TRONG CHIẾN TRANH LẠNH, QUỐC GIA NÀO ĐÃ CUNG CẤP NHIỀU NHẤT CHO MỸ CÁC LOẠI VŨ K

TÌNH BÁO VIỆT- XÔ, ĐỀ PHÒNG TRONG HỢP TÁC

Dù tình báo Liên Xô đã giúp Việt Nam rất nhiều về trang thiết bị, kỹ thuật, huấn luyện và cung cấp thông tin, nhưng VN sớm nhận ra tình báo LX và các nước XHCN cũng có những chương trình riêng “sau lưng” mình.
Năm 1971, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn phát biểu: “Có những người anh em XHCN đến nước ta để hoạt động tình báo. Chúng ta lập tức phải lập hồ sơ, như đối với hoạt động phản gián thông thường, và câu hỏi là chúng ta có nên để hoạt động này diễn ra lâu dài hay không, vì nếu để lâu thì chúng ta sẽ gặp rắc rối về chính trị và kết quả đạt được chỉ là sự phung phí về nguồn lực. Trong trường hợp này chúng ta cần khéo léo và mềm dẻo CẮT ĐỨT mọi quan hệ và những liên lạc không có lợi cho chúng ta. Hãy nhìn cách người Mỹ làm, họ rất thực dụng.”
Một sĩ quan KGB tại Hà Nội từ 66 đến 68 thừa nhận đã tuyển dụng người Việt để lấy thông tin về một chủ đề rất nhạy cảm là quan hệ Việt- Trung. Mitrokhin, người sau này đã phản bội KGB để theo phương Tây, xác nhận rằng KGB trong giai đoạn này đã đơn phương tuyển dụng và vận hành hệ thống tình báo ở Hà Nội để thu thập các thông tin về tình hình nội trị và quân sự của VN, và về quan hệ Việt-Trung. Theo hồ sơ KGB mà Mitrokhin mang đi, đến năm 75, trạm KGB Hà Nội đã tuyển dụng được 25 người và có 60 nguồn tin mật. KGB thậm chí còn tuyển dụng được một sĩ quan tình báo VN, và người này rất cẩn thận không bao giờ gặp tình báo Liên Xô khi ở trong nước.
Do biện pháp quản lý an ninh rất chặt đến từng công dân, an ninh VN biết về các hoạt động này và đã có hành động tương ứng, như ông Hoàn đã chỉ thị là “cắt đứt mọi quan hệ và liên lạc không có lợi cho chúng ta”.
Một vấn đề rất nhạy cảm ảnh hưởng lớn đến quan hệ Việt- Xô chính là “Vụ án chống Đảng”. Từ hè 67 tới đầu 68, an ninh VN đã bắt giữ một loạt các nhân vật cao cấp trong Đảng, chính quyền và quân đội, với nghi ngờ rằng họ làm “tay sai cho nước ngoài” để tham gia âm mưu chống Đảng và chính quyền, một vụ việc bị điều tra từ năm 1964. “Nước ngoài” ở đây chính là LIÊN XÔ, khi mà đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội từ nhiều năm trước đó đã báo cáo về quan hệ với những quan chức VN không hài lòng với chính sách của Đảng mà họ cho là “thân TQ” (rõ ràng trỏ tới những người dính vào “Vụ án chống Đảng”).
Vụ này làm đại sứ quán Liên Xô mất mặt. Họ bị hạn chế quan hệ với quan chức VN, và thậm chí bị đặc biệt hạn chế đi lại, làm phức tạp thêm quan hệ Việt- Xô. An ninh VN đã bắt giữ ‘một người cầm đầu đường dây’ ‘có thân phận ngoại giao’ và trục xuất (trích từ cuốn Những trang sử vẻ vang của Lực lượng An ninh Nhân dân Việt Nam Anh hùng), ám chỉ đến tình báo Liên Xô trong đại sứ quán.
Rất lâu sau chiến tranh, nhiều tài liệu của tình báo quân đội Liên Xô (GRU) được giải mật đã đề cập đến các tin tức mật rất cao cấp lấy được từ VN trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên nguồn và tính xác thực của những thông tin này vẫn chưa thể kiểm chứng, thậm chí có cả thông tin ngụy tạo về tù binh Mỹ./.
Bản dịch: Admin GPL, Page Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam.

TRONG CHIẾN TRANH LẠNH, QUỐC GIA NÀO ĐÃ CUNG CẤP NHIỀU NHẤT CHO MỸ CÁC LOẠI VŨ K

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *