Leonardo da Vinci sẽ làm gì nếu được sinh ra ở thời hiện đại vậy?

Ông ấy sẽ không gia nhập vào bất kì viện nghiên cứu nổi tiếng hay đại học nào. Thay vào đó, Da Vinci sẽ chọn tự học bằng cách thu thập kiến thức từ các nền tảng trực tuyến (Wikipedia, Youtube, Quora, KhanAcademy,…) cùng với việc quan sát thế giới xung quanh và ghi chép lại từng chi tiết nhỏ một. Ông ấy đương nhiên sẽ trở thành một học giả, như cái cách ông đã từng ở trong thời đại của mình, nhưng bây giờ các lĩnh vực để khai thác cũng đã có thay đổi. Ông ấy sẽ học về Khoa học và Lập trình máy tính (Computer Science and Programming)Vật lí lượng tử (Quantum Physics)Thiết kế đồ hoạ (Graphics Designing), Thiết kế công nghiệp (Industrial Design), Điện tử (Electronics), Cơ khí (Mechanical Engineering), Khoa học vật liệu (Material Science)Công nghệ nano (Nanotechnology), Công nghệ sinh học (Biotechnology)Trí tuệ nhân tạo (A.I)Học máy (Machine Learning)Biên tập và dựng phim (Film making and Editing)Dinh dưỡng và Khoa học sức khoẻ (Nutrition and Health Science). Da Vinci sẽ dành rất nhiều sự quan tâm tới Kỹ thuật Đảo ngược (hoặc Giải mã công nghệ – Reverse Engineering – RE). Cùng với đó là ham muốn mổ xẻ mọi thứ để nghiên cứu cách chúng hoạt động rồi xây dựng nhưng thứ của riêng mình. Ông làm điều tương tự đối với cả những sinh vật sống. Ông sử dụng những thiết bị y tế tiên tiến làm giải phẫu trên cơ thể người và động vật, chụp rất nhiều ảnh của các mô và tạng để quan sát cách chúng hoạt động và đi vào nghiên cứu một cách chi tiết.

Leonardo sẽ xuất bản những luận văn nghiên cứu (về những lĩnh vực tôi nêu ở trên) hàng tuần một, trong đó sẽ chứa rất nhiều hình ảnh, minh hoạ chi tiết với lối viết khá khó hiểu. Một số bài viết của ông với những tư tưởng xoay quanh Năng lượng mặt trời, Công nghệ nano, Học máy có thể không khả thi vào hiện tại nhưng có thể được đưa vào thực tiễn sau 20-30 năm hoặc hơn.

Ông ấy cũng có thể tạo ra rất nhiều phần mềm, ứng dụng, trang web, thiết bị điện tử, những thiết kế và tranh vẽ hay một vài bức ảnh và những bộ phim tuyệt vời nữa.

Giải thưởng ông ấy có thể nhận: Giải thưởng Nobel cho những nghiên cứu xuất sắc, Giải thưởng Hàn lâm cho Đạo diễn hoặc Biên tập viên xuất sắc nhất.

—————————————————-

Thành thật ư? Ông ta có lẽ sẽ kiếm sống bằng nghề lật bánh burgers đấy. (Bài viết gốc để là flipping burgers, đây cũng là một nghề nhưng ở đây mình nghĩ tác giả dùng theo nghĩa bóng, ý chỉ công việc rẻ mạt với mức lương thấp – ND).

Lí do tôi nói như vậy chính là bởi vì, trong suốt cuộc đời của mình, Da Vinci nổi tiếng là một chuyên gia trì hoãn. Ông ta thường bắt tay vào làm việc nhưng không bao giờ hoàn thành chúng cả. Ông dành ra 1,5 thập kỷ để hoàn thành bức Mona Lisa, nhưng lại có người nói rằng ông chưa bao giờ thoả mãn với những gì ông vẽ trong bức hoạ đó. 67 năm sống trên đời, ông ta hoàn thành tổng cộng 15 bức tranh lớn. Rất nhiều trong số những “kiệt tác” của ông ta, như bức The Vitruvian Man hay bản vẽ máy bay, thật ra chẳng có gì nhiều ngoài nhưng hình vẽ nguệch ngoạc ông ta tạo ra trong lúc rảnh rỗi.

Da Vinci có thể sống sót với tư cách là một nghệ sĩ chỉ bởi vì số ít tác phẩm ông ta đã hoàn thành rất ngoạn mục và những nghệ sĩ thường rất được tôn vinh trong thời kì Phục hưng. Trở thành người bảo trợ cho một nghệ sĩ nổi tiếng khá là xịn sò và hợp mốt thời đó, do vậy những người bảo trợ luôn sẵn sàng bỏ qua cho sự, ờm, lười biếng của ông ta. Nhưng thời kì ngày nay, những nghệ sĩ không còn được sùng bái như xưa nữa, nên việc trì hoãn mọi thử đến đỉnh điểm như Da Vinci chắc chắn sẽ không được dung thứ.

Theo: Nguyễn Hoàng Minh Ngọc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *