Mức độ chấp nhận của người Đức đối với người nước ngoài là như thế nào?

A: ARNOLD WUNSCHE, PHD KINH TẾ & LỊCH SỬ

———————————–

Chuyện này đơn giản thôi, tôi sẽ lấy ví dụ để minh họa. Tôi quen khá nhiều người nước ngoài nhưng xin được lấy 3 người sau ra làm ví dụ:

Người thứ nhất đến từ Iran. Anh ấy đến Đức năm 18 tuổi để học tập, có niềm tin vững chắc vào Đấng Allah, yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc. Anh ấy rất tự hào về đất nước Iran của mình, nhưng cũng rất tôn trọng nền văn hóa Đức, thực sự tôn trọng nó. Nếu anh ấy có thói quen làm điều gì đó ở Iran mà không được chấp nhận ở Đức, anh ấy sẽ không làm điều đó khi ở Đức. Anh ấy đang có một công việc tốt cùng tham vọng tiến xa hơn trong tương lai. Tôi đánh giá rất cao người bạn này.

Người thứ hai đến từ Syria. Anh ấy đến Đức tị nạn năm 2012. Anh ấy cũng là một người Hồi giáo, nhưng chưa tốt nghiệp trung học và phải sống nhờ vào trợ cấp. Tuy vậy, anh cố gắng đăng kí và theo học nốt trung học, sau đó thì học tiếp để trở thành nha sĩ. Anh ấy luôn cố gắng học tiếng Đức và không hề muốn phải sống bám vào trợ cấp. Ngay từ lúc có đủ giấy tờ tùy thân, anh đã cố làm việc để hỗ trợ mẹ và em gái, đóng thuế đầy đủ và tham gia các hoạt động tình nguyện. Dù nhớ đất nước Syria nhưng anh luôn trân trọng cơ hội thay đổi cuộc đời mình tại Đức. Ngay từ lúc mới gặp, tôi đã dành sự tôn trọng cho chàng trai đầy nghị lực này. Anh ấy đã tìm gặp, mong muốn được trò chuyện với nhóm bọn tôi ở trường nếu có thời gian rảnh lúc nghỉ giải lao, vì anh chỉ mới đến Đức chưa lâu và chưa biết nhiều về Đức. Một con người có tính cách tuyệt vời, thật vui khi được biết một người như thế. Tôi mong anh ấy sẽ sớm gặt hái được thành công

Người thứ ba đến từ Afghanistan và sống ở Đức đã được 5 năm. Anh ấy cũng theo Đạo Hồi như hai người kia, dù không hành đạo nhiều nhưng luôn luôn kể rằng Đấng Allah vĩ đại ra sao và Đạo Hồi sẽ làm chủ tương lai như thế nào. Anh ta cũng hay làm phiền các cô gái, 8/10 lần đi ăn thì vứt rác bừa bãi. Ít nhất thì anh ta cũng làm việc, nhưng không một ai trong gia đình anh ta – cha, mẹ, chị gái, em trai – kiếm một công việc để làm. Họ cứ tiếp tục sống nhờ trợ cấp và than phiền rằng trợ cấp ít như thế thì không thể sống được. Họ từ chối nhiều công việc được gợi ý và tìm cách để tiếp tục nhận trợ cấp. Họ cũng không tìm cách cải thiện tiếng Đức của mình. Thực sự, tôi rất muốn những người này rời khỏi Đức, bởi họ không đóng góp được gì cho đất nước này, và có thể là ở đất nước khác cũng vậy, quả thực tôi không hài lòng lắm khi nước Đức cứ tiếp tục đối xử với họ như thế.

Chúng tôi sẽ luôn chấp nhận nếu văn hóa, tập tục, cách ứng xử của người khác phù hợp với thế kỉ 21, chứ không phải những nếp lạc hậu đến từ thế kỉ 13, 14.

Theo: Đinh Hữu Thế Anh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *