Cô gái gia cảnh nghèo khó, bị ép gả cho một anh chàng ngốc nghếch để đổi lấy tiền. Đêm tân hôn, nhìn người chồng khờ khạo ngây ngô, cô chỉ biết khóc, buồn thương cho số phận hẩm hiu…
Có một anh chàng tên Đậu, ngay từ khi chào đời đã bị gọi là ngốc, nhưng được cái tính tình lương thiện, vì thế mọi người rất quý mến. Gia cảnh nhà Đậu tương đối khá giả, nên đã bỏ tiền “mua” một cô gái về làm vợ chàng ngốc.
Vào đêm tân hôn, Đậu len lén đến bên cạnh cô dâu, cô gái mới khóc òa lên, xót xa cho số phận hẩm hiu, chỉ vì gia đình không có tiền nên mới phải gả cho gã khờ khạo này. Đậu thấy vợ khóc thì hỏi: “Vợ ơi vợ, vợ làm sao thế, có phải tại Đậu không?”
Cô gái không trả lời, lặng lẽ nằm xuống giường. Đậu ngồi bên cạnh nhìn cô, một lúc sau thì ngủ gật.
Cô gái nói: “Đừng có ngủ chung với tôi, tránh xa tôi ra”.Đậu buồn lắm, nhưng cũng không dám nói câu nào, sợ vợ đi mất, nên đành tìm một góc tường để ngủ.
Cưới nhau được mấy ngày, trong nhà cần phải mua mấy thứ nên Đậu cùng vợ đi ra chợ, hai người mua được rất nhiều đồ. Khi đi qua một sạp bán đồ trang sức, Đậu nhìn thấy một cây trâm cài tóc rất đẹp, nên hỏi bao nhiêu tiền?
Người bán nói 200 ngàn, cô gái vốn không có tiền, nên nói với Đậu rằng mình có cài tóc rồi, không cần phải lãng phí tiền, bản thân cô thực sự không muốn người trong nhà Đậu hiểu lầm.
Đậu thấy vợ không mua, thì tự mình mua, rồi nói: “Em là vợ của anh, phải biết cách ăn mặc cho đẹp chứ!”
Nói xong, Đậu lấy tiền trả cho người kia, rồi cầm cây trâm đưa cho vợ. Cô gái rất ngạc nhiên và có chút động lòng trước cử chỉ quan tâm chân thành của Đậu. Từ hôm đó, cô dần dần tiếp nhận người chồng ngốc nghếch này.
Thời gian qua đi, cô càng ngày càng thương Đậu. Chàng Đậu của cô dễ thương và cũng là người hiểu chuyện lắm.
Có một ngày, hai vợ chồng đi ra ngoài, trên đường về nhà, vợ Đậu bị một nhóm lưu manh buông lời trêu chọc. Đậu vì bảo vệ vợ đã ẩu đả với bọn chúng, bất ngờ một tên rút dao chém Đậu hai nhát rồi bỏ chạy.
Vợ Đậu vội vàng chạy tới, khóc không ngừng, Đậu thì thào khuyên vợ: “Em đừng khóc, Đậu có thể bảo vệ được em mà, nhưng bây giờ Đậu thấy khó thở quá, em có thể gọi một tiếng “ông xã” không?”
Cô gái không ngờ được đến lúc này, Đậu còn nghĩ tới mình như vậy, thực ra cô đã coi Đậu là chồng từ cái ngày mua trâm cài tóc kia, cô khóc nói: “Ông xã, anh có sao không?” Đậu nhìn vợ với ánh mắt tràn ngập hạnh phúc rồi từ từ ngừng thở…
Câu chuyện tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại khiến chúng ta phải suy nghĩ thật nhiều. Chàng trai ngốc nghếch vì người khác mà hy sinh chính bản thân mình, nhưng có thể thấy nơi Đậu một tâm hồn rộng lượng, anh biết rõ người vợ cần anh bảo vệ, anh thực sự yêu thương vợ của mình.
Ngày nay, người ta yêu nhau xưng hô chồng chồng vợ vợ, nhưng dường như chưa hiểu được đạo nghĩa vợ chồng. Hãy nhớ, sau khi gọi vợ rồi, thì đừng làm cho họ bị tổn thương.
Vợ chồng ăn ở với nhau, trông cậy vào nhau lúc ốm đau bệnh hoạn, chứ lúc khỏe mạnh, thảnh thơi, dễ gì ai lại cần tới ai. Dù vui buồn, sướng khổ, hay gặp lúc nguy nan thì cũng phải yêu thương đùm bọc nhau, đó mới là phải đạo. Đạo nào sâu cho bằng đạo vợ chồng.
Người chồng là tay trái, người vợ là tay phải. Tay trái sờ tay phải không có cảm giác gì, nhưng có một ngày, tay trái chảy máu, tay phải nhất định sẽ giúp cầm máu.
Có một ngày, tay trái ngứa ngáy, tay phải nhất định sẽ gãi ngứa cho tay trái.
Có một ngày, tay trái cầm đồ mệt mỏi, tay phải nhất định sẽ giúp tay trái bưng đồ.
Cho nên không được ghét bỏ tay phải của bạn, càng không thể ghét bỏ tay trái của bạn. Bởi vì tay trái nắm tay phải mới tạo nên cuộc đời trọn vẹn, nắm bàn tay của nhau tới tận cuối đời, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, bình đạm mới thật là yên vui.
Một người cả đời chỉ yêu bạn, thương bạn, lo lắng cho bạn, đây chính là hạnh phúc.
Vạn người theo đuổi không bằng một người yêu thương.
Vạn người nuông chiều không bằng một người thấu hiểu.
Không phải tất cả mọi người trên đời này đều có thể yêu nhau bằng tất cả trái tim.
Những ai đi lướt qua đều là cảnh, những người đụng phải vai đều là khách.
Người nhớ bạn, yêu bạn mới là người chia sẻ ngọt bùi cùng bạn
Hãy trân trọng! Trân trọng.
Từ fb Văn Chín Nguyễn