1. Do các bậc phụ huynh thường phóng đại vai trò làm cha làm mẹ của mình, cho rằng mình hiểu người nhà nhất, bao giờ mình cũng vì người nhà, làm chúa tể trong nhà, từ đó vô tình hoặc hữu ý muốn khống chế những thành viên khác trong gia đình.
2. Không biết giữ khoảng cách phù hợp, không biết tôn trọng giá trị quan của người khác, cưỡng ép người khác tiếp nhận sự quan tâm của mình, thường xuyên đưa ra quyết sách theo kiểu ép buộc cho người nhà.
3. Coi gia đình là cái thùng rác xả bỏ những cảm xúc tiêu cực đến từ thế giới bên ngoài, là nơi cuối cùng để chứng tỏ uy tín và năng lực của bản thân, xử thế không ra sao nhưng xử tệ với người nhà là giỏi.
4. Rất nhiều cuộc hôn nhân không có kế hoạch dài hơi trước khi bắt đầu, chỉ biết mò mẫm từng bước. Những cuộc hôn nhân đó, sau này bị xã hội vùi dập không ngừng, sau khi bị vùi dập thì lại khó giữ vững sự ổn định trong nội bộ.
5. Không có năng lực giáo dục con cái, nhưng lại có năng lực, thậm chí là giỏi trong việc khống chế và thao túng nhân cách của con cái.
6. Có những người vốn là người theo chủ nghĩa vị kỷ, theo đuổi chủ nghĩa cá nhân nhưng lại ngụy trang thành người tốt đẹp vì mục đích chung, khiến gia đình bao giờ cũng ở trong bầu không khi anh lừa tôi gạt, đấu đá vì tư lợi, vậy mà những người này suốt ngày lại rao giảng đạo đức và cái thiện.
7. Gốc rễ của những đau khổ trong đời sống gia đình của loài người là dục vọng muốn khống chế kẻ khác.
8. Do không nhận thức được giới hạn, không biết thế nào là bình đẳng; lợi dụng lẫn nhau, công kích lẫn nhau; yêu thương có điều kiện, muốn bánh ít đi thì phải có bánh quy lại; bị quyền uy chi phối, giáo dục vì muốn nhận cảm ơn.