Bọn học giỏi đã học hành như thế nào?

Thường thì MIT sẽ không xếp hạng sinh viên. Nếu như bạn nghe rằng ai đó đã tốt nghiệp MIT bằng danh dự xuất sắc (magna cum laude) thì bạn sẽ biết ngay đó là một lời nói dối.

Nhưng đúng là MIT có thỉnh thoảng xếp hạng sinh viên của mình dựa vào điểm số để xét đơn học bổng. Và cũng qua một lần như thế mà tôi biết được rằng mình nằm trong top học sinh dựa trên đánh giá điểm tốt nghiệp.

Tôi đã duy trì được GPA 5.0/5.0 một bằng MIT của mình và 4.9/5.0 với một bằng khác cho đến tận kì học cuối cùng bởi vì tôi đã phải bay tới một buổi phỏng vấn việc và không thể tham dự tất các các lớp học.

Tôi đạt được điểm số này kể cả khi phải thực hiện khối lượng công việc nghiên cứu gấp đôi. Tôi đã làm việc đồng thời cho một giáo sư MIT và 2 giáo sư Trường Y khoa Harvard (Harvard Medical School) khác.

Tôi tự thấy mình là một người học chuyên nghiệp và tin rằng có những kĩ thuật tôi đã áp dụng vào việc học mà những người khác cũng có thể áp dụng để cải thiện điểm số của họ.

Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, đây là những lời khuyên tôi dành cho bạn:

1. Hãy viết note theo cách bạn có thể kiểm tra được khả năng ghi nhớ và thấu hiểu của mình. Có rất nhiều người viết những note rất tốt trong việc ghi nhớ dữ liệu nhưng note của họ lại không được thiết kế để khuyến khích việc học, khả năng ghi nhớ hay xác định những điểm yếu của họ. Note của tôi thì có — và tôi tin là note của bạn cũng có thể làm vậy.

Nói một cách đơn giản, note của tôi được dùng như những cái flashcard bởi vì tôi viết nó theo dạng ngăn cách giữa “stimulus” (tác nhân) và “response” (phản ứng). Tác nhân là những gợi ý/manh mối hay những câu hỏi (nghĩ về mặt trước của flashcard), trong khi phản ứng chính là đáp án cho những manh mối/gợi ý đó (nghĩ về mặt sau của flashcard). Tác nhân thì sẽ nằm ở bên trái tờ giấy còn phản ứng sẽ nằm ở bên phải. Cái lợi của việc này là chỉ cần bạn đặt một tờ giấy lên trên, bạn có thể che đi phần phản ứng mà vẫn đọc được phần tác nhân. Bạn có thể có nhiều lề và nhiều mức/kiểu tác nhân và phản ứng khác nhau cho mức độ thông tin dày hơn. Nếu bạn làm đủ tốt, bạn hoàn toàn có thể viết note kiểu này trong thời gian thực. Để hiểu rõ hơn điều tôi đang nói, bạn có thể Google “Cornell Notetaking method”. Phương pháp note của tôi là một biến thể của phương pháp Cornell. Tôi hay dùng giấy trắng hoàn toàn để ghi, bởi vì giấy thông thường có dòng kể lề quá bé.

Để bạn hiểu được phương pháp này có tác dụng như thế nào, trong một học kì khó nhằn, tôi đã học rất nhiều môn trước kì thi chỉ có vài giờ bởi vì lúc đó tôi có quá nhiều những ưu tiên lớn hơn là việc dành hàng giờ để ngồi học. Nếu không phải do phương pháp take note này, tôi không nghĩ mình có thể tiếp thu đủ kiến thức chỉ với từng ấy thời gian. 

2. Phát triển khả năng trở thành một người đọc chủ động (đây có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất mà tôi muốn đề cập). Đừng chỉ thụ động đọc tài liệu được đưa cho. Hãy thử đặt câu hỏi, phát triển các giả thuyết và chủ động kiểm tra lại chúng ngay khi bạn đang đọc tài liệu – đây chính là điều mà một người đăng khác đã nói đến khi khuyên bạn nên phát triển “mental model” (mô hình tâm trí) đối với bất kì một khái niệm nào bạn được dạy. Nhưng mô hình tâm trí có thể nhiều hơn là một giả định đơn giản. Đôi lúc nó giống một câu chuyện, nhưng lúc khác nó có thể trông giống như một biểu đồ.

Nhưng chúng đều có điểm chung là sẽ giải thích được mọi chuyện.

Mô hình tâm trí sẽ giúp bạn có trực giác và khả năng trả lời một lượng lớn câu hỏi nếu so sánh với việc bạn không dùng mô hình, bởi vì nó cho phép bạn tạo ra những dự đoán trong khi đang đọc những bài báo tư liệu.

Tạo ra những dự đoán này rất quan trọng bởi vì nó cho phép bạn trở nên siêu nhạy cảm để loại bỏ những bằng chứng chứng minh mô hình của bạn là sai. Nó giống như việc bạn xem một bộ phim và dự đoán được nút thắt và cái kết trước khi bộ phim kết thúc vậy. Nếu bạn biết được cái kết, bạn sẽ tinh ý hơn trong cả việc xác minh và loại bỏ những bằng chứng có lợi hoặc không có lợi cho giả thuyết về chuyện bộ phim sẽ kết thúc thế nào.

Nếu mô hình của bạn sai, bạn sẽ cần bắt đầu một mô hình mới để giải thích được các dấu hiệu/bằng chứng.

Thường thì là bạn có thể có một hoặc nhiều hơn hai mô hình để giúp bạn giải thích các dấu hiệu/bằng chứng đó, nhiệm vụ của bạn là phải nhanh chóng hình thành những câu hỏi để củng cố một mô hình trong khi loại bỏ những mô hình khác. Để tiết kiệm thời gian, tôi khuyên bạn tập trung vào những câu hỏi có thể xác minh/loại bỏ mô hình có khả năng nhất trong khi loại bỏ những mô hình còn lại (nghĩ về các chuẩn đoán khác nhau trong y khoa).

Nhưng một khi bạn đã có được một mô hình mà (i) giải thích được tất cả dấu hiệu/bằng chứng và (ii) vượt qua tất cả những bài kiểm tra mà bạn có thì nó chính là thứ bạn có thể dùng để nội suy và ngoại suy những câu trả lời tốt hơn cho những câu hỏi được giải thích ở trong bài báo.

Những mô hình kiểu như vậy sẽ giúp bạn nhớ dễ hơn bởi vì bạn chỉ cần nhớ nguyên cái mô hình thay vì phải nhỡ một loạt các dữ liệu mà nó giải thích. Quan trọng hơn là, mô hình kiểu này sẽ làm bạn tăng trực giác và khả năng tạo những dự đoán.

Tất nhiên, mô hình của bạn có thể sai, đó chính là lí do bạn cần kiểm tra nó ngay trong quá trình đọc và điều chỉnh ngay khi cần thiết. Hãy nghĩ về quá trình này như một phương pháp khoa học được bạn áp dụng để có thể khám phá một sự thật nào đó một cách tốt/hiệu quả nhất. 

Có đôi khi vẫn sẽ còn những mâu thuẫn khiến cho cả mô hình tốt nhất của bạn cũng không thể giải thích được hết. Cách tận dụng thời gian tốt nhất để giải quyết những mâu thuẫn này mà tôi áp dụng chính là tìm đến và nói chuyện với giáo sư ngay sau lớp học.

Tôi đã phát triển kĩ thuật mô hình tâm trí này như một công cụ để vượt qua thời gian học tập ở đại học Waterloo – nơi mà triết lí dạy học là misnomer bởi vì triết lí dạy học của trường là không dạy tốt nhất trong khả năng có thể.

Bạn có thể nhìn vào cách họ cho điểm. Mặc dù không dùng a bell curve (đường cong chuông) hay điều chỉnh điểm thống kê, cách của họ là tạo ra những bài kiểm tra khó đến mức mà điểm trung bình của lớp thường sẽ là ở giữa 68 (tương đương C+) và 72 ( B- ) mặc dù sự thật là điểm nhập học tối thiểu ở đây nằm trong số những trường cao nhất ở Canada (bạn sẽ cần 94/100 – nghĩa là trên A+ để được nhận vào nhiều chương trình kĩ thuật của họ)

Cách duy nhất để họ đạt được một số điểm trung bình thấp từ những học sinh thể hiện tốt như vậy là giữ lại vài thứ chúng không biết, và sau đó kiểm tra những gì chúng đã không giải đáp tốt ở bài giảng vào trong bài kiểm tra; hoặc là không dạy hết sức trong khả năng của họ.

Điều này khiến cho sinh viên bắt buộc phải phát triển khả năng tự dạy chính mình, thường là từ những tài liệu mà không có sự giải thích rõ ràng, hoặc thiếu phần giới thiệu kiến thích nền tảng cần có để hiểu được tài liệu.

Tôi nhận ra là tôi có thể chống lại cách thức này bằng kỹ thuật đảo ngược kết quả trong sách thành những học thuyết mà có cùng kết quả: nói cách khác thì đây chính là mô hình tâm trí được tạo ra từ những thông tin khan hiếm.

Và rồi tôi được nhận vào MIT và thấy mình ở một nơi có phong cách dạy khác hẳn. Không giống Waterloo, nếu như cả lớp mà được A thì giáo sư MIT sẽ khoan khoái và tự hào (trong khi nếu ở Waterloo trung bình của lớp mà là A thì sẽ dẫn đến sự quở trách đối với giáo sư)

Kĩ năng về mô hình tâm trí mà tôi phát triển từ khi còn ở Waterloo đã giúp ích rất nhiều khi tôi tốt nghiệp bởi vì nó cho tôi khả năng học nhanh với lượng thông tin thấp – chỉ bằng cách tìm ra những mô hình để lí giải những thông tin đó.

3. Luôn sẵn lòng với bạn bè. Tôi đã quan sát và nghe được những câu chuyện rằng sinh viên trong môi trường cạnh tranh cao rất ngại chia sẻ những gì họ biết với đồng môn; ví dụ chính là khi bạn là một trong rất nhiều sinh viên trong chương trình khoa học hàng top cạnh tranh lẫn nhau cho vài suất ở trường y khoa.

Tôi đã thấy người ta ở trong tình cảnh sợ chia sẻ những gì họ biết vì lo sợ rằng điều đó có thể khiến cho những sinh viên khác “vượt mặt” mình và bị bỏ lại phía sau. Tôi lại khuyến khích các bạn hãy làm điều ngược lại: chia sẻ một cách hoàn toàn tự do. Bạn sẽ không thể mong người khác giúp mình nếu như không sẵn lòng giúp đỡ người khác được.

Tôi đã dành hàng giờ để hướng dẫn những sinh viên khác ở môn là thế mạnh của tôi. Song, đổi lại, họ cũng sẽ vui lòng chia sẻ bất cứ thứ gì tôi cần biết để giúp tôi cải thiện những yếu điểm khi tôi cần. Tôi cũng thấy rằng sẽ dễ dàng hơn để có được những đồng đội tốt – điều mà hoàn toàn cần thiết nếu điểm được đánh giá trong các lớp học nhóm. Tôi đã học được RẤT NHIỀU từ những người khác. Và những câu hỏi của họ giúp tôi chuẩn bị cho những câu hỏi mà tôi chưa từng nghĩ tới – một vài trong số đó có khả năng xuất hiện trong bài kiểm tra.

4. Hiểu cách mà các giáo sư cho điểm. Cũng giống như trong thế giới thật, thế giới học thuật không phải lúc nào cũng công bằng. Bạn cần hiểu được ai là người cho điểm bạn và họ muốn điều gì. Kì lạ là, nếu bạn trả lời đúng câu hỏi được hỏi, bạn sẽ không nhận được điểm tối đa từ vài giáo viên. Một vài giáo sư mong đợi nhiều hơn là câu trả lời. Một vài lại chỉ chấp nhận những câu trả lời được dạy trên lớp mà khác với những câu trả lời cũng chính xác về mặt thực tế khác – mà đôi khi vô tình có thể xảy ra nếu bạn hoàn toàn dựa vào mô hình tâm trí.

Một vài thậm chí còn không mong bạn đánh giá những câu trả lời cho câu hỏi trắc nghiệm là đúng hay sai; mà chỉ cần để ý những đáp án trả lời phù hợp hoặc không phù hợp với những học thuyết được dạy trên giảng đường. Một số khác đánh giá cao sự tham gia đối với trường hợp bạn cần có một mô hình tâm trí về những gì bạn được dạy dựa trên bài tập bạn được giao. Biết được mình đang học với ai càng sớm, bạn sẽ càng sớm điều chỉnh được cách mà họ cho điểm bạn. 

5. Hãy làm nghiên cứu ngay còn khi chưa tốt nghiệp. Học tập chỉ là cách thức để đạt được kết quả. Với tôi kết quả đó chính là những tổ chức và hệ thống đặc biệt “tạo ra của cải giá trị” và “giải quyết vấn đề”. Tùy vào ngôi trường mà bạn chọn, nghiên cứu của bạn có thể quan trọng ngang nếu không nói là hơn cả điểm số của bạn. Trong thực tế, nếu tất cả những gì bạn có chỉ là điểm số tốt thì cơ hội để vào được những chương trình top với yếu tố nghiên cứu (ví dụ như MIT, CMU) là gần như bằng không; mặc dù bạn vẫn có thể vào được những nơi top như chương trình đào tạo thạc sĩ (như Standford không cần nghiên cứu và không cần luận văn thạc sĩ)

Tôi đã làm một dự án nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo từ khi chưa tốt nghiệp và đăng nó lên mạng. Không lâu sau đó tôi thấy nó được trích dẫn trong 3 bằng sáng chế từ IBM, AOL và một nhà phát minh khác. Sau đó có đến 40 người khác trích dẫn công trình của tôi. Tôi cảm thấy nghiên cứu đã giúp tôi vào MIT bởi vì trường thấy rằng tôi có thể nghĩ ra những học thuyết áp dụng được trong thực tế. Nó đồng thời cũng dẫn đến những cơ hội thực tập với những nhóm nghiên cứu top mà công trình của họ vẫn khiến tôi choáng ngợp. Nghiên cứu này cũng giúp cho đơn ứng tuyển tốt nghiệp của tôi. Tôi sẽ không thể đạt được những điều trên nếu không làm nghiên cứu từ khi chưa tốt nghiệp.

6. Có mặt ở các lớp học. Tôi không thể hiểu được những học sinh cho rằng họ đã làm tốt mà không cần có mặt ở lớp. Rất nhiều giáo sư chỉ nói một số kiến thức ở trên lớp. Rất nhiều lớp học cũng chỉ giới thiệu tài liệu ở trên lớp. Nếu bạn không có mặt ở lớp, đơn giản là bạn sẽ không có cơ hội được nhận những tài liệu đó. Bạn cũng sẽ không có khả năng hỏi những câu hỏi mà mình thắc mắc ngay thời điểm đó. Tôi luôn thấy việc nói chuyện với giáo sư ngay sau buổi học là một cách hiệu quả để giải quyết những thắc mắc mà tôi gặp phải trong mô hình tâm trí của mình.

7. Quản lí thời gian là tối cần thiết – đặc biệt là khi chưa tốt nghiệp. Khi còn ở chương trình đại học tôi đã có lần học được rằng một người bạn trong top 5 thậm chí còn tính toán thời gian mà cậu ta dành để ăn.

Mặc dù tôi không khuyến khích bạn làm đến mức như vậy, tôi đề xuất lời khuyên khiêm tốn này. Tôi khuyên bạn không dành quá 30 phút để cố gắng giải quyết một vấn đề mà bạn không thể tự giải quyết được trước khi xuất hiện trong giờ làm việc hoặc trước một sinh viên hiểu biết khác. Tôi cũng đề xuất bạn hỏi giáo sư trong hoặc sau giờ học thay vì rời khỏi lớp mà vẫn còn thắc mắc. Điều này sẽ làm giảm thiểu thời gian lãng phí trong một môi trường mà thời gian chính là một thứ cực kì quý giá.

8. Ra ngoài và tận hưởng sẽ có lợi trong việc có được điểm số tốt. Nhưng năm đầu đại học tôi đã học chăm chỉ hết mức có thể. Và tôi nghĩ thế có nghĩa là dành nhiều thời gian học nhất có thể, Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng đi ra ngoài và tận hưởng cuộc sống sẽ làm mới tâm trí và tăng điểm số. Đáng tiếc là tôi mất đến tận 2 năm để hiểu ra bài học đó.

9. Học cách tối ưu công cụ tìm kiếm Google. Đây là kĩ năng cần thiết giúp bạn trả lời những câu hỏi của mình một cách nhanh chóng. Tối thiểu nhất, tôi nghĩ bạn hãy học cách sử dụng các toán tử tìm kiếm Google (Google search operators) sau: ~, -,*, AND, OR, và các dãy số thông qua toán tử dấu chấm kép (“..”). Toán tử “site:” cũng rất hữu ích. Thêm từ “tutorial” khi search cũng mang lại những tài liệu nhập môn tuyệt vời.

10. Biến điểm yếu thành điểm mạnh. Khi học cho những kì thi chuẩn hóa, tôi đã học được tầm quan trọng của việc chỉ ra/ xác định được điểm yếu thay vì lờ chúng đi. Nếu bạn phạm lỗi trong một câu hỏi, đó chính là điểm yếu của bạn. Nếu bạn không xác định được điểm yếu đó, nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến bài kiểm tra (sau) của bạn. 

Tôi đã học được bài học này khi chuẩn bị cho kì thi chuẩn hóa. Tôi mua về (một cách chính thống) 30 đề kiểm tra cũ và nghĩ rằng cách tốt nhất để học cho kì thi là làm đi làm lại những bài cũ nhiều nhất có thể. Nhưng khi tôi kết thúc mỗi bài kiểm tra, số điểm tôi có vẫn giữ nguyên không đổi (+/- 5%). Tôi đã không tiến bộ!

Nhưng sau khi làm một thay đổi nhỏ, điểm số của tôi đã cải thiện. Cụ thể là sau mỗi đề kiểm tra cũ, tôi sẽ xác định những điểm yếu khiến mình trả lời sai mỗi câu hỏi, ưu tiên thứ tự theo mức độ mà những câu hỏi đó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của bài. Khi làm vậy, điểm số của tôi cứ thế tăng đều đặn đến tỷ lệ phần trăm cao nhất có thể (99%).

Tôi nhận ra những bài kiểm tra chuẩn hóa như vậy được thiết kế để cung cấp một điểm số nhất quán (nếu như học sinh không học giữa những lần kiểm tra để xác định được điểm yếu của mình). Trong thực tế, đó là một trong những phương thức thống kê được sử dụng để đo lường chất lượng của một kỳ thi chuẩn hóa được gọi là “psychometric reliability” (độ tin cậy tâm lý) (Google thuật ngữ trên để xem tôi đang nói về điều gì).

Tôi đã dùng một vài kĩ thuật tương tự để đạt kết quả trong những bài kiểm tra chuẩn hóa (tỉ lệ 99% trong bài thi GRE) dù làm vậy đã khiến tôi phát triển một vài phần mềm tùy biến để có thể tận dụng những ý tưởng trên.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đã thành lập 3 công ty: PharmAchieve, NurseAchieve và MD Achieve – một bộ 3 công ty để những chuyên gia sức khỏe chuẩn bị trước cho kì thi cấp giấy phép y tế. Công ty đầu tiên- PharmAchieve, nổi bật là công ty chuẩn bị kiểm tra lấy giấy phép dược phẩm lớn nhất tại Canada (chúng tôi đào tạo 800 dược sĩ mỗi năm) chỉ trong 5 năm dựa trên một số ý tưởng được trình bày ở đây và đã vượt qua các chương trình nhiều tháng tại các trường đại học ở Canada. NurseAchieve và MD Achieve được thành lập năm nay với mục đích làm cho các bác sĩ và y tá những gì chúng tôi đã làm được cho dược sĩ.

———————————————————————————–

1. Câu hỏi là mình cố tình dịch theo phong cách như vậy, vì toàn bộ phần câu trả lời sẽ rất dài và nghiêm túc.

2. Đây là một topic mà có rất nhiều câu trả lời hay (đến giờ là hơn 800), câu trả lời này đặc biệt làm mình thấy thỏa mãn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *