đồng ở các nơi khác như Slovakia, Cộng hòa Séc, Ba lan, Ukraine, Rumania cùng Hungary
Dù vậy thì đó chỉ mới là thế hệ nghĩa quân kuruc đầu tiên vào năm 1672 trong khi với lực lượngcủa Francis Rakoczi Đệ Nhị sau đó thì còn phức tạp hơn khi mà vào thời điểm đầu nổi dậy thì quân dưới trướng của Francis Rakoczi Đệ Nhị vào tháng 6 năm 1703 chỉ có 200 khinh kỵ với 1 phần là đào binh từ các trung đoàn khinh kỵ của nhà Habsburg trong khi số còn lại là lính đánh thuê phi chính quy hajduk xuất thân là các nông dân tự do được thuê để đánh nhau với Thổ trước đó cũng như đồn trú các pháo đài
Từ chỗ chỉ có 200 quân ban đầu thì Francis Rakoczi Đệ Nhị sau đó đã mở rộng quy mô lực lượng lên mức 10,000 quân song tình hình cũng chả khá khẩm bao nhiêu khi đại bộ phận lính mới gia nhập không hạng đào binh cũng là nông dân trốn khỏi lãnh chúa lẫn cả cường hào đạo tặc với phẩm chất của các chiến sỹ tân binh kuruc này bao kém khi đám quân vô kỷ luật này hay tấn công làng mạc với lâu đài nhỏ để cướp bóc
Dù vậy thì vào cuối năm 1704, Francis Rakoczi Đệ Nhị đã tiến hành tái tổ chức quân mã của mình từ chỗ là 1 đám người ô hợp nghiệp dư thành 1 đội quân chính quy gồm cả bộ binh với kỵ binh không chỉ được huấn luyện mà còn được trả lương với lực lượng nòng cốt bao gồm Đội Vệ binh canh gác Cung điện, đội lính kỵ binh trang bị cacbin cùng 2 trung đoàn bộ binh hợp thành từ 2 tiểu đoàn bộ binh 500 mạng cho mỗi trung đoàn cùng lực lượng bổ sung vào sau đó gồm 1 đại đội cận vệ kapcsosok/deliasok cùng 1 trung đoàn kỵ binh ném lựu đạn khoảng 150 lính Pháp vốn sau đó được tăng viện bằng lính người Đức và Ba Lan để rồi bước sang mùa đông 1704 – 1705 thì 3 trung đoàn kỵ binh thường trực với mỗi trung đoàn gồm 10 đại đội cả thảy là 915 người gồm cả các sỹ quan đã được thành lập với nhân sự các trung đoàn đều lấy từ những người tình nguyện
Bên cạnh các kỵ binh chính quy thì trong quân của Francis Rakoczi Đệ Nhị cũng bao gồm cả đội kỵ binh phi chính quy vốn chiếm đại bộ phận đội kỵ binh của Francis Rakoczi Đệ Nhị
Bước sang mùa đông 1705-1706 thì đã có 4 trung đoàn kỵ binh mới đã được thành lập nên , nâng tổng số trung đoàn kỵ binh trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị vào năm 1706 là 52 trung đoàn kỵ binh để rồi tuy co số trung đoàn kỵ binh vào năm 1707 có giảm xuống còn 44 trung đoàn để rồi vào năm 1709 thì con số trung đoàn kỵ binh kuruc trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị lại tăng lên mức 52 trung đoàn song dù vậy thì tỷ lệ với bộ binh cùng chủng loại lẫn trang bị kỵ binh lại không đồng đều khi mà tuy tỷ lệ kỵ binh so với bộ binh kuruc trong lực lượng Francis Rakoczi Đệ Nhị chiếm tới 66% so với 33% bộ binh có trong quân tương đương tỷ lệ 57:43 song đại bộ phận quân kỵ binh lực lượng kuruc lại là khinh kỵ hussar và sau đó thì có thêm long kỵ binh nhưng lại không có trung đoàn kỵ binh nặng nào để có thể giúp nghĩa quân kuruc chống đỡ với kỵ binh nặng bên nhà Habsburg
Không dừng lại ở đó khi mà kỵ binh kuruc tuy đông nhưng chỉ có 30% tới 50% kỵ binh là được trang bị súng cacbin trong khi 10% số lượng kỵ binh thì còn chả có nổi được 1 cây thanh gươm
Ngoài kỵ binh thì trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị cũng sở hữu cả 1 lực lượng bộ binh đông đảo dù rằng so sánh lực lượng với bộ phận kỵ binh thì không bằng với việc vào năm 1705, 1 đại đội lính súng trường Lục Xạ Thủ gồm 200 mạng đã gia nhập vào quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị, bổ sung lực lượng cho 2 trung đoàn bộ binh mà Francis Rakoczi Đệ Nhị đã có trước đó trong đội quân chiến đấu nòng cốt của mình để rồi sau đó thì con số bộ binh trong quân của Francis Rakoczi Đệ Nhị được tăng lên khi cùng với việc 4 trung đoàn kỵ binh được thành lập vào mùa đông 1705-1706 thì có thêm 6 trung đoàn bộ binh mới được lập trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị dẫn đến tổng số trung đoàn bộ binh trong quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị vào năm 1706 đã tăng lên con số 31 trung đoàn trước khi trước khi giảm xuống mức 29 trung đoàn vào năm 1707 để rồi tới năm 1709 thì con số trung đoàn bộ binh tăng lại lên mức 31 trung đoàn
Các trung đoàn bộ binh trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị được tổ chức hợp thành từ 2 tiểu đoàn vốn đượcchia nhỏ ra thành 4 đại đội hỏa mai cùng 1 đại đội lính ném lựu đạn cả thảy 1300 mạng
Song dù vậy thì cũng như kỵ binh thì các đội bộ binh cũng được trang bị với tổ chức khá kém khi 1 số trung đoàn bộ binh chỉ có 20% lính được trang bị súng cacbin trong khi số khác thì được trang bị thương, rìu hay chùy budzogan cũng như có cả 1 phần lực lượng bộ binh kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị vẫn còn xài cả loại súng trường cổ có từ thế kỷ 17
Bên cạnh đó thì sau thất bại ở Trencsen năm 1708 thì các trung đoàn bộ binh kuruc đều bị suy giảm lực lượng khi quân số thực tế mà các trung đoàn bộ binh điều đượcsau đó chỉ đạt 34% số quân trên danh nghĩa
Tựu chung thì tính cả thảy về quy mô cả bộ binh lẫn kỵ binh thì thời điểm mà lực lượng kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị đạt đỉnh sức mạnh là giai đoạn từ năm 1705 tới năm 1707 khi theo ước tính của Francis Rakoczi Đệ Nhị thì số quân kuruc dưới trướng vào giai đoạn này dao động từ 40,000 tới 70,000 quân để rồi các sử gia ước tính số quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị vào năm chỉ có xấp xỉ 53,000 mạng để rồi con số này tới cuối năm 1708 giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 34,000 quân trước khi chạm mức 27,000 mạng vào năm 1710
Quân số Francis Rakoczi Đệ Nhị liên tục suy giảm vào giai đoạn sau của cuộc chiến với nhà Habsburg có liên quan tới nguồn nhân sự tuyển mộ cho quân đội kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị khi mà vào những năm đầu của cuộc chiến giành độc lập thì nhân sự cho quân của Francis Rakoczi Đệ Nhị phần lớn đén từ nông dân nghèo tự nguyện gia nhập quân đội kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị trong khi số quý tộc tham gia nghĩa quân chỉ chiếm 1,5% tới 2% lực lượng với số tình nguyện viên từ nông dân đều được trang bị rất kém
Việc quân đội kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị không chỉ được trang bị kém mà còn kém cả về mặt kỷ luật thậm chí còn được chính Francis Rakoczi Đệ Nhị nhắc tới khi Francis Rakoczi Đệ Nhị từng đề cập quân đội của mình hầu hết đều quay về nhà bất luận là họ thắng hay thua trận khi mà nếu thắng trận thì quân sỹ kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị sẽ mang chiến lợi phẩm về còn nhược bằng thua thì số quân kuruc này cũng rút về để trấn an người thân của họ
Và với 1 đội quân mà dù thắng hay thua cũng đều rời ngũ để quay về nhà cả khi thắng lẫn khi thua đều khó có thể trông đợi việc họ chiến đấu 1 cách chuyên nghiệp trên chiến trường để rồi khi hệ thống mộ binh tự do bị sụp đổ vào năm 1706 thì Francis Rakoczi Đệ Nhị sau đó đã phải quay qua viện tới giải pháp phân bổ cho các quận hạt komitat phải cung cấp 1 số lượng lính tuyển nhất định với số lính tuyển này không chỉ được tuyển cho 1 quãng thời gian chiến đấu kéo dài 1 năm annus militaris, tính từ tháng 11 năm trước tới tháng 11 năm sau mà còn trái với lính tình nguyện khi mà thân phận số lính được tuyển theo giải pháp phân bổ hạn ngạch huy động binh sỹ xuống cho các châu quận cũng không được giải phóng thân phận khỏi các lãnh chúa của họ vốn là người thu gom quân trực tiếp trước khi điều chuyển về dưới quyền chỉ huy của Francis Rakoczi Đệ Nhị
Bên cạnh nhân sự người nội địa thì lực lượng nghĩa quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị cũng có cả sự góp mặt của nhân sự đánh thuê người nước ngoài bao gồm không chỉ đào binh ngoại quốc trong quân Habsburg gồm 3000 lính Thụy Điển – Ba Lan của thân vương nhà Lubomirski mà còn cả lính do các đồng minh như Ba Lan, Pháp thời kỳ đầu như Pháp gửi tới gồm 1 đội 1300 lính Pháp với 80 mạng trong đó là pháo thủ đề rồi sang năm 1708 thì có cả 1 đại đội lính Arnault gia nhập nghĩa quân kuruc trong khi Ba lan thì ngoài gửi lính người Ba Lan còn gửi cả quân người Lipka Tatar sống ở Ba Lan cùng với dân Cossack tại Ukraine dưới trướng thần thuộc Ba Lan – Litva
Tuy nhiên thì trường hợp cá biệt nhất lại diễn ra vào năm 1709 khi vài trăm binh sỹ thuộc đội quân Carolea trứ danh vốn là tên gọi cho quân đội Thụy Điển dưới thời 2 vua Charles Đệ Thập Nhất (4 tháng 12 năm 1655 – 15 tháng 4 năm 1697) với Charles Đệ Thập Nhị a.k.a Vua Carolus Carolus Rex (17 tháng 6 năm 1682 – 30 tháng 11 năm 1718) sau đại bại của đội quân Carolea của Thụy Điển tại trận Poltava ngày 8 tháng 7 năm 1709 trước người Nga đã chuyển qua gia nhập nghĩa quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị
Ngoài thành phần nhân sự ngoại quốc trên thì trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị cũng có cả nhân sự đánh thuê ngoại quốc khác như người Slovak, người các xứ thuộc Rumani ngày nay như Wallachia cùng Moldavia, dân Slovene ở Hungary, người Rusyn thuộc nhóm Đông slav ở miền đông Carpath, dân Tatar vùng Crimea, người đức, Bulgaria hay thậm chí cả người Thổ…
Bên cạnh 2 lực lượng kỵ binh cùng bộ binh thì trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị cũng có cả binh chủng thứ 3 là đội pháo binh gồm 2 nhánh là pháo dã chiến với pháo phòng thủ pháo đài vốn được hỗ trợ bởi cả 1 ngành công nghiệp quân sự được thiết lập tại vùng Thượng Hungary ở Slovakia với thuốc súng được sản xuất ở Kosice, Banska Bystrica cùng Radvan trong khi các khẩu đại bác nhỏ được đúc ở Kosice cùng Banska Bystrica của Slovakia
Không chỉ các vũ khí trang bị pháo binh được sản xuất ở Thượng Hungary mà vùng Thượng Hungary còn là nơi đặt 2 trong 3 kho quân giới của lực lượng kuruc với 1 kho được đặt tại Kosice trong khi kho kia thì được đặt ở Nove Zamky của Slovakia
Để có thể chỉ huy các binh sỹ chiến đấu tốt thì việc sở hữu 1 đội ngũ sỹ quan chỉ huy các cấp cũng rất quan trọng với bộ phận các sỹ quan trong quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc nổi dậy có quy mô xấp xỉ 4600 sỹ quan với tổng số tướng lĩnh cao cấp cả thảy trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị là 25 người, tất cả đều xuất thân từ hàng ngũ quý tộc với 8 vị trong đó mang tước hiệu bá tước
Tuy đông như thế nhưng chỉ có 1 số ít sỹ quan trong đó mới là các sỹ quan có kinh nghiệm đánh nhau với số tướng lĩnh chỉ huy có kinh nghiệm chiến tranh vốn tính luôn cả số tướng lĩnh cấp thấp có xuất thân từ các tầng lớp thấp hơn trong xã hội thì quân đội kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị có cả thảy là 9 chỉ huy có kinh nghiệm tác chiến sa trường
Dù là toàn bộ 25 tướng lĩnh chỉ huy cao cấp trong quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị đều là con em nhà quý tộc song không vì vậy mà những người xuất thân từ tầng lớp thấp hơn không có cơ hội ngoi lên hàng ngũ tướng lĩnh cấp thấp hơn khi mà trong quân Francis Rakoczi Đệ Nhị có những 2 vị thiếu tướng xuất thân từ tầng lớp thấp hơn trong xã hội
Do bởi nhân tài chỉ huy trong quân của mình như sao buổi sớm với lá mùa thu nên Francis Rakoczi Đệ Nhị sau đó đã phải ban hành 1 vài cẩm nang quân sự cho các sỹ quan để hướng dẫn các chỉ huy cách tổ chức dẫn dắt 3 quân bao gồm 2 tác phẩm Quy Tắc chung Regularmentum Universale cùng Tuyên bố chung Edictum Universale để rồi dù các cẩm nang trên của Francis Rakoczi Đệ Nhị được các đẳng cấp đón nhận tại hội nghị ở onod song sau cùng thì các cẩm nang trên của Francis Rakoczi Đệ Nhị vẫn chỉ dừng ở mức là các hướng dẫn quân sự mang tính không bắt buộc với các sỹ quan chỉ huy trong quân và điều này đã khiến cho quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị gặp phải nhiều thất lợi trước các đạo quân chuyên nghiệp của nhà Habsburg
Tựu chung thì cùng với nhân sự sỹ quan, binh lính tạp nham vừa ô hợp lại thiếu kỷ luật, trang bị nhiều người lại phế cộng thêm binh chủng nặng về kỵ binh nhẹ hơn bộ binh cũng như việc thiếu thốn cả pháo hạng nặng lẫn kỹ năng trong bộ môn nghê thuật mang tên công thành chiến mà nghĩa quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị chỉ sở hữu được các điểm mạnh gồm việc có thể cơ động tiến hành đột kích địa bàn nhà Habsburg cũng như việc mai phục cùng tấn công bất ngờ đã khiến quân của Francis Rakoczi Đệ Nhị chỉ có thể trông vào việc tấn công bất ngờ cũng như nôi phản để công chiếm thành trì của nhà Habsburg
Song hành với mặt mạnh chính là các điểm yếu cốt tử khi mà do bởi lực lượng kỵ binh trang bị nhẹ quá đông với số kỵ binh phi chính quy còn đông hơn số kỵ binh chính quy nên quân kuruc của Francis Rakoczi Đệ Nhị trên chiến địa thường hay trông vào chiến thuật xung sát đội hình bộ binh kẻ thù bằng kỵ binh để rồi lỡ gặp phải các đội bộ binh tinh nhuệ thì không chỉ các lực lượng kỵ binh nhẹ đành chào thua rồi rút lui mà cả sau đó thì việc kỵ binh nhẹ rút lui cũng khiến cho lực lượng bộ binh trong quân kuruc do bởi tính ô hợp cũng trở nên mong manh yếu ớt trước đợt tấn công bằng kỵ binh nặng của nhà Habsburg ngay cả khi họ áp đảo quân đội nhà Habsburg trên chiến trường về mặt quân số

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *