Điều mà chúng ta chờ đợi cũng đã đến, sau khi mà Daniel Lee được công bố là không còn “tình yêu chung lối” với Bottega Veneta khi mà thương hiệu đang trên đà đi lên – với các sản phẩm chủ đạo được thị trường đón nhận là đôi Chunky combat boots, những chiếc túi sử dụng kĩ thuật dệt da đặc trưng “Intrecciato” (những kiểu dệt đan xen lẫn nhau) và màu xanh lá xu hướng của năm 2021. Nhưng khi Bottega Veneta đang đạt được những thành tựu và phổ rộng thương hiệu thành công thì đùng một phát, Daniel Lee công bố rời khỏi thương hiệu. Đây để lại một điều gì đó với hơi “khó hiểu” với những người mộ điệu vì hành trình của Lee với Bottega chỉ vừa mới bắt đầu và không phải là nó không thành công. Lí do vì sao thì mình cũng đã có một bài viết giải thích – các bạn cũng có thể tìm đọc lại được.
Đối với những người nào chỉ biết Bottega Veneta thông qua các sản phẩm “xu hướng gần đây” thì câu chuyện này cũng chẳng đáng để lưu tâm. Nhưng người được chọn để tiếp tục công trình của Bottega Veneta thì lại vô cùng thú vị. Mình đã nhắc về một năm 2022 chúng ta mong đợi sự trở lại của những thế lực “ngầm”, những con người đứng sau hào quang của cánh gà. 2021 đón nhận một người đàn ông thầm lặng ra ánh sáng mang lên là Pieter Mulier với thương hiệu ALAIA. Kép phụ xuất sắc nhất dưới cái bóng của Raf Jan Simons đã tự tin bước ra ánh sáng để trở thành nhân vật chính với Spring/Summer 2022
collection. Và với kĩ thuật, khả năng về vải – xử lí kĩ thuật thượng thừa được tôi luyện khi đảm nhận vị trí cánh tay phải đắc lực của Raf – giám đốc sản xuất kĩ thuật thì Pieter Mulier tiếp tục chứng minh ở collection thứ 2 một bước chuyển biến lớn.
Đó là lí do vì sao mình lại chờ đợi Bottega Veneta sau sự ra đi của Daniel Lee vì tất cả đều biết người tiếp tục là ai. Chính là vị giám đốc sản xuất của họ: Matthieu Blazzy. Người đã từng thực tập tại Balenciaga và làm việc tại Raf Simons (1 kép phụ khác), đứng đằng sau Maison Margiela Artisanal, Céline và Calvin Klein trước khi trở thành giám đốc thiết kế quần áo RTW của Bottega vào năm 2020. Kinh nghiệm trải dài qua việc sản xuất cho nhiều thương hiệu thời trang trui rèn cho Mathiieu Blazzy một triết lí thời trang vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ. Không quá xa hoa, không quá hào nhoáng nhưng để làm được những chi tiết đó đòi hỏi một kinh nghiệm về sản xuất vô cùng dày dặn và một người yêu về việc làm những điều đó. Và không có lí do gì mà không chọn Mathiieu Blazzy và dựa trên những gì giá trị cốt lõi mà Bottega Veneta mang tới cho người dùng trước giờ.
Bottega Veneta Fall 2022 Ready – to -wear mang tới một diện mạo hoàn toàn khác. Sắc nét và tối giản hơn rất nhiều, điều cũng dễ hiểu khi người cầm trịch là Matthieu. Mở đầu show là người mẫu nữ mặc một chiếc tank-top màu trắng đơn giản cùng quần jeans ở look 1, look 2 là cũng chiếc quần và chiếc áo shirt trắng pattern sọc. Đơn giản nhỉ, nhưng chất liệu của nó đều làm từ da/leather. Mặc dù nhìn giống cotton/denim nhưng bản chất nó là chất liệu khác. Trông đơn giản nhưng lại không đơn giản xét về mặt chất liệu.
Hay chiếc áo coat nhìn ở phía trước là một chiếc áo thông thường – nhưng khi nhìn ngang thì chiếc áo lại có một độ cong bo liền phần sau lưng tạo cảm giác như “Bị gù”, xương sống bẻ cong. Để làm được một chiếc áo nom rất đơn giản như vậy, nhưng giữ được form thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác và người mẫu đi lại mà cái áo vẫn giữ được cái form thì lại là một câu chuyện siêu cấp hơn nữa. Phải hiểu về chất liệu, thiết kế và kĩ thuật cao mới có thể làm được như thế này (Mà điều này vốn khá bình thường ở thế hệ các fashion designer trước, nhưng Matthieu mới chỉ 35 tuổi – còn một chặng đường dài phía trước để nâng tầm và phát triển bản thân). Các sản phẩm còn lại vẫn vô cùng tối giản, nhưng về chất liệu – đường may, đường cắt đều vô cùng gọn gàng. Những kiểu quần áo trên nói theo season/theo mùa thì cũng không hẳn vì theo mình mùa nào cũng có thể mặc được – các thiết kế có tính ứng dụng và tối giản cao.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà không có các nét đặc trưng của Bottega (Chỉ duy nhất là màu xanh lá bị xóa sổ) – kĩ thuật dệt intrecciato giờ đây được phổ rộng hơn nhưng “khéo” hơn. Không chỉ là ở phần handbags (túi nữa) mà kĩ thuật này còn được ứng dụng lên sneakers, loafers và boots nữa. Việc sử dụng rất nhiều đồ da cho thấy cách mà Matthieu đang muốn sử dụng tối đa năng lực sản xuất và thể hiện được thế mạnh của nhà Bottega Veneta. Ứng dụng sâu, sử dụng đủ lâu.
Nguồn: Facebook: Trí Minh Lê.