Các nhà khoa học biết rằng chuột rất thích được gãi bụng, nên họ đã dùng cách này để đo mức độ hạnh phúc của mấy ẻm. Họ đã phát hiện trong lúc được gãi, tai của chuột sẽ duỗi ra và trở nên hồng hơn, đó là những dấu hiệu tinh tế cho thấy mấy ẻm đang thư giãn và vui vẻ.
_____________________
Video này tràn đầy sự Awwww đó!
>u/mcgarrylj (195 points)
Tôi có thể đăng ký ở đâu để trở thành một phần của nhóm nghiên cứu để vừa được gãi bụng mấy bé chuột, vừa được trả lương nữa?
>>u/droussel_mtl (72 points)
Thấy có vẻ cả hai bên đều được thư thái đó!!!
>u/TransposingJons (141 points)
Phần mang tính giáo dục ở video chỉ chiếm một phần nhỏ xíu trong các thí nghiệm mà nhà nghiên cứu làm trên chuột (thỏ, chuột Guinea, chó, mèo, khỉ, tinh tinh) thôi. Hầu như chúng sẽ không “Aww” đâu.
>>u/deadlywaffle139 (105 points)
Ý tôi là… đa số các động vật thí nghiệm đều được đối đãi rất tốt. Thay vì thử nghiệm trên động vật thì chỉ có thử nghiệm trên người thôi hoặc phân phối rộng rãi một loại thuốc nào đó chưa qua kiểm nghiệm rất có thể gây tử vong nữa. Cho tới khi công nghệ chế tạo tế bào/cơ quan nhân tạo phát triển, chúng ta sẽ không có cách nào thay thế để làm thí nghiệm cả
>>>u/ex-inteller (117 points)
Anh tôi làm việc trong một phòng thí nghiệm, nơi mà họ sẽ gây mê và cắt bỏ một phần đuôi của chuột. Vài tuần hoặc tháng sau khi chuột đã mất toàn bộ đuôi, chúng sẽ được an tử. Họ dùng các tế bào đuôi để làm thí nghiệm. Tất cả đồng nghiệp của anh ấy đều chăm lo cảm xúc cho mấy em chuột lắm. Họ sẽ vuốt ve, ôm ấp khi chúng thức dậy, gãi chân chúng (đối với những con dùng trong nghiên cứu bệnh viêm khớp di truyền), v.v. Họ thấy thương cho mấy bé chuột thí nghiệm này và muốn cuộc sống của chúng không bị đau đớn hay gì cả. Họ không phải những người độc ác, ngược lại còn tốt bụng nữa cơ. Nhưng cuối cùng thì họ vẫn phải cắt đuôi và an tử cho chúng. Thật đáng buồn.
>>>>u/deadlywaffle139 (77 points)
Chính xác. Đây là điều tôi muốn mọi người biết đến. Người ta thường cho rằng các nhà khoa học làm việc trên động vật thì toàn nhốt chúng rồi tra tấn cho vui thôi. Nhưng thật ra họ rất quan tâm và thấu hiểu cho những loài động vật họ làm thí nghiệm lắm.
>>>u/squawkdirty (47 points)
Không đúng gì hết. Chúng tôi đã phải giải cứu rất nhiều loài linh trưởng ra khỏi phòng thí nghiệm. Tình trạng chúng tồi tệ lắm, bị mất lông, biến dạng và cực kỳ hung hăng so với những con linh trưởng được nuôi riêng.
>>>>u/AmagedonCamels (60 points)
Well, tôi sẽ cho rằng nếu chúng cần được giải cứu khỏi phòng thí nghiệm, nghĩa là tình trạng chúng đã không ổn rồi. Tôi cho rằng những phòng thí nghiệm tốt và nhân đạo sẽ không để con vật bị giải cứu đâu.
_____________________
u/petdog347 (1.0k points)
Source: https://phys.org/news/2016-12-rats-ears.html
Nếu các nhà nghiên cứu hiểu được nỗi đau mà họ gây ra cho chuột và nhiều loài động vật thí nghiệm khác, họ thường sẽ thay đổi cách thí nghiệm để giảm sự tổn thương cho con vật. Nhưng, theo như các nhà nghiên cứu, thì có rất ít bài báo nào viết về tình trạng tích cực ở chuột hay những con vật khác. Chúng ta biết khi nào một chú chó đang vui vẻ chẳng hạn, ở thú cưng thì rất dễ thấy, nhưng làm sao một người có thể biết nếu chuột cưng hay chuột thí nghiệm của họ đang vui hay buồn, hay đơn giản là chỉ đang tồn tại một cách không cảm xúc thôi? Vậy hãy nhìn vào tai chúng đi nào.
>u/DiogenesCane (627 points)
Đây là một lý do tại sao chuột bạch được dùng nhiều hơn trong khoa học. Bồ có thể thấy được khi nào chúng đang bị stress nhờ vào chỗ lông đỏ do porphyrin tiết ra ở trên lưng và mặt chúng.
(T/N: Porphyrin là sắc tố màu đỏ nâu được tiết ra ở tuyến lệ, một lượng nhỏ porphyrin thì bình thường, nhưng nếu tiết nhiều quá nghĩa là đang stress hoặc không được chăm sóc kỹ á).
>>u/Mortress_ (202 points)
Còn tôi ở đây nghĩ là tại vì nhìn chuột xám bẩn bẩn.
>>>u/DiogenesCane (460 points – x1 faith in humanity restored)
Có nhiều lý do lắm, nhưng nói chung thì ở chuột bạch dễ nhận thấy các vấn đề sức khoẻ hơn ở các loài chuột khác. Porphyrin, ngứa da, nổi mụt, khối u, vết xước, vết bầm, viêm nhiễm… thì cũng dễ dàng nhận thấy trên chuột bạch luôn.
Bởi vì chuột là loài có tập tính xã hội nên chúng được nuôi nhiều hơn 2 con trong cùng một chuồng ở phòng thí nghiệm để không bị cô đơn, nhưng đôi lúc sẽ cắn lộn. Vì thế mà kể cả khi bồ không thấy các vấn đề sức khoẻ xuất hiện thì ở chuột bạch cũng dễ thấy vết cắn các thứ trên người chúng, và từ đó bồ có thể sắp xếp chuyển lồng cho tới khi tìm được những con ở hoà đồng với nhau.
Source: Tôi có kinh nghiệm 2 năm trong nghiên cứu ung thư ở chuột. Ung thư tiến triển khá lâu nên chúng tôi cần giữ chuột được vui vẻ, khoẻ mạnh để còn nghiên cứu nữa, hầu hết là chỉ nghiên cứu sau khi chúng chết thôi. Vì thế mà chúng tôi thường xem mấy em chuột như thú cưng ấy.
>>>>u/TheTREEEEESMan (159 points)
Nhìn nè, chúng tôi tưởng loại thuốc này gây ngứa da ở chuột, nhưng hoá ra là do em Karen với em Jonathan có hiềm khích với nhau, nên chúng tôi chuyển chúng đi và mấy cục mụn biến mất liền.
_____________________
u/SorcerousFaun (240 points)
Nuôi chuột làm thú cưng thì có ưu điểm và khuyết điểm gì thế mấy bồ?
>u/Evmaster (555 points)
Ưu điểm: Dễ thương, hề hước, chịu ôm ấp, nhảy giỏi lắm, thích chui vô túi quần/áo của bồ, làm mọi thứ tuyệt vời hơn.
Khuyết điểm: Đa số mọi người chỉ nuôi chuột cái vì chuột đực tè bậy đủ thứ nơi hết, và chúng sẽ giao phối với nhau nếu bồ nuôi hai con khác giới. Bồ cần nuôi cùng lúc một vài con vì chúng là động vật có tập tính xã hội và không sống tốt nếu cô đơn đâu, chúng cần một cái chuồng tương đối rộng rãi và được dọn dẹp thường xuyên bởi vì chuột sẽ tè và ẻ luôn trong đó.
Nhưng yếu tố tiên quyết đối với tôi chính là tuổi thọ, khoảng 1-2 năm tuổi để làm thú cưng. Tôi thường chơi đùa với bé chuột của bạn tôi và rất buồn khi mấy ẻm phải lên đường. Tôi biết chắc lúc đó mình sẽ không chịu nổi nếu chúng là do chính tôi nuôi.
>>u/palpablescalpel (227 points)
Để cân bằng phần ưu điểm nè: bồ có thể triệt sản chuột (và nếu được thì bồ nên triệt sản con cái vì nó sẽ giúp gia tăng tuổi thọ), với chuột thường ẻ ở các góc thôi nên cũng dễ huấn luyện lắm.
_____________________
u/IggySorcha (205 points)
Thêm thông tin cho mấy bồ là tiếng chít chít phát ra từ răng chúng gọi là “bruxing”, một dấu hiệu của hạnh phúc đó. Đôi khi làm dữ quá khiến mắt mấy ẻm đảo qua lại luôn thì đó là lúc cực kỳ hạnh phúc. Hiểu đơn giản thì đây là phiên bản chuột của tiếng pur ở mèo.
_____________________
Dịch bởi Thái Hiền