Nuôi sống 9 tỷ dân số vào năm 2050 sẽ cần nhiều thức ăn hơn so với những tính toán được dự đoán trước đây bởi vì hiện nay con người dần cao hơn và nặng hơn

Nuôi sống 9 tỷ dân số vào năm 2050 sẽ cần nhiều thức ăn hơn so với những tính toán được dự đoán trước đây bởi vì hiện nay con người dần cao hơn và nặng hơn. Một người lớn trung bình trong năm 2014 sẽ nặng hơn 14%, cao hơn 1,3% và cần nhiều hơn 6,1% năng lượng so với năm 1975. Mức độ tiêu thụ của con người đã tăng đến 129% trong khoảng thời gian vừa qua.

____________________

Vấn đề không phải là lượng lương thực chúng ta sản xuất (chúng ta có thể sản xuất đủ lương thực để nuôi sống 150% dân số) mà là sự phân chia lương thực. Chúng ta cũng nặng hơn trước vì chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều.

>>u/cubantrees (858 points)

Tôi đã từng cực sốc khi lần đầu tiên tôi biết được là chúng ta có thể dễ dàng sản xuất đủ lương thực cho mọi người trên thế giới và thực ra vấn đề nằm ở sự phân chia lương thực cùng với số lượng lương thực được sử dụng để duy trì việc sản xuất thịt. Dựa mấy điều trong cuốn “Cuộc sống trong tương lai” (The Future of Life) của E.O. Wilson thì 70% sản lượng ngô của Mỹ dùng để làm thức ăn chăn nuôi.

>>>u/mwbox (255 points)

Ngô đã sử dụng để sản xuất cồn (làm nhiên liệu hoặc để uống) vẫn có thể tái sử dụng tiếp như thức ăn chăn nuôi (bò, lợn, gà) nhưng không thể dùng cho con người. Nhưng mà nó chúng chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng lượng ngô dùng để chăn nuôi gia súc. Nếu lượng rượu được sản xuất tăng lên, có thể chuỗi cung ứng cụ thể sẽ hiệu quả hơn, nhưng tôi không biết gì về kinh tế ở cấp độ đó.

Thêm một chút thông tin hay ho – Cồn còn ăn mòn nhiều hơn xăng khi được làm nhiên liệu.

>>>>u/cubantrees (162 points)

Vấn đề với việc sản xuất ethanol là mức sử dụng nước. Nó cần khoảng 75 gallons (284 lít) nước để biến lượng ngô cần thiết thành 1 gallon (3.785 lít) ethanol. Chúng ta thực sự chỉ nên theo đuổi các giải pháp thay thế nhiêu liệu để đốt cháy, tôi không biết là liệu có rủi ro an ninh nước có đáng khi carbon trung hòa tác động thêm vào nguyên liệu carbon ô nhiễm.* (T/N: cíu, đoạn này mình không hiểu lắm)

>u/klowder42 (135 points)

Vấn đề chính là sức ép chúng ta đang gây ra trên đất đai, môi trường, nguồn nước để sản xuất ra lượng lương thực này. Cứ thử google earth và nhìn trực quan bất cứ chỗ nào. Chúng ta không thể cứ tiếp tục đốn rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi trồng trọt. Chúng ta có thể sản xuất đủ lương thực để nuôi sống 11 tỷ người, nhưng chúng ta cũng sử dụng nửa sản lượng đó để chăn nuôi. Đó là lý do tại sao giảm thiểu lượng tiêu thụ thịt và chế phẩm sữa lại cực kỳ quan trọng.

Chúng ta đã đốn hạ nửa khu rừng Amazon, trung bình 1 năm thì 1 mẫu rừng Amazon sẽ hấp thụ 200 kg lượng carbon dioxide, nhưng đất trồng trọt chỉ tiêu thụ 8 kg.

Bởi vì màu mỡ của đất đai là hữu hạn, do đó chúng ta phải sử dụng phân bón tổng hợp. Lượng phân bón này hòa vào trong nước, và thông qua mạch nước mà bị mang ra biển. Chính lượng phân bón ấy gây ra hiện tượng tảo nở hoa chiếm hết lượng oxy trong nước, khiến cá sẽ không thể sống được. Những vùng biển chết này sẽ phá hủy hệ sinh thái loài cá, vì thế chúng ta cũng sẽ mất nguồn thực phẩm này.

Chúng ta sẽ không có vẫn đề với việc có sản xuất đủ lương thực hay không, mà là sẽ trả giá những gì và chất lượng thực phẩm ra sao.

Chúng ta đều có tất cả các giải pháp, chúng đang được tiến hành và bất cứ ai cũng có thể tham gia một phần nhỏ để tạo ra kết quả lớn. Bởi vì phong trào này đang ngày càng phát triển, vì thế những thứ đã từng rất đắt đỏ bắt đầu trở nên hợp lý hơn khi các công ty cũng đang thích ứng với nhu cầu đang ngày càng gia tăng này. Chúng ta có thể ăn ít thịt đi, có thể tái chế thức ăn thừa. Chúng ta cũng có thể thử ủng hộ các sản phẩm hữu cơ địa phương. Tôi thường nhận một hộp rau hữu cơ hàng tuần. Tuy là đắt hơn một chút nhưng mà nó cực kỳ tốt cho sức khỏe, và nó có thể giúp tôi tập trung vào việc ăn uống khoa học và đúng cách.

Cứ thử nhìn vào các sản phẩm thay thế sữa. Điều này đang tạo ra sự khác biệt lớn, và cũng thật hữu ích khi những hành động nhỏ đó khiến bạn nghĩ về việc những gì bạn tiêu thụ. Thực phẩm thực sự tác động tới rất nhiều thứ.

1. Sức khỏe

2. Môi trường

3. Việc làm

4. Nó còn tác động tới chi phí sinh hoạt

5. Phúc lợi động vật

Tôi không phải là mấy người ăn chay đạo đức luôn nghĩ là không được ăn động vật, nhưng tôi có vấn đề với cách chúng bị đối xử trong các trang trại. Nó khá là kinh khủng. (Tôi nên làm nhiều hơn, nhưng cuối cùng tôi chỉ có thể thử giảm thiểu lượng tiêu thụ thịt và sữa nhiều nhất có thể. Và cuối cùng tôi cũng có thể tìm ra một số bữa ăn mà tôi thực sự thích)

Đó là món cà chua và bơ nướng cùng nhiều gia vị

Nó chỉ tốn có 3 phút để làm. Thay vì một phần pizza đông lạnh, tôi sẽ ăn một bát salad lớn. Tôi sử dụng chính cái bát mà tôi từng dùng để đựng bỏng ngô và sau đó tôi sẽ có một chiếc hot pocket (một loại đồ ăn) ngon lành.

Và sau đó suy nghĩ lớn khác của tôi là tôi đã mua một máy xay sinh tố vitamix thực sự đắt tiền. Chuối, rau bina, táo và sữa hạnh nhân. Tôi làm một món sinh tố đầy đủ và phải mất 2 ngày để hoàn thành nó.

Sau đó, khi tôi muốn ăn thịt thì tôi sẽ ăn. Nhưng tôi cố gắng nhồi nhét bụng của tôi với rau và ngũ cốc nguyên hạt, trước khi tôi đến nơi nào đó, nơi tôi ngấu nghiến một chiếc bánh pizza hoặc hai cái hamburger và một ly sữa lắc lớn.

Việc thay đổi thực sự khó khăn. Tôi đã từng chơi bóng đá và ăn 5000 calo một ngày khi tôi 20. Sau đó tôi trở thành một giáo viên khoa học và phải đi dạo cùng các học sinh của mình.

>>u/MadEorlanas (55 points)

Thành thực mà nói giảm thiểu tiêu thụ thịt thì khá là mơ hồ với tôi. Thịt nuôi cấy (Lab-grown meat) có vẻ là giải pháp tốt hơn, đặc biệt là cho lâu dài về sau.

>>>u/Leafdissector (44 points)

Tác động thì cũng ngang nhau thôi, vì điều quan trọng là chúng ta giảm thiểu các sản phẩm gia súc. Từ giờ trở đi, ăn ít các chế phẩm thịt hoàn toàn là một điều tốt đấy.

____________________

u/Beelzabub (2.8k points)

Ở Mỹ, 40% lượng thực phẩm bị lãng phí. Con người cũng có khả năng (và khao khát) để tiêu thụ calo dư thừa vượt quá mức cần thiết để duy trì sự sống. Tựu trung lại vấn đề, điểm mẫu chốt chính là việc phân phối thực phẩm chứ không phải là thiếu thực phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *