Lời khuyên thú vị mỗi ngày

Tôi đảm bảo rằng, trong cuộc đời ai cũng phải cãi nhau nhiều lần với cha mẹ, bạn bè, … Nhưng làm thế nào để kết thúc vụ cãi vã mà tình cảm 2 bên vẫn không bị rạn nứt ?

Tính hiếu thắng của con người vốn rất cao, một khi đã vào cuộc thì sẽ cố gắng làm thế nào để mình giành phần thắng cuộc, và nhiều khi lý sự cùn xuất hiện rất nhiều thậm chí là người nói dù biết thì vẫn cứ tiếp tục. Nên chúng ta sẽ cứ tiếp tục cho đến khi thắng thì thôi. Nếu chúng ta thắng cuộc, bạn sẽ bị mất cảm tình từ phía bên kia ; nếu chúng ta thua, ta sẽ cảm thấy bực tức và căm hận. Dù là trong trường hợp nào thì đều cũng sẽ có 1 kết quả không tốt đẹp.

Đức Phật dạy rồi: “Oán không diệt được oán, chỉ có tình thương mới diệt được oán”. Tranh cãi không diệt được bất hòa, chỉ có sự thiện chí nhìn nhận quan điểm của người khác mới phá được sự bất hòa đấy. VÀ TỐT NHẤT LÀ HÃY TRÁNH 1 CUỘC TRANH CÃI KHÔNG CẦN THIẾT.

Một bài viết trong “Bits and Pieces” có thể đưa ra vài gợi ý giúp bạn tránh những bất đồng và không rơi vào các cuộc tranh cãi không cần thiết:

Sẵn sàng chấp nhận việc bất đồng quan điểm: “Khi hai đối tác bao giờ cũng nhất trí với nhau, thì chỉ cần ý của một bên là đủ”. Nếu như có ý kiến bất đồng, đó là cơ hội để bạn kịp điều chỉnh trước khi phạm một lỗi lầm nghiêm trọng.

Đừng tin vào cảm nhận đầu tiên của bạn: Phản ứng tự nhiên đầu tiên của chúng ta trong một tình huống khó chịu là tự vệ. Hãy cẩn thận. Hãy giữ bình tĩnh và thận trọng với những phản ứng đầu tiên của bạn. Nó có thể là tệ nhất, thay vì là tốt nhất.

Kiểm soát cảm xúc của bạn: Hãy nhớ rằng, người ta có thể đánh giá được tính tình của một con người bằng cách làm cho người ấy nổi giận.

Lắng nghe trước: Hãy nhường cho đối thủ của bạn một cơ hội chia sẻ. Hãy để cho họ nói hết, đừng ngắt lời, tranh cãi hay tự vệ, vì như thế chỉ dựng lên những hàng rào chia cắt. Hãy tìm cách xây nên những nhịp cầu chia sẻ, cảm thông.

Tìm những điểm chung: Khi nghe đối phương trình bày, trước tiên hãy chú ý đến những điểm mà bạn tán thành.

Trung thực nhận lỗi: Hãy nhìn nhận những sai lầm của mình và xin lỗi. Điều này sẽ khiến cho đối thủ mất vũ khí và sẽ giảm bớt thái độ chống đối.

Hứa xem xét lại cẩn thận ý kiến của đối phương: Hãy nhớ rằng, đối phương có thể đúng. Việc tán thành ý kiến của họ ở giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc chịu đựng cảnh họ vỗ tay nói: “Chúng tôi đã tìm cách dạy bảo ông, nhưng ông không chịu nghe” khi khả năng thất bại xảy ra vì bạn cứ khăng khăng theo ý mình.

Thành thật cảm ơn đối thủ về sự quan tâm của họ: Bất cứ ai mất thì giờ tranh cãi với bạn cũng đều quan tâm tới những chuyện bạn đang quan tâm. Hãy nghĩ đến họ như những người thực sự muốn giúp đỡ bạn, như thế bạn có thể biến các đối thủ của mình thành bạn bè.

Đừng hành động vội để cả hai bên có thì giờ suy nghĩ thấu đáo vấn đề: Hãy gợi ý rằng cả hai cần gặp lại nhau vào hôm khác, khi đã thu thập đủ dữ kiện để đưa ra bàn luận. Trong khi chuẩn bị cho cuộc họp ấy, hãy tự hỏi mình vài câu hỏi khó trả lời:

Đối tác của mình có lý không ? Có lý chỗ nào ? Phải chăng lẽ phải hay ưu thế thuộc về lập trường hay lập luận của họ? Cách phản ứng của mình có giải quyết được vấn đề hay chỉ giúp mình khỏi bị tổn thương? Nó sẽ đẩy các đối tác đi xa hay kéo họ lại gần mình hơn? Cách phản ứng của mình có được những người tốt đánh giá cao hay không? Mình sẽ thắng hay sẽ thua? Phải trả giá nào nếu như mình thắng? Nếu mình im lặng thì có hết mâu thuẫn không? Tình huống khó khăn này có phải là một cơ hội cho mình hay không?

Tip: Thú thực, đây là những ngày đầu tôi làm những chuyên mục như thế này nên nếu mọi người thấy được khiếm khuyết trong bài viết của tôi thì MONG mọi người hành động như một người thầy với tôi: Khuyên răn và chỉ bảo. Thực ra tôi mong các bạn đừng đọc lướt qua mà hãy ngẫm nghĩ. CẢM ƠN CÁC QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC BÀI VIẾT NÀY RẤT NHIỀU Ạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *