GIẢM CÂN MÀ KHÔNG CẦN VẬN ĐỘNG: ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CỦA TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC VÀO TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Vâng, nó có thật đó quý vị. Mình phải đọc đi đọc lại nhiều lần và tới bây giờ vẫn không hiểu hoàn toàn cơ chế hoạt động của phương pháp này, bạn nào vào khai sáng cho mình với 

. Nếu bạn nào có bản đầy đủ của nghiên cứu này thì mình mong nhận được sự chia sẻ vì trên web bán tới $35 lận 

.

Vào một ngày đẹp trời năm 1982, Joel Cooper và Danny Axsom áp dụng lý thuyết (1) sự bất hòa về nhận thức vào tâm lý trị liệu để thực hiện một thí nghiệm, trong đó: Một nhóm phụ nữ thừa cân tự nguyện tới phòng thí nghiệm, ghi chép lại số cân nặng ban đầu và nghe quy trình của thí nghiệm này. Nội dung của nó nghe chẳng liên quan gì tới việc giảm cân: Trong nhóm các chị em có nỗ lực cao thì họ được yêu cầu đọc to những cụm từ khó phát âm trong 40 phút. Nhiệm vụ này yêu cầu nỗ lực tâm lý nhiều hơn là việc vận động. Nhóm nỗ lực thấp thì nhiệm vụ này dễ hơn và ngắn hơn. Nhóm cuối cùng không tham gia vào bất cứ nhiệm vụ nào mà chỉ được ghi lại số đo cân nặng rồi báo cáo lại vào thời gian sau.

Nhóm chị em có nỗ lực cả cao cả thấp tới phòng thí nghiệm 5 buổi tiếp theo trong 3 tuần, tại thời điểm cuối cùng thì họ được đo lại số cân nặng. Kết quả như hình dưới.

Theo thuyết sự bất hòa về nhận thức thì:

Việc tự nguyện tham gia vào nhiệm vụ bạn đầu sẽ gây ra sự bất hòa(việc này thì liên quan *éo gì tới việc giảm cân ) và nhiệm vụ ban đầu càng khó thì càng làm cho chị em phải chịu đựng cảm giác bất hòa nhiều hơn. Kết quả là, sự bất hòa(cảm giác khó chịu) càng lớn thì càng làm tăng độ thú vị(thái độ tích cực đối với mục tiêu cuối cùng) đối với thí nghiệm mà thực chất nó chỉ là việc làm tốn thời gian.

Lưu ý, việc này có hiệu quả hơn nhiều nếu các chị em tự nguyện và càm thấy không bị ràng buộc khi làm chuyện đó.

(1) Định nghĩa: Thuyết bất hòa nhận thức chính là cảm giác khó chịu, căng thẳng khi một người nhận thức được hai hoặc nhiều ý tưởng, niềm tin trái ngược nhau cùng một lúc. Sự khó chịu xuất hiện khi niềm tin của con người bị va chạm với bằng chứng trái ngược với niềm tin vốn có. Lúc này, tâm trí của con người sẽ bị tán công bởi vô vàn sự nghi ngờ. Và để thoát khỏi cảm giác đó, họ sẽ tìm cách giải quyết bằng cách trấn an bản thân hoặc thu thập các thông tin phù hợp với niềm tin của mình, hạn chế đối mặt với các thông tin trái với niềm tin của họ.

Nguồn: Michael A. Hogg & Graham M. Vaughan, Essential of Social Psychology(2010).

Theo: Liu Liu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *