Có công bằng hay không khi một số thợ sửa ống nước kiếm nhiều tiền hơn cả những lập trình viên hay cả những chuyên viên tốt nghiệp từ Đại Học

A: Peter Shaw

Chuẩn rồi đấy

và anh bạn có biết tại sao không?

Bởi vì ngành ống nước không có sự ngu dốt, mất trí mà chúng ta có trong ngành phát triển phần mềm.

Với 1 thợ sửa ống nước(chí ít ở vương quốc Anh), tôi không thể cứ thế ra cửa hàng bán dụng cụ sửa ống nước, vớ lấy cái tôi cần, rồi cứ thế đến sửa hệ thống sưởi của ngôi nhà.

Không, thay vì thế tôi phải là “Corgi Registered”(?), phải có hàng tá các giấy chứng nhận mà tôi cũng chả nhớ có bao nhiêu cái, và phải vượt qua những cuộc khám sức khỏe và luyện tập an toàn rất ngặt nghèo, để đảm bảo tôi không làm nổ tung căn nhà ai đó vì lý do nối nhầm dây ga hay thứ nào đó tương tự.

Và làm ơn nhớ rằng thực ra, tôi không phải là 1 thợ sửa ống nước, tôi chỉ biết một số bọn họ thôi 

Có một sự kỳ vọng ở một người thợ sửa ống nước là tôi sẽ phải dành hàng giờ luyện tập, học tập và thực hành, và sau đó khi tôi đi làm công việc của mình, tôi sẽ biết mình đang làm gì, và đó cũng là điều mà khách hàng mong đợi, họ có thể yêu cầu xem những giấy chứng nhận liên quan được ban hành bởi các cơ quan.

Một người thợ sửa ống nước sẽ tiêu hàng đống tiền, thời gian và công sức luyện tập để làm thứ mà thường có nhu cầu rất lớn, và thỉnh thoảng làm những công việc không được sạch sẽ cho lắm.

Giờ chúng ta hãy nhìn vào ngành phát triển phần mềm…

Con đường nào mà 1 người mới bắt đầu khởi động việc viết phần mềm một cách chuyển nghiệp, như là 1 công việc kiếm tiền thực thụ?

À thì, họ có thể, nếu họ mong muốn đi con đường giống như những thợ ống nước kể trên, họ có thể vào trường đại học, dành hàng giờ luyện tập, làm hàng đống bài thực hành, tóm lại là làm bản thân trở nên kha khá ở việc mình sẽ làm.

hoặc là…

Họ có thể đi 2 tuần bootcamp (1 dạng training tập trung vào skills mình muốn, để lấy kĩ năng, chứng chỉ), tải 1 số editors và compilers từ internet và hiểu 1 chút, làm 1 tý đủ để thuyết phục 1 số công ty đang tìm kiếm nhân sự, tưởng rằng họ biết cái họ đang làm, rằng thì là có cái giấy chứng nhận đằng sau lưng.

Bởi vì người anh hùng 2 tuần của chúng ta tuyệt vọng để có được công việc lập trình “hào nhoáng”, và bởi vì truyền thông làm chúng ta tin rằng viết ra phần mềm THẬT LÀ DỄ, rằng thì là anh ta hay cô ấy có thể chấp nhận “giảm lương đi 1 tý” khi đến với ngành lập trình.

Và kết quả là?

Sự thật các doanh nghiệp LUÔN, LUÔN, LUÔN chọn phương án rẻ hơn, bạn biết điều đó, tôi biết điều đó, cả thế giới biết đầu đó, tất cả mọi vấn đề quy về lợi nhuận.

Người anh hùng 2 tuần của chúng ta, cảm ơn đến chiến dịch “Mọi người đều cần phải code” được phổ biến rộng rãi, giờ đây khi người anh hùng 1 thất bại, các công ty họ biết có nguồn cung cấp đang ở cửa đợi để thay thế.

Sự thật nghiệt ngã là, sự đào thải các lập trình viên đang ở mức rất cao, nhưng các công ty họ không quan tâm, bởi vì họ – những lập trình viên bị trả lương thấp, trì trệ, chỉ cần viết 1 số dòng code(kể cả với chất lượng kém) để tồn tại.

Một người lập trình viên khá, được đào tạo bài bản, người mà dành thời gian để trở nên điêu luyện các kĩ năng, bởi vì đó là những thứ mà họ thấy thích thú, có thể dễ dàng tìm được đúng công ty, với mức lương cao. Đó là mục tiêu mà chúng ta-những lập trình viên hướng tới, chứ không phải không làm việc hay luyện tập hay thực hành chút nào, rất nhiều trong số họ chỉ ổn định trong mức thu nhập thấp, mà mọi người thường thấy.

Cuối cùng là đúng thế, khi bạn so sánh thợ sửa ống nước với lập trình viên, hợp lý thôi, bởi vì họ xứng đáng với những công sức họ bỏ ra, trong khi những lập trình viên “hàng hóa” chỉ lao vào để lấy cái học cần mà không quan tâm đến công việc thực sự.

Không may, lập trình viên “hàng hóa” phù hợp với cách các doanh nghiệp tư bản hoạt động, nên nó chỉ trở nên phổ biến hơn thôi.

Theo: Tuan Nghia Vu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *