Tác phẩm đẹp bá cháy này nằm trong khuôn viên Bộ Nông nghiệp CH Tartastan, được làm bằng kim loại, cao gần 20 mét (65 feet), và là một trong những niềm tự hào của người dân Kazan, Nga.
FACT: Sau cuộc xâm chiếm vĩ đại, Đế quốc Mông Cổ tách thành nhiều Hãn Quốc, rộng lớn nhất là Hãn quốc Kim Trướng, lớn gần bằng nhà Nguyên, chiếm một mảng lớn Đông Âu và phía Tây thảo nguyên Trung Á. Như các đế chế Mông Cổ khác, Hãn quốc này địa phương hóa, “Đột Quyết hóa”(Turkicized), thành một đế quốc của người Tatar, một sắc dân Turkic. Về sau Kim Trướng suy yếu rồi tan rã thành một loạt hãn quốc Tatar nhỏ hơn. Hùng mạnh và tồn tại lâu dài nhất là Hãn quốc Krym, có lúc phiên thuộc Ottoman đồng đạo Hồi, nhưng vẫn là một thế lực lớn ở biển Đen, đến khi bị người Nga thôn tính 1783. Nhưng sự kiện b.i th.ảm nhất chỉ đến với họ 161 năm sau đó, khi chỉ trong 3 ngày, Stalin hố.t trọn toàn bộ 200 ngàn người Tatar Krym ra khỏi bán đảo đưa đi lư.u đ.ày bi.ệt x.ứ, sạch sẽ gần như không còn ai, khoảng 1/5-1/2 b.ỏ mạ.ng trên đường lư.u đ.ày.
Một hậu sinh nhỏ hơn của Kim Trướng là Hãn quốc Kazan, nằm giữa lòng nước Nga ngày nay, với thành phố lớn Kazan bên bờ Volga; chỉ tồn tại được hơn trăm năm thì bị Ivan hung đế thôn tính 1552, gần hết cư dân trong thành bị tậ.n di.ệt, 110 ngàn người bỏ mạng (thời ấy tp 1tr người đã là lớn nhất nhì thế giới). Trên nền lâu đài của Khả Hãn trên đồi cao, Ivan cho xây dựng Kazan Kremlin, dần hoàn thiện sau vài trăm năm, trở thành một quần thể kiến trúc độc đáo, với pháo đài, cung điện, nhà thờ Chính thống bên này, Đền thờ Hồi giáo bên kia. Từ di sản thế giới Kazan Kremlin nhìn xuống chút thì ngay phía dưới là tòa nhà bộ Nông nghiệp với cây kim loại này. Công trình mới mẻ và độc đáo này như một dấu gạch nối quay lại truyền thống kiến trúc đặc sắc xưa, đa dạng như chính các sắc dân ở Nga vậy, sau một thời gian dài chìm trong kiến trúc brutalism anh cả đỏ. (Hình toàn cảnh / cận cảnh / phù điêu và Kazan Kremlin ở comment.)
Theo Cao Khánh Linh và Phan Lặng Yên