THẢM ÁN GIA TỘC CENCI

Bá tước Francesco Cenci (1549 – 1598) là một quý tộc ở Roma thuộc Lãnh địa Giáo hoàng. Francesco có 2 đời vợ là Ersilia Santacroce (qua đời năm 1584 do sinh khó), Lucrezia Petroni Velli và có tổng cộng 12 người con (nhưng chỉ có 7 người sống đến tuổi trưởng thành gồm 5 trai, 2 gái) với vợ đầu và không có con với vợ sau. Ông là một người độc đoán và tàn bạo; thường xuyên gây hấn với người khác, đối xử thậm tệ với người trong gia đình, thậm chí là cưỡn.g hi.ế.p con gái mình là Beatrice. Ông ta đã bị phạt tù nhiều lần nhưng nhờ vào số tiền thừa kế từ người cha là thủ quỹ của Phòng Quản Lý Tông Toà, ông có đủ khả năng để đóng tiền để thoát cảnh tù tội.
Antonina Cenci – con gái lớn của Francesco đã gửi thư lên án những hành vi ngược đãi của cha mình đến Giáo hoàng Clemente VIII, đồng thời cô cũng xin Giáo hoàng gả đi cho một người khác hoặc đưa mình vào tu viện. Cô đã được Giáo hoàng gả đi cho một quý tộc tên là Carlo Gabrielli và Francesco đã phải trả một khoản hồi môn lớn. Lo sợ con gái út Beatrice (1577 – 1599) cũng làm theo cách của cô chị, ông đã đưa Beatrice, và vợ sau đến Rocca (một toà lâu đài ở ngoại thành Roma, cách Roma khoảng 20km). Ở đó, cô không được giao tiếp với người ngoài mà chỉ được giao tiếp và sống dưới sự quản lý của một số người hầu trong nhà. Beatrice đã nhờ một người hầu tên Marzio da Fioran giúp cô trốn thoát nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, Marzio đồng ý đưa thư cầu cứu của Beatrice (với nội dung tương tự như thư của Antonina). Nhưng chuyện bức thư lọt đến tai Bá tước Francesco và ông lập tức đến đánh đập, chuyển toàn bộ gia đình lên tầng cao hơn của lâu đài và kiểm soát ngày một gắt gao.
Vụ á.m sát:
Năm 1597, Francesco lúc này đang mắc bệnh gout và phải đối mặt với các khoản nợ nên đã chính thức chuyển đến lâu đài Rocca, dẫn đến tình hình càng lúc càng tệ hơn. Beatrice do không thể chịu được sự bức bối này nên đã cấu kết với mẹ kế, anh trai Giacomo, Marzio da Fioran và Olimpio Calvetti nhằm lên kế hoạch ám sát cha. Ngày 9 tháng 9 năm 1598, Francesco đã uống một ly nước có chứa thuốc ngủ được họ chuẩn bị. Trong khi Francesco đang ngủ thì Marzio đã dùng búa đ.ập vào chân Francesco còn Olimpio thì dùng búa đ.óng đinh vào đầu và ngực của Francesco để kết liễu ông ta. Beatrice và Lucrezia gỡ đinh ra khỏi thi thể và n.ém t.hi thể của Francesco ra cửa sổ nhằm tạo ra một cái c.hế.t do tai nạn. Thi thể của của Francesco dưới chân lâu đài được phát hiện bởi những người xung quanh. Beatrice và gia đình sau đó đã quay lại tư dinh ở nội thành Rome sau vụ á.m sát.
Điều tra, thẩm vấn và phán quyết:
Nhà Cenci đã để lộ một sơ hở khi không phi tang drap giường dính đầy máu của Francesco, kết hợp với việc xung quanh nơi Francesco bị ném xuống không dính nhiều máu đã chứng tỏ rằng đây không phải là vụ tai nạn. Sau khi cái chết của Francesco được điều tra, Olimpio chính là người đầu tiên bị bắt. Hắn đã khai rằng hắn ra tay với Francesco theo chỉ thị của các thành viên nhà Cenci. Sau đó, hắn bỏ trốn thành công nhưng đã bị g.iết trên đường trốn chạy.
Ngày 6 tháng 2 năm 1599, Beatrice và Lucrezia bị dẫn giải từ tư dinh về lâu đài Thiên Thần (Tiếng Ý: Castel Sant’Angelo, Tiếng Anh: Castle of Holy Angel). Tại đây, Lucrezia và Beatrice một mực phủ nhận việc liên quan đến cái chết của Francesco. Sau đó lần lượt Giacomo và Bernardo cũng bị bắt giữ. Do họ thuộc tầng lớp cao nên các viên chức không được phép tra tấn họ mà không có lệnh của Giáo hoàng. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1599, Giáo hoàng đã ban tự sắc Quemadmodum paterna clementia (Motu proprio Quemadmodum paterna clementia) cho phép tra tấn nhà Cenci. Giacomo là người đầu tiên bị tra tấn và anh ta đã thú nhận hết mọi việc đã xảy ra. Về phần Beatrice, ngay cả khi được sự giúp đỡ của luật sư Prospero Farinacci (ông đã đưa ra bằng chứng Beatrice bị cư.ỡng hi.ếp bởi Francesco), vẫn phủ nhận rằng cô không bị cha đối xử tệ như mọi người vẫn hay nói, mục đích của cô khi làm như vậy để Toà tin rằng mình không căm thù cha đến mức giế.t người. Tuy nhiên, Beatrice đã khai ra toàn bộ sự việc khi thấy Giacomo và Bernardo bị tra tấn trước toà. Đã có nhiều đơn xin ân xá cho các thành viên nhà Cenci đến từ những người địa phương nhưng Giáo hoàng Clemente VIII vẫn quyết định giữ nguyên bản án tử hình để làm gương, hạn chế các vụ án nghiêm trọng sau này. Phiên toà kết thúc với án tử hình dành cho 4 người là Lucrezia, Beatrice, Giacomo và Bernardo nhưng giảm xuống còn 3 vào phút chót.
Cuộc hành quyết diễn ra vào ngày 11 tháng 9 năm 1599 trước lâu đài Thiên thần. Lucrezia và Beatrice bị ché.m đ.ầu còn Giacomo thì bị pha.nh th.ây. Bernado tuy không phải chịu án tử nhưng đã bị bắt buộc phải chứng kiến cảnh người thân của mình lần lượt qua đời và bị kết án chung thân nhưng sau đó được thả ra nhờ việc đóng một khoản phạt lớn. Tương truyền, trong khi cuộc hành quyết diễn ra, đã có nhiều người vì hiếu kỳ và tiếc thương cho Beatrice, đã nhảy xuống sông và đuối nước ngay tại chỗ.
Beatrice Cenci đã trở thành một nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn châu Âu. Một số tác phẩm lấy cảm hứng từ Beatrice Cenci là: Chroniques italiennes (1855) của Stendhal; The Cenci, A Tragedy, in Five Acts (1819) của Percy Bysshe Shelley; Beatrice Cenci (1854) của Francesco Domenico Guerrazzi;… như một ví dụ cho việc khi con người bị dồn vào đường cùng thì sẽ dám đứng lên đáp trả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *