Vì sao học phí đại học ở Mỹ thường đắt đỏ đến thế?

A: Allen Lobo, cựu sinh viên chuyên ngành Vật Lý Phân Tử tại Đại Học Pennsylvania

Tuần trước lần đầu tiên trong đời tôi có dịp đi mua đồ ở Whole Foods. Thật may mắn là tôi có đủ khả năng để sống trong khu cư dân xa hoa nhất ở Philadelphia với Whole Foods chỉ cách vài bước đi bộ.

Và khi tôi tới để sắm vài nhiên liệu mà không có sẵn ở chỗ siêu thị tôi thường tới. Nơi này đã khiến tôi phải kinh ngạc. Ý tôi là do tôi chưa lần nào đặt chân vào một siêu thị nào như thế này trong đời.

Tráng lệ, rộng rãi, hàng ngàn hương hiệu được bày bán, những món ăn lẫn lạ và quen, đến cả khu ăn uống còn được decor như nhà hàng. Và trên hết nữa đó là đội ngũ nhân viên tận tâm nhất mà tôi từng gặp! Ba lần khác nhau tôi nhờ sự trợ giúp của nhân viên để tìm đồ và thay vì chỉ tay vào gian hàng nào, họ dẫn tôi thẳng đến đó để kiếm và có một lần nữ nhân viên trẻ còn gọi đồng nghiệp của mình đến để giúp tôi.

Nhưng tiền nào của nấy. Ngay tức thì tôi đã hiểu ra lý do vì sao Whole Foods hay bị gọi trêu là “Whole Paycheck.”

Trái ngược lại với chỗ tạp hoá mà tôi hay lui tới, Aldi – chuỗi siêu thị giá rẻ từ Đức. Có lần tôi đọc được rằng ở Đức, người ta hay ẩn dụ gọi Aldi là nơi “vợ của tiến sĩ đi chợ mà không muốn bị bắt gặp!”

Nói thẳng là rất rẻ, vâng, rẻ còn hơn Walmart. Đồ ăn thì cũng ngon thôi, cũng có nhiều món hữu cơ nhưng sao giá cả lại thấp đến thế?

Aldi vốn trông rất trần trụi và không được bắt mắt (chả có cái kệ nào đâu chỉ có đồ bày trên hộp giấy thôi), ít hãng hơn đáng kể, ít hoặc không có tính liên kết giữa các gian hàng (tự đi mà mò đi), và đại đa số là hãng gốc (hãng của siêu thị). Tóm gọn lại là gì? Tôi vốn tiêu chỉ khoảng $200-250 một tháng cho việc đi chợ (có thể dễ dàng tiêu đến mức ấy chỉ trong một tuần đi Whole Foods). Nhưng tiền nào của nấy – Aldi không cùng đẳng cấp, đáng tiền như Whole Foods.

Bởi vì Whole Foods thông thường trông như thế này – 

Và cái Aldi lại trông như thế này – 

Tìm điểm khác biệt (không) có thưởng.

Một bên trông như Giáng Sinh, bên còn lại trông như mùa chay.

Cái tệ hơn nữa là gì?

Tôi hầu như không thấy người trẻ nào ở Aldi (trừ mấy bọn trẻ da đen nhà nghèo từ một khu lao động của thành phố)Cho dù sự thật rằng nó chỉ cách khoảng nửa cây số từ khu campus Đại học Penn ở Tây Philadelphia.

Còn Whole Foods thì sao nào? Đại đa phần những người ở đó nằm trong độ tuổi đôi mươi. Kể cả rất nhiều (nếu không nói là tất cả) làm chưa được một nửa số tiền như tôi, gần như rõ ràng là họ tiêu còn hơn gấp đôi tôi.

Bây giờ chắc bạn hiểu cái này đang đi tới đâu rồi đấy.

______________

Các trường đại học đang dần trở thành Whole Foods thay vì Aldi.

Bạn biết đấy, khi tôi đi ngang qua con đường của trường cũ tôi tại Philadelphia (Penn) và ngôi trường hàng xóm (Drexel U.) thì cái Drexel trông có cảm giác như đi Club Med. Fantastic cafes vậy, toà nhà cửa kính cao ấn tượng, khu công viên được trang hoàng một cách chu đáo,… Tôi còn nhớ mọi thứ đã trông như thế nào chỉ trong một thập kỷ trước khi tôi còn là sinh viên tại trường Penn – thoải mái nhưng không xa hoa – và với loại người như tôi, phản ứng ban đầu của tôi không phải là “Ối chà, hoàn mỹ ghê!” mà là –

“Lạy Chúa, bọn sinh viên này chắc phải trả tiền qua lỗ mũi (paying through the nose) hết cả đây!”

Đại học Drexel không đáng ngạc nhiên là ngôi trường tư nhân đắt đỏ nhất ở bang với học phí, chi phí ăn ở ngốn hết khoảng $72,000 mỗi năm! Đó gần như là $300,000 cho mội cái bằng cử nhân.

Bản đồ về trường đại học mắc nhất ở từng bang:

Giờ nên nhớ trong đầu rằng ít nhất thì trường Penn của tôi là một trường thuộc Ivy League luôn nằm trong top 10 đại học Mỹ (#8). Nhưng Drexel còn không nằm trong top 50 (#94 theo thống kê của U.S. News & World Report). Mà thậm chí không đảm bảo từ xa một chi phí học tập nặng nề như vậy. Vì sao?

· Cơ sở hạ tầng sang trọng khiến biệt thự xa hoa của tôi trông như YMCA. Mọi thứ từ kiến trúc crème-de-la-crème, sân vận động ấn tượng, phòng tập gym sang trọng… những thứ hầu như không có liên quan gì đến giáo dục hay chất lượng giảng dạy.

· Đội ngũ nằm ngoài ban giảng dạy như ban quản lý, cố vấn viên… những người mà hầu như không có liên quan gì đến giáo dục hay chất lượng giảng dạy.

· Hoàn loạt bộ phận ban ngành được xây dựng và phát triển chỉ trong suốt thập kỷ vừa qua – đặc biệt với những ngành học với cái tên phù phiếm như ‘XXX Học’ mà không chỉ hầu như không dính dáng gì đến giá trị nhu cầu trong thị trường mà còn tệ hại trong việc bồi dưỡng sinh viên với các kỹ năng như phân tích hay tư duy, thay vào đó lại hàng đầu trong việc đào tạo các nhà hoạt động… những ban ngành học tập mà hầu như không có liên quan gì đến giáo dục hay chất lượng giảng dạy.

Biết cái gì tệ hơn không?

Sinh viên THÍCH ĐIỀU ĐÓ! Thiệt, cảm giác như triệu đô đó man.

Ý tôi là ai mà không thích chứ?

Trải nghiệm tuyệt vời cho suốt cả bốn năm học. Bạn dẫn ai đó đi xung quanh campus và trông nó còn sang hơn mấy toà nhà ở trên Phố Wall.

Như trải nghiệm của tôi tại Whole Foods, đươc săn sóc từng li từng tí gần như tức thì bởi đội ngũ ban quản lý.

· Bạn cảm thấy bị xúc phạm? Có hỗ trợ viên đây.

· Bạn phát stress vì kỳ kiểm tra sắp tới? Có cố vấn viên đây.

· Bạn muốn cảm thấy được chu cầu? Không thiếu sự lựa chọn đâu.

· Bạn cảm thấy bất an? Có chỗ an toàn cho bạn đây.

· Bạn muốn được hưởng thụ? Có cả khu giải trí cho bạn đây.

Bạn nghĩ những thứ như thế lại được miễn phí?

Hay rẻ?

Thế sao mà đáng ngạc nhiên khi những học sinh ấy yêu cầu từng chút một về việc được bảo vệ và được chu cầu? Ai sẽ chạy đi gặp ban quản lý nếu bị tổn thương về mặt tinh thần?

Ý tôi là, có ai mà chả muốn được đối đãi như vua chúa tại khách sạn xa hoa với $700 một ngày không?

Giờ ta biết một thực tế là cả hai trường đều không tuyển dụng thêm nhiều giảng viên cho các khoa truyền thống của chương trình, cũng không có chuyện các giáo sư hiện nay được trả lương thêm hàng trăm ngàn. Còn có thể là rất nhiều trợ giảng dạy lớp đang bị trả lương thấp đáng kể.

Thế bạn nghĩ mấy chục (nếu không phải là trăm) ngàn đô ấy đi đâu nhỉ?

Để được trải nghiệm trong cuộc đời.

Để được chu cấp từng li từng tí một.

______________

Tôi thật sự rất cảm thông cho các sinh viên thiếu kinh nghiệm (cơ mà ở tuổi này ai chả có tí ngờ nghệch chứ?) đã phải gánh một khoảng nợ nặng nề và nhà trường chi tiêu tiền triệu cho những thứ đó… như đẩy mạnh quan hệ giữa các chủng tộc (Đại học Yale đầu tư không ít hơn 100 ngàn đô!), sự đa dạng, đào tạo và những thứ khác không chỉ lãng phí mà còn làm khủng hoảng tinh thần khiến sinh viên yếu mềm như một cành hồng.

· Cho đến khi sinh viên bắt đầu biết chịu trách nhiệm, thì học phí vẫn sẽ tăng thôi.

· Cho đến khi sinh viên bắt đầu nghĩ “À, mình sẽ là người trả cái số nợ ấy đến khi mình ba mươi mấy tuổi.”

· Cho đến khi sinh viên bắt đầu kêu gọi để xin nhà trường dừng việc chi tiêu tiền học phí của mình vào những cái không đáng thay vì đầu tư giáo dục.

Nhưng khó mà những câu hỏi ấy được nảy ra khi rất nhiều sinh viên không chỉ tận hưởng mà còn muốn được những thứ ấy thêm nữa?

Sao mà có thể được khi sinh viên ít khi coi nó là một nơi với giáo dục nghiêm túc nhưng phần lớn lại cho là một “trải nghiệm” cuộc đời?

Thị trường luôn chu cấp cho nhu cầu của bạn. Trường hợp này còn được ẩn dụ gọi là “thẻ tín dụng”

Cho đến lúc kì hạn bạn phải trả và nó vẫn sẽ ám bạn suốt một cả thập kỷ sau khi bạn bước chân ra khỏi chốn hoa lệ ấy.

Bởi vì trong thực tế, không có bữa ăn trưa nào là miễn phí (there is no free lunch to be had).

Theo: Bao Nguyen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *