Nhận xét thế nào về việc tiểu thuyết gốc của “Em của thời niên thiếu” bị nghi ngờ sao chép?

Em bảo vệ thế giới, anh bảo vệ em nhưng ai sẽ là người bảo vệ tác giả gốc?

Edit: Bài này mình xài chức năng chuyển giọng nói thành văn bản trên điện thoại nên có nhiều lỗi chính tả dù mình có kiểm tra lại. Mn thấy thì cmt nhắc nha. Cảm ơn nhiều.

_______________

Em bảo vệ thế giới, anh bảo vệ em nhưng ai sẽ là người bảo vệ tác giả gốc?

Chỉ cần là người từng xem qua Bạch Dạ Hành và Phía sau nghi can X, liếc qua là có thể nhận thấy quyển sách này đã sao chép một cách triệt để, không thể tẩy trắng.

Quan trọng là cho dù sao chép thì cũng thôi đi, còn sao chép sách của cùng một tác giả, là định dùng chiêu không đánh tự khai hay sao?

Hành vi tự làm lộ này là bởi vì nghĩ rằng nhân dân toàn Trung Quốc không ai đọc sách của Higashino Keigo sao? 

Làm tôi tức quá hoá cười.

Hành vi sao chép của Cửu Nguyệt Hi trong bộ “Em của thời niên thiếu, đẹp đẽ tới vậy” thậm chí còn quá đáng hơn Đường Thất Công Tử.

Ai từng viết tiểu thuyết đều biết, điều quan trọng nhất của tiểu thuyết là bối cảnh câu chuyện và thiết kế nhân vật. Nếu như là tiểu thuyết suy luận, vậy điều quan trọng là tình tiết cốt lõi.

Nhưng tình tiết trong tiểu thuyết thì cũng chỉ có nhiêu đó, khi viết có đôi khi cũng sẽ có điểm trùng lặp.

Nhưng bối cảnh câu chuyện, thiết kế nhân vật và cả những cú twist quan trọng đều giống y như đúc, thì khó mà nói được đúng không? 

Bạn viết nam chính âm thầm bảo vệ nữ chính sau khi hai người quen biết nhau, thậm chí ngồi tù vì nữ chính, không thể gọi là sao chép chỉ có thể nói là trùng tình tiết.

Nhưng bạn viết ” Nam chính cùng nữ chính trưởng thành rồi yêu nữ chính, sau khi nữ chính ngộ sát người khác, lựa chọn giúp nữ chính che giấu chân tướng. Đầu tiên là tạo bằng chứng ngoại phạm cho nữ chính, lại giả vờ không có quan hệ cá nhân với nữ chính, rồi dùng cách phạm một tội khác để che dấu chân tướng cho nữ chính. Cuối cùng chủ động dẫn dụ cảnh sát định tội cho mình và chọn nhận tội không kháng cáo, mà nữ chính cuối cùng lại lựa chọn tự thú..”

Bây giờ thì lại có vấn đề rồi, tên của bộ tiểu thuyết này là gì?

Đúng vậy, bạn không đoán sai, đây chính là bộ tiểu thuyết nổi tiếng, vừa xuất hiện liền nhận được vô số nhận xét tốt, nghi can… Không, đây là “Em của thời niên thiếu, đẹp đẽ đến vậy”

Đã giống tới như vậy rồi, bạn còn bảo không phải là sao chép, vậy chắc là …. rồi.

Có chuyện trùng hợp tới vậy sao?

Trọn bộ tình tiết, logic, nguyên nhân hậu quả của bộ tiểu thuyết này đều là sự bắt chước một cách hoàn mỹ Nghi can X, thiết kế nhân vật lại giống nhân vật trong Bạch Dạ Hành như cùng một mẹ sinh ra. Đây là sao chép ở cấp độ pixel.

 Tác giả Cửu Nguyệt Hi này đúng là thật lợi hại, tổng cộng cổ chỉ viết có mấy quyển, mà mỗi quyển đều bị nghi ngờ sao chép.

Ở Tấn Giang, đã rất nhiều năm cổ được gọi là thiên hậu kết hợp. 

Có mấy quyển tiểu thuyết cổ sao chép Đinh Mặc, Tấn Giang lại bảo vệ để cô ta không gặp chuyện, dẫn đến việc Đinh Mặc rời khỏi Tấn Giang.

Sau khi ép Đinh Mặc rời đi, Cửu Nguyệt Hi ngày càng lợi hại hơn.

Tiểu thuyết được chuyển thể thành điện ảnh, khắp nơi đều là khen ngợi.

Nói thật lòng, bởi vì nguyên tác là đạo văn, tôi đã quyết định không tới rạp xem phim.

Nhưng khi phim chiếu, lời khen cuồn cuộn, khiến tôi có chút hoang mang.

Có rất nhiều tác giả đưa ra sự thật đạo văn, lại bị fan mắng, tôi lại càng hoang mang.

Từ năm 2014, đã có rất nhiều người chỉ ra việc Cửu Nguyệt Hi sao chép.

 Chỉ cần tìm kiếm chút thôi là có thể dễ dàng tìm ra sự thật, chẳng lẽ trong thôn của đoàn phim không liên kết mạng, hay là họ mới xuyên từ cổ đại đến đây. Vậy nên mới có thể hoàn toàn không biết chút gì.

Không nói chuyện khác, đoàn phim thì chắc là biết tới douban mà. Lên douban tìm, xem thử bình luận như thế nào.

(Xem trong ảnh) 

Sau khi phim chiếu, các nhà bình luận phim và các acc tiếp thị cứ như cả đời chưa từng biết tới Keigo.

Đối với tác phẩm đạo văn thế này, chẳng lẽ thực sự không thể làm gì chúng? 

Không, ít nhất bạn còn có quyền lựa chọn.

Khi đó có người tìm Trần Khôn quay “Anh biết gió đến từ đâu” của Cửu Nguyệt Hi. Nhân vật vốn rất thích hợp với Trần Khôn. Nhưng anh thấy một số bình luận về việc quyển sách này đạo văn, biết rằng đây là quyển sách nhờ sao chép, kết hợp tình tiết, hút máu nguyên tác mà được viết ra. Bởi vậy người coi trọng danh tiếng như Trần Khôn đã từ chối hợp đồng của nhà làm phim. 

Thế nào gọi là tam quan chính đáng? Là thế này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *