Tại sao bạn lại ghét CFA đến vậy?

A: Ross Ledehrman, cựu Giám đốc Định giá Đầu tư và Quản lý rủi ro

Để anh nói cho mà nghe.

Trước đây, anh từng làm việc cho 1 ngân hàng cỡ trung. Anh sẽ không nói đó là ngân hàng nào đâu vì anh từng làm cho rất nhiều nơi. Đó là 1 ngân hàng có trụ sở lớn ở Luân Đôn và Nữu Ước, với đội ngũ hỗ trợ toàn diện ở văn phòng đại diện Ấn Độ. (ND: mạnh dạn dự đoán JP Morgan Chase)

Vào thời điểm anh mới vào làm, “thành lập đội ngũ” tại Ấn Độ vừa mới được thay đổi hoàn toàn. Ngân hàng này vào thời điểm đó đang trong quá trình cắt giảm chi phí nên tụi anh cần phải tìm hiểu xem những vị trí nào ở văn phòng trung gian có thể được thay thế.

Tụi anh nhận ra rằng tại Ấn Độ có 1 số lượng lớn những “phân tích viên” thuần túy, kiểu phân tích viên có thể điều tra và hỗ trợ các chuyên viên tín dụng top đầu và những giám đốc quản lý rủi ro thị trường. Ở đây anh muốn chỉ rõ với các chú rằng những vị trí kiểu này không hề liên quan gì đến dữ liệu và IT. Không, chúng được thiết kế riêng với mục đích giúp mọi người có thể thực sự “tạo ra giá trị”.

Thậm chí một vài quản lý cấp cao cũng đã đến Ấn Độ để đào tạo đội ngũ ở đó.

Khi mà bọn anh nhìn vào đội ngũ nhân tài tại Ấn Độ, bọn anh đã không thể tin nổi vào mắt mình. Những chàng trai trẻ măng với tấm bằng CFA và cả FRM nữa, f***ing wow sh*t.

Khi tụi anh đặt các nhóm lên bàn cân, 1 số nhóm ở Ấn Độ vượt trội hơn các nhóm ở Luân Đôn. Bằng cấp nhiều hơn, và 1 vài anh chàng ở Ấn Độ có bằng Thạc sĩ ở Luân Đôn chẳng hạn.

Vậy thì cái sai nằm ở đâu vậy?

Vấn đề thực rất đơn giản. Sự “hiểu biết chuyên sâu” về thị trường của những cậu trai trẻ này thực sự rất kém. Họ rất giỏi lý thuyết, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì đúng là thảm họa.

Chất lượng công việc của họ nhìn chung còn kém xa so với những gì thực tập sinh với tấm bằng Cử nhân ở Luân Đôn có thể đạt được.

Những sai lầm cơ bản kiểu như nói hết cho các kiểm toán viên những điểm yếu trong 1 nhóm hay gửi những báo cáo cho cấp trên mà không có 1 con số hay lời giải thích nào đều là việc không thể chấp nhận được. Cái hay của họ là họ làm theo quy trình từ A đến Z rất tài. Chú cứ viết quy trình rõ ràng ra đi. Họ làm theo không trật cái nào luôn.

Eh mà thử nhét thêm 1 biến số khác vào mà xem, mọi thứ đi trật lất luôn.

Vấn đề ở đây là – anh cũng đếch hiểu nổi – khi mà anh nói chuyện với vài cu cậu Ấn Độ này, những đứa có 324 cái bằng ấy, đó là họ cho rằng việc tạo khoảng cách với người khác như để tạo cái mác “giỏi hơn” là thực sự quan trọng.

Và rõ là vấn đề nằm ở chỗ, trọng tâm của những cậu trai trẻ này nằm ở bằng cấp, chứng chỉ và nền tảng giáo dục, hơn là những kiến thức thực sự hữu ích và có thể áp dụng trong công việc hằng ngày. Đó là nguyên nhân mà anh không thực sự cho rằng CFA có nhiều giá trị.

Một vài trong số những chàng trai này quá tập trung vào việc có cho bản thân 1 cái bằng, đến mức họ dành hết quỹ thời gian chết tiệt của mình cho việc học – và sau đó bỏ bê công việc hiện tại – điều khiến anh chỉ muốn ném cho mấy ku này cái đơn đuổi việc cho mà ký. Nhưng mà anh biết anh sẽ rời cái ngân hàng này sớm thôi, và con người xấu số kế nhiệm anh sẽ biết cách mà xử lý cái đống này thôi… (ND: hơi thiếu trách nhiệm nhé anh zai)

Anh nói ra điều này là bởi tối nay anh mới gặp những người khốn khổ đó. Và đoán xem, chẳng có gì tiến triển cả. Có gì đáng ngạc nhiên đâu.

Đây chẳng phải phân biệt hay chửi rủa gì. Cái đống lộn xộn này đơn giản là những thứ mà anh đã phải trải qua đó mấy đứa. Anh có nhiều đồng nghiệp người Ấn, những người mà anh hoàn toàn tin tưởng trong công việc với không 1 chút nghi ngờ nào. Nói chung thì anh chỉ nản với đội ngũ tài chính ở đó thôi.

Anh nghĩ rằng điều tồi tệ nhất là a từng thấy 1 con số điều chỉnh 9 tỷ được gửi từ Ấn Độ về Luân Đôn. Vào cái lúc mà tụi anh nhìn thấy những con số đó, trong đầu bọn anh kiểu: “Cái đ*o gì thế này? Sao không có thằng khỉ nào nhận ra được điều này?” Và chỉ còn cách 2 cái mail nữa là CRO – Giám đốc quản lý rủi ro – của ngân hàng sẽ thấy những con số này. (ND: ý là mấy ông này thấp hơn 2 cấp nữa so với CRO. Team Ấn Độ gửi thông tin qua bị sai và mấy lão giật mình với sai sót này)

Và khi mấy đứa nghe lời giải thích kiểu: “Em làm vội quá anh eh”, “Em còn phải bắt taxi nữa chứ”,… anh chỉ biết câm nín nhìn mấy ku này từ phía sau thôi. Anh đoán rằng đây là điều sẽ xảy ra khi các ngân hàng thuê nhân công với mức lương rẻ bèo và yêu cầu 1 cái CV đáng sợ nhưng mấy cha làm ngân hàng ở Luân Đôn và Nữu Ước vẫn cứ phải dọn sh*t.

Tóm lại thì anh cảm thấy tụi nhỏ học CFA chỉ để đậu và có cái viết trên CV. Tụi nó có học để áp dụng kiến thức đó vào thực tế đâu mà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *