So với hai người tiền nhiệm vĩ đại là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, có vẻ Giang Trạch Dân không mấy ấn tượng, thậm chí còn làm trò cười cho thiên hạ. Tại sao Đặng Tiểu Bình không chọn người kế nhiệm tài năng hơn?

Zhou Yu, nghiên cứu khoa học từ năm 2015

Câu hỏi này mắc hai lỗi sai:

1. Giang không được đề cử bởi Đặng Tiểu Bình, mà là Trần Vân cùng nhiều lão thành cách mạng khác trong ĐCSTQ vào năm 1989 sau biến cố Thiên An Môn. Danh tiếng chính trị của Đặng đã bị hủy hoại bởi sự hỗn loạn, khiến ông phải từ chức và đồng ý với đề xuất này.

2. Giang Trạch Dân thực sự có tài. Ông và các đồng chí đã cứu Trung Quốc khỏi số phận của Liên Xô.

Hãy nhìn vào bối cảnh khi đó:

I. Trung Quốc trước khi Giang Trạch Dân trở thành Tổng Bí thư

Vào năm 1987, Triệu Tử Dương (một Yeltsin của Trung Quốc) trở thành Tổng Bí thư của ĐCSTQ sau khi Hồ Diệu Bang (một Gorbachev của TQ) bị Đặng Tiểu Bình và các đồng chí khai trừ vào năm 1987. Giống như Yeltsin, Triệu là bậc thầy về đầu cơ chính trị nhưng lại kém cỏi trong phát triển kinh tế. Năm 1988, Triệu đã “chạy trốn” việc kiểm soát giá cả, dẫn tới lạm phát và khiến kinh tế quốc gia sụp đổ. Bất cứ ai khi đó cũng đều phẫn nộ. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới phong trào biểu tình trên toàn quốc vào tháng 4 và tháng 5 năm 1989. Triệu Tử Dương đã bị loại bỏ vì những sai lầm vào năm 1988 và các hoạt động chính trị đáng ngờ trong biến cố Thiên An Môn năm 1989.

Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang đều là được Đặng Tiểu Bình bảo trợ. Đặng đã sai lầm trong việc lựa chọn người kế nhiệm. Kể từ đó, uy tín của Đặng giảm mạnh, trong khi Trần Vân, một nhân vật quyền lực khác trong ĐCSTQ đã đề cử Bí thư Thượng Hải Giang Trạch Dân lên làm Tổng Bí thư mới của ĐCSTQ. Các lão thành khác không đưa ra lựa chọn nào tốt hơn nên cũng nhất trí.

II. Trung Quốc từ khi Giang Trạch Dân trở thành Tổng Bí thư

Giang Trạch Dân khi đó là Bí thư Thượng Hải, đang sắp nghỉ hưu. Thông thường, người kế nhiệm Tổng Bí thư ĐCSTQ phải vào Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương khóa trước, nhưng Giang thì không.

Sau này, Giang thừa nhận khi đó ông đã do dự. Ông biết nếu không thể hiện tốt vai trò chữa cháy, số phận ông sẽ không khác gì Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Khác với hai người tiền nhiệm đã từng có thâm niên ở Bắc Kinh, Giang chưa từng có kinh nghiệm tại đó.

Vị thế của ông tại Bắc Kinh không hề vững chắc, nhưng Đảng trông cậy vào ông khi nề kinh tế đang rối ren, người dân Trung Quốc hoang mang. ĐCSTQ đang dựa lưng vào vực thẳm, chỉ một nước đi sai lầm sẽ dẫn tới sự sụp đổ của quốc gia. Tệ hơn nữa, Hoa Kỳ đã rút nhiều khoản đầu tư sau khủng hoảng năm 1988 và biến cố Thiên An Môn. Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: lật đổ sự lãnh đạo của ĐCSTQ.

Cuối cùng ông cũng chấp nhận đề cử. Tôi không rõ liệu ông có trở thành một Xương Ấp Vương (cai trị 27 ngày) thứ hai khi quyết định từ Thượng Hải tới Bắc Kinh hay không.

Sau sự sụp đổ của Đông Âu vào năm 1989 và Liên Xô vào năm 1991, hầu hết các Đảng viên ĐCSTQ đều bi quan về chủ nghĩa xã hội, nhiều người đã phản bội Đảng và chạy sang phương Tây (như Hứa Gia Truân), hoặc từ bỏ lòng tin vào chế độ mà họ đang phục vụ, trở thành các nhà tài phiệt như những đồng chí người Nga của họ (con trai của Đặng, con trai của Hồ Diệu Bang).

Trung ương mất dần kiểm soát với chính quyền địa phương. Khi Thống đốc Ngân hang Nhân dân Trung Quốc yêu cầu các thống đốc khác giúp đỡ khủng hoảng tài chính của trung ương, những vị kia đã mặc cả một cách ngạo mạn. Nhiều nhà khoa học và kỹ sư hang đầu rời bỏ chức vụ vì chính quyền không thể trả lương cho họ, một số sau đó định cư ở phương Tây.

ĐCSTQ đứng trước nguy cơ mất kiểm soát quân đội. Ngân sách tài chính và các nguồn lực khác dành cho quân đội vẫn không đủ bất chấp 2 đợt cắt giảm lực lượng quân sự trong những năm 1980. Mặc dù đã đình chỉ hầu hết các dự án phát triển vũ khí trong những năm 1980, quân đội vẫn gặp khó khan trong việc trả lương và phúc lợi cho các sĩ quan, chứ đừng nói đến việc nâng cấp vũ khí và chương trình huấn luyện. Do đó, quân đội phải tự kinh doanh để tồn tại, thậm chí buôn lậu bất hợp pháp. Tham nhũng lan tràn trong đội quân dã từng có kỉ luật và danh dự bậc nhất thế giới.

III. Trung Quốc khi Giang Trạch Dân về hưu

Giang Trạch Dân về hưu vào năm 2003, lúc này mọi thử thách ở trên đều đã được giải quyết và Trung Quốc bước vào thập kỷ vàng 2001 – 2010 sau khi gia nhập WTO. Ông đã ngăn ĐCSTQ tan rã và đưa Trung Quốc trở lại quỹ đạo phát triển ổn định.

Khi đương chức, ông nỗ lực hết mình để phục vụ Đảng và Nhà nước, và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Khi về hưu, các meme của ông giúp mọi người vui vẻ. Ông là nhà lãnh đạo tài ba.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *