ĐẠI CHIẾN BẦU TRỜI ANH QUỐC: NHỮNG ĐÁM MÂY RỰC LỬA

-TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ:
Vào ngày 10/5/1940, chỉ với 1 câu nói “tấn công”, những binh đoàn khát máu mang theo mình hơi thở của chủ nghĩa phát xít đã rầm rập tiến vào đất Bỉ, chính thức bắt đầu cuộc chiến mặt đối mặt với các cường quốc Đồng minh. Và chỉ trong 1 thời gian ngắn, đội quân với trái tim cốt thép đã nhanh chóng hạ đo ván Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và làm lão đại Pháp phải khốn đốn với trên trời là bầy đại bàng thép sẵn sàng tiêu diệt mọi con mồi nó nhắm đến, dưới đất cũng chả khá khẩm hơn với đàn linh cẩu kim loại càn quét mọi miền đồng bằng chúng đi qua.
Thấy thằng bạn chí cốt ăn hành đến sặc cả mũi, 1 trong 2 trụ cột của phe Đồng minh là Anh đã không khoanh tay đứng nhìn, vị thủ tướng mới nhậm chức là Winston Churchill mặc cho bị can ngăn vẫn mạnh tay điều quân sang hỗ trợ người anh em khỏi cơn nguy kịch. Thế nhưng có vẻ như Đức thấy Pháp đã no nê mà hành thì còn nhiều quá nên quyết định bón nốt vào mồm đội quân viễn chinh Anh được cử qua. Tuy nhiên vị quốc trưởng Hitler có vẻ đã khá sai lầm khi nhổ cỏ mà lại không nhổ tận gốc, đập mấy bác Anh tan nát xong lại tạo 1 đường đi tại Dunkirk cho quân địch lết về khiến cho lượng lớn binh sĩ Anh vẫn được bảo toàn sinh mạng và sẵn sàng chiến đấu trên đất mẹ.
Thật ra ở thời điểm ấy Hitler cũng không quá mặn mà đến việc xâm lược 1 hòn đảo chỉ toàn đá với lâu đài cho tốn người tốn của, thay vào đó mục tiêu mà họng súng của hắn hướng đến lại là nước Nga Xô Viết rộng lớn ở phía Đông, nơi sở hữu những mỏ dầu khổng lồ, nguồn lao động dồi dào đồng thời cũng là đối thủ mà hắn khinh ra mặt sau những thất bại nhục nhã trước nước Phần Lan nhỏ bé trong cuộc chiến tranh mùa đông. Còn đối với xứ sở sương mù, Hitler chỉ đơn giản muốn 2 bên thỏa thuận hòa bình rồi thằng Anh để mặc cho hắn thực hiện mưu đồ thống trị thế giới của mình.
Thế nhưng điều hắn không ngờ đấy là cái ông thủ tướng Anh Churchill dù đã ngậm rất nhiều quả đắng song vẫn say: “đếu” với việc đầu hàng giặc ngoại xâm và tiếp tục chuẩn bị cho 1 cuộc chiến vệ quốc mặc cho quân đội đã kiệt sức. Mặc dù không còn là 1 mối đe dọa lớn nữa nhưng việc có 1 thằng cường quốc luôn sẵn sàng tấn công mình bất cứ lúc nào quả thật cũng khá phiền toái và nước Đức sẽ không thể dồn toàn tâm toàn ý để đánh Liên Xô được. Vậy nên trùm phát xít Hitler quyết định phải nuốt trọn quốc đảo sương mù để diệt trừ mọi mối họa về sau.
Nếu muốn xâm chiếm thì phải đổ bộ, và muốn đổ bộ thì phải làm chủ biển khơi, và để làm chủ biển khơi thì cần có hải quân, nhưng vấn đề sau chiến dịch xâm chiếm Na Uy thì hải quân Đức đã bị tê liệt, thiệt hại nặng nề, lực lượng tàu chiến vốn từ đầu đã thua kém Anh nay càng lép vế (cho dù đã thu thêm được vài tàu của Pháp), chưa kể đến việc bờ biển Anh được canh giữ bởi lực lượng hải quân hoàng gia Anh nổi tiếng thiện chiến. Vậy nên vị quốc trưởng và những người bạn đã quyết định trao trọn niềm tin của mình vào bầy đại bàng sắt đầy tinh nhuệ dưới sự chỉ huy của Hermann Goring (kế hoạch này sau đó nhanh chóng bị mấy bác tình báo Anh phát hiện 1 cách dễ như uống trà). Mặc dù trong hàng ngũ Đệ tam Đế chế cũng có 1 số ý kiến phản đối rằng hải quân Anh quá mạnh nên dù mấy bác có làm chủ được bầu trời thì vẫn chưa chắc đánh bại được địch, thay vào đó chúng ta nên từ từ phục hồi quân đội đồng thời phong tỏa biển Anh bằng tàu ngầm và ngồi uống trà xem đối thủ chết mòn chết mỏi. Tuy nhiên vì là 1 người không thích chờ lắm, cùng với sự tin tưởng rất lớn vào không quân Luftwaffe nên Hitler quyết định quất luôn không nói nhiều.
Và những diễn biến sau đấy được người đời sau này nhớ đến với danh hiệu cuộc không chiến vĩ đại nhất lịch sử.
-CUỘC KHÔNG CHIẾN LỊCH SỬ:
+CHUẨN BỊ CHO GIÔNG BÃO:
Theo chiến lược, không quân Đức sẽ tấn công vào đảo Anh về gần như mọi mặt, xuất kích từ các sân bay ở Pháp và Na Uy khi này đã bị Đức chiếm đóng. Mục tiêu chính của chiến dịch là vũng phía Nam nước Anh, nơi tập chung nhiều cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và căn cứ quân sự của Anh. Người Đức dự định sẽ bắt đầu chiến dịch với những đòn tấn công nhắm vào các hải cảng, khu công nghiệp cùng sân bay của đối phương, cốt để triệt hạ đội quân chim sắt vốn cũng chả ngán bố con thằng nào của xứ Anh. Sau đó quân nhảy dù sẽ kiểm soát vùng bờ biển còn lực lượng không quân Luftwaffe sẽ bay vào sâu hơn trong lãnh thổ để đánh thẳng vào thủ đô London, hạ gục cơ quan đầu não của địch rồi chiến thắng cả cuộc chiến. Chiến dịch dự tính sẽ bắt đầu vào tháng 8 và diễn ra trong khoảng 1 tháng.
Mặc dù đang nắm thế thượng phong với số lượng máy bay nhiều hơn đáng kể so với đối phương, máy bay cũng chất chả kém gì tuy nhiên quân Đức lại phải gánh vác 1 nhiệm vụ hết sức nặng nề khi vừa phải đương đầu với lực lượng không quân mạnh bậc nhất thế giới, vừa phải bảo toàn mạng sống để tiếp tục kiểm soát bầu trời đối phương trong những chiến dịch tiếp theo, điều này đồng nghĩa với việc trung bình 1 máy bay Đức phải hạ được ít nhất 1 vài máy bay hay quan trọng hơn là phi công Anh. Thêm nữa là lực lượng tình báo của Đức cũng bị cho là “tuổi Tí” so với Anh, khiến không ít lần mấy bác Đức cay cú vì mình chả biết nó phòng thủ như nào trong khi những việc mình làm nó nắm rõ như ban ngày.
Còn về phía Anh, nắm thế chủ nhà, liên tục cử quân tuần tra hay hơn hết là có lực lượng tình báo hùng hậu cùng hệ thống radar hiện đại bậc nhất thế giới, bố trí ở bờ biển nên mấy con chim sắt made in Germany có động tĩnh gì là biết ngay. Ngoài ra, những chiếc máy bay của xứ sở sương mù cũng rất chất lượng, có lợi thế do đánh ở sân nhà, có thể nhanh chóng xuất kích, chiến đấu với quân địch trong nhiều giờ so với quân Đức (vốn chỉ chiến đấu được nửa tiếng thì lại phải bay về Pháp tiếp xăng) và nạp nhiên liệu khi cần. Thế nhưng họ cũng gặp những vấn đề riêng của mình, trong đó phải kể đến là tình trạng máy bay thì nhiều phi công thì ít, do phần lớn các phi công tinh nhuệ nhất của Anh đều đã nằm lại trên đất Pháp trong cuộc chiến trước đó. Churchill cùng những người bạn sau đó đã giải quyết vấn đề cấp bách này bằng cách huy động hầu như tất cả những ai có bằng lái máy bay. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, bởi số lượng phi công gia nhập thì ít trong khi số người tử trận thì cứ tăng đều đều vậy nên không quân hoàng gia Anh cuối cùng đã phải nhờ đến sự hỗ trợ bởi đội quân nhập tịch (bao gồm lính Pháp, Ba Lan lưu vong).
Như vậy là ta có thể thấy cả 2 bên đều có các ưu thế và bất lợi riêng. Anh thì ít máy bay, ít phi công nhưng được cái lợi sân nhà, có hệ thống radar bố đời hơn nhiều so với đối thủ. Còn Đức thì về lý thuyết đông hơn, nhưng hầu như toàn máy bay ném bom nên việc chiến đấu sẽ khó khăn, phải đi đường xa, tốn nhiên liệu nên hiệu suất chiến đấu thấp, ngoài ra mạng lưới tình báo của Đức cũng khá nghiệp dư so với Anh.
+CUỘC CHIẾN TRÊN EO BIỂN MANCHE:
Trước khi bầu trời nước Anh được phủ kín bởi các tiêm kích và máy bay ném bom của quân xâm lược. Vào đầu tháng 7, trên eo biển Manche tiếp giáp Anh và Pháp đã xảy ra những trận chiến căng thẳng giữa 1 bên là các tiêm kích cùng máy bay ném bom bổ nhào Đức luôn trực chờ để tặng cho các thủy thủ trên tàu vận tải Anh vài tấn thuốc nổ, còn 1 bên là không quân Hoàng gia Anh ngày đêm phải theo sát đội tàu vận tải để bảo vệ chúng. Các trận đánh trong giai đoạn này dù không quá khốc liệt nhưng việc phải liên tục do thám, bảo vệ những đoàn tàu vận tải đã làm không quân Anh bị hao tổn nhiên liệu trầm trọng, khiến các phi công xứ sương mù bị kiệt sức, tinh thần luôn trong tình trạng căng như dây đàn, chủ quan 1 tí là mấy quả bom Đức rơi chúng tàu ngay.
Mọi chuyện dần trở nên tồi tệ hơn với người Anh, những tàu vận tải chở than cùng chiến thuyền hộ tống liên tục bị không quân Đức đưa xuống biển gặp Aquaman, các máy bay trinh sát cũng 1 đi không trở lại. Đến cuối tháng 7, việc 1 đoàn tàu trở than bị đập cho tơi tả khiến người Anh quyết định chỉ cho tàu di chuyển vào ban đêm. Nhưng mọi chuyện cũng chả thay đổi mấy khi các đoàn tàu trở than này vẫn được các phi công Đức đến thăm đều đều, đánh chìm hàng chục con tàu cùng các thủy thủ của nó mặc cho các phi công Anh có ra sức bảo vệ đến đâu. Trước những thiệt hại nặng nề ấy, sau cùng chính phủ Anh buộc phải tạm dừng các hoạt động vận tải trên biển và phải chuyên trở than qua đường sắt (mặc dù trong đa số cuộc giao chiến, máy bay Đức bị bắn rơi nhiều hơn).
Tuy không chiếm 1 vai trò quan trọng lắm trong cuộc chiến nhưng những trận không chiến trên biển này có thể nói là 1 màn tập dượt cho phi công cả 2 bên, giúp họ hiểu được đối thủ mình của mình như thế nào, đồng thời cũng là 1 cơ hội thuận lợi cho quân Đức thăm do hàng phòng ngự của người Anh.
+ĐỤC THỦNG PHÒNG TUYẾN ĐẦU TIÊN:
Đến giữa tháng 8, sau 1 thời gian thám thính lẫn nhau cùng 1 số đòn đánh nhử chơi chơi. Không quân hai bên Anh-Đức chính thức lao vào phang nhau trên bầu trời Anh.
Trước khi đâm thẳng mũi dao vào thủ đô London, Hitler quyết định phải thanh toán lớp lá chắn vô hình mà hết sức quan trọng của người Anh trước, đó là hệ thống radar. Tuy nhiên việc đánh mấy trạm radar có vẻ không hiệu quả lắm, khi mà chỉ vừa vài tiếng trước vẫn còn bị máy bay Đức ném bom, thì rất nhanh sau đó các trạm radar đã quay lại hoạt động đâu ra đó như thể chẳng có điều gì xảy ra. Và thế là vừa mới vào trận, người Đức đã ngốn cả đống tài nguyên chiến tranh mà chả thu được chút lợi lộc nào (thậm chí họ cứ đánh đi đánh lại mấy trạm radar mà quên bà mất radar vốn cần điện và hệ thống dây liên lạc để hoạt động và mấy trạm điện, đường dây liên lạc ấy vẫn còn nguyên vẹn).
Cùng với mấy đòn đánh vô dụng ấy, quân đội phát xít cũng đánh vào 1 mục tiêu cũng rất quan trọng khác đó là các sân bay gần bờ biển (nơi những chiếc máy bay Anh canb giữ miền Nam đất nước và có thể nói là phòng tuyến đầu tiên của người Anh). Các đòn tấn công này có vẻ tỏ ra hiệu quả hơn khi mà tầm với của Đức Quốc Xã đã ngày càng lấn sâu vào bầu trời Vương quốc Anh. Góp vui cùng hướng tấn công phía Nam Anh, ta có 1 đàn đại bàng Đức khác xuất kích từ 2 nước Đan Mạch và Na Uy (khi ấy đã bị Đức chiếm) và tấn công vào vùng miền Đông Bắc xứ sở sương mù. Song vì quá khinh địch nên đàn đại bàng ấy đã bị người Anh đánh rụng hết bố nó lông để bay về.
Lửa chiến tranh ngày càng lớn khi chỉ sau đấy 3 ngày, 2 bên đã có 1 trận giao chiến kịch liệt nhất. Hàng trăm máy bay đã bị bắn hạ mang theo đó là những phi công giàu kinh nghiệm của cả 2 bên.
+CÁN CÂN THAY ĐỔI:
Mặc dù đã thu được những thắng lợi ban đầu với các đòn tấn công dồn dập, nhưng do người Anh cũng chẳng phải để chơi nên chỉ sau vài ngày, quân Đức đã bắt đầu đuối sức và buộc họ phải dừng lại thở khoảng 1 tuần. Cũng trong thời gian này bộ chỉ huy Đức đã xem xét lại tình hình và quyết định sẽ loại bỏ máy bay Ju 87 stuka, 1 loại ném bom bổ nhào chất lượng của Đức Quốc xã ra khỏi chiến dịch do chỉ trong vài ngày, 1 lượng lớn máy bay loại này đã bị không quân Anh bắn rơi (điều này mặc dù giúp bảo toàn lực lượng ném bom tinh nhuệ bậc nhất quân Đức nhưng cũng chính vì nó là lực lượng ném bom tinh nhuệ bậc nhất nên sau khi bị cho ra rìa, độ ném bom chuẩn xác của không quân Đức xa sút hẳn).
Chưa dừng lại ở đó, bộ chỉ huy Đức hay cụ thể ở đây là tướng Hermann Goring đã có thêm 1 quyết định tự bóp quân mình khác là giảm lượng máy bay tiêm kích, dừng chiến dịch săn tiêm kích Anh và tập trung vào máy bay ném bom. Điều này giúp các máy bay Anh mất đi kẻ thù lớn nhất là các tiêm kích đối thủ và có thể dồn toàn tâm vào việc xử lý máy bay ném bom (tất nhiên là máy bay ném bom vẫn có tiêm kích đi theo để hộ tống, nhưng không nhiều).
Sau 1 khoảng thời gian giải lao nhẹ, cỗ máy chiến tranh Đức tiếp tục được khởi động và liên tục tung ra các cú đánh trời giáng nhằm vào các sân bay, cơ sở hạ tầng nước Anh. Người Anh cũng đâu chịu trận, vả thẳng vào mặt Hitler bằng cuộc không kích vào thủ đô Berlin (Đức) vào ngày 25-26/8 trả đũa cho việc London bị tấn công trước đó 1 ngày. Quân đội Đức khi ấy quá bất ngờ, trở tay không kịp, còn người dân thì chỉ đứng há hốc mồm mà thốt “beep mẹ ảo thật đấy!!!”. Cú vả đấy làm Hitler đau 1 thì làm Goring đau 10, uy danh của người chỉ huy bầy đại bàng Đức bị suy giảm trầm trọng từ đó. Đồng thời cuộc không kích cũng khẳng định sức mạnh không phải dạng vừa của đàn chim sắt Anh, xóa bỏ thế độc tôn của người Đức.
Các phi công Luftwaffe của Đức dần mất đi trong khi lượng phi công gia nhập không quân hoàng gia Anh ngày 1 tăng, các máy bay Anh sau khi bị hư hại cũng có thể được sửa chữa nhanh chóng. Tình trạng này càng kéo dài, Luftwaffe càng yếu đi và tham vọng thống trị đảo quốc sương mù ngày càng xa vời. Đến tháng 9/1940, tên sói già Hitler dần mất kiên nhẫn trước việc quân mình bị bắn rụng như sung mà địch thì vẫn lỳ đòn chống trả. Thống chế Goring lúc này đổ mồ hôi hột, quyết định xin vị quốc trưởng thêm thời gian để hạ gục đế chế Anh. Chuyển hướng tấn công sang các đô thị xứ Anh để khủng bố tinh thần đối phương, đưa cuộc chiến đến 1 giai đoạn mới.
+CUỘC CHIẾN TRÊN NỀN TRỜI ĐÔ THỊ:
Thật ra trái với nhiều người nghĩ, ban đầu Hitler không hề có ý định đánh vào các khu đô thị Anh và nghiêm cấm việc tấn công khủng bố người dân vô tội. Tuy nhiên do trong 1 vài trường hợp phi công Đức đã ném bom nhầm vào các khu đô thị Anh khiến xứ sở sương mù tưởng rằng đấy là mục đích của không quân Luftwaffe và quyết định ném bom lại vào các thành phố Đức. Điều này đã chọc tức tên sói già và khiến hắn vứt bỏ chút nhân tính cuối cùng, ra lệnh quân đội dưới trướng phải sống chết với người dân Anh nói chung và London nói riêng (vậy là Anh chọc Đức trước hay Đức chọc Anh trước nhỉ).
Từ ngày 7/9/1940, người dân London đã bắt đầu phải chịu những đợt oanh tạc quy mô lớn đến từ phía Đức đầu tiên. Trong thời gian đầu, đàn chim sắt của Đức chủ yếu tấn công vào ban ngày khiến các đợt tấn công này nhanh chóng bị không quân Hoàng gia Anh đón đánh và đẩy lui, gây thiệt hại nặng nề. Choáng váng trước sự lỳ đòn của xứ sở sương mù, Luftwaffe quyết định tấn công vào ban đềm hoặc chiều muộn nhưng vẫn không thể làm tình thế đổi chiều. Đáp lại, người Anh cũng tắt hết đèn vào buổi tối để cho phi công Đức không biết lần chỗ nào mà ném bom. Adolf Hitler dần mất niềm tin vào 1 chiến thắng hào nhoáng trước Winston Churchill, quyết định hoãn vô thời hạn cuộc xâm lược Anh vào ngày 17/9 song vẫn duy trì các cuộc ném bom vào các đô thị đối phương với mục đích làm người dân Anh nhụt chí, hay thậm chí là điên bà nó luôn.
Tuy nhiên điều tên trùm phát xít hi vọng đã không trở thành sự thật bởi thứ làm trận chiến này nổi tiếng không chỉ là những trận không chiến nảy lửa giữa 2 bên Anh-Đức mà còn là tinh thần lạc quan, không sợ bố con thằng lào của người dân Anh hay cụ thể là London. Trong khi ở trên trời là cuộc hỗn chiến với những chiếc máy bay bám đuôi nhau để bắn hạ đối phương, ở mặt đất là hàng trăm quả bom găm xuống từ trên trời cùng 1 đống gạch vụn khổng lồ, thì ở dưới lòng đất là hạng triệu nhân dân London vẫn vững tin về 1 chiến thắng cho tổ quốc. Không còn nhà cửa, người dân London khi ấy chỉ có thể nương tựa vào các ga tàu điện ngầm thứ mà giờ đây đã trở thành những hầm tránh bom công cộng để sống và trú ẩn.
Và điều đã làm người dân Anh giữ vững ý chí cho dù bị ăn hành ngập mồm như vậy phần lớn cũng do sự hiện diện của quốc vương George VI cùng hoàng hậu Elizabeth (bố mẹ của hoàng hậu Elizabeth Đệ nhị) ở London. Hai người này đã không màng đến tính mạng của mình, mặc những đề nghị về việc di tản đến Canada, quyết định ở lại thủ đô, vào sinh ra tử với người dân London trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất (thậm chí đã có lúc bom rơi chúng điểm cách phòng khách nơi 2 người đang ngồi chỉ hơn 70m).
Từ cuối tháng 10/1940, các cuộc oanh tạc vào đô thị Anh bắt đầu giảm dần về cả quy mô lẫn tần suất rồi đến tháng 5/1941 thì gần như hết hẳn để Đức Quốc xã tập trung cho việc chuẩn bị đi phang Liên Xô. Nếu nói ra thì có lẽ cuộc không chiến này là 1 trận hòa giữa 2 bên với hàng chục người chết cùng khoảng 4.000 máy bay bị phá hủy (nếu tính trung bình theo từng nguồn bởi 2 thằng Anh-Đức đều phóng đại số máy bay đối phươnh thiệt hại lên mấy lần), song nó lại là 1 chiến thắng chiến lược của người Anh, đập tan mưu đồ bình địa Tây Âu của Hitler và là cơ sở cho những cuộc chiến chống phát xít trên biển Đại Tây Dương hay cuộc đổ bộ Normandy giải phóng Tây Âu sau này.
Nguồn: Kim Đồng Nguyễn – group “Trở Về Lịch Sử”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *