Trả lời:
Colin Zhou, học tại trường đại học Bellevue (2020)
Ở Trung Quốc, Cao khảo (gakao) là một trong những giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc đời học sinh trung học.
Nó được biết đến như một công cụ đơn thân độc mã quyết định cơ hội nghề nghiệp cũng như địa vị xã hội trong tương lai của bạn.
So với các bài thi đầu vào đại học ở Hàn Quốc hay Ấn Độ, bạn sẽ nghĩ rằng bài kiểm tra hầu hết sẽ dựa vào trí nhớ và các “mẹo” được dạy ở những trường luyện thi đặc biệt.
Nhưng một vài câu hỏi trong số chúng thực sự mang tính suy ngẫm và định hướng sáng tạo đến mức khó tin.
Thử lấy vài ví dụ mà xem:
- Chủ đề: Những con đường
Dựa trên ba cách dùng sau đây về “con đường”, viết một bài luận.
1. “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” – Lỗ Tấn.
2. Không có con đường nào mà chẳng ai dám bước, chỉ có những người không dám bước trên nó mà thôi.
3. Đôi khi bạn sẽ chọn sai đường, nhưng nếu bạn tiếp tục đi, nó sẽ trở thành một con đường hoàn toàn mới.
(từ đề thi tỉnh Phúc Kiến)
- Chủ đề: Cánh bướm có màu sắc không?
“Một giáo viên yêu cầu các học sinh nhìn vào những con bướm dưới kính hiển vi. Thoạt đầu, các học sinh nghĩ rằng lũ bướm sẽ có màu sắc sặc sỡ, nhưng khi quan sát rõ hơn, họ nhận ra rằng thực sự chúng không có màu gì cả.” Dựa trên câu chuyện này, hãy viết một bài luận.
(từ đề thi tỉnh An Huy)
- Vật đựng sữa luôn là hộp vuông; vật đựng nước nước khoáng luôn là chai tròn; chai rượu tròn thường được đặt trong chiếc hộp vuông. Viết một bài nghị luận bàn về triết lý tinh tế giữa vuông và tròn.
- Bạn nghĩ đâu là người lôi cuốn nhất? Một kỹ sư sinh học dẫn dắt công ty của mình trong một nghiên cứu quốc tế, một thợ hàn bình thường đạt được danh tiếng toàn cầu bằng những tác phẩm của mình, hay một thợ chụp ảnh được tán dương rộng rãi qua một loạt ảnh?
Trớ trêu là những câu hỏi thú vị này lại góp phần vào tình trạng căng thẳng và tự sát của học sinh mỗi năm. Sáng tạo và lo lắng không nên đi cùng với nhau.
Theo: Lê Huỳnh Bảo