Các nhóm nghiên cứu gồm Đại học Nevada đã thông báo rằng trong số những viên kim cương được khai quật vào những năm 1980, một loại khoáng chất mới được phát hiện hình thành trong lớp vỏ cách bề mặt Trái đất khoảng 660 km. Khoáng chất mới này chứa kali, chất được cho là ít tồn tại bên trong lớp phủ của Trái đất. Các nhà khoa học hy vọng rằng sẽ khám phá tận sâu bên trong lòng đất, nơi không thể quan sát trực tiếp và còn nhiều bí ẩn.
Theo một bài báo được đăng trên tạp chí khoa học Science vào tháng 11 năm ngoái, nhóm nghiên cứu đã phân tích những viên kim cương được khai quật ở Botswana, miền nam châu Phi. Họ đã phát hiện ra canxi silicat có “cấu trúc perovskite” ổn định trong môi trường nhiệt độ cao và áp suất cao.
Khoáng chất mới được đặt tên là “Davemaoite”, cần áp suất cực cao, ít nhất 200.000 lần áp suất khí quyển để hình thành. Người ta cho rằng khoáng chất mới được tạo ra trong lớp phủ thấp hơn từ 660 đến 2700 km dưới lòng đất, do bị mắc kẹt trong viên kim cương nên khi được khai quật vẫn giữ nguyên cấu trúc của nó. Khoáng chất mới có chứa kali.
Người ta cho rằng kim cương chủ yếu được hình thành trong lớp phủ của Trái đất ở độ sâu khoảng 200 km dưới lòng đất. Magma của núi lửa đã đẩy kim cương lên gần với bề mặt trái đất.
Giáo sư Hideki Terasaki, Đại học Okayama (Vật lý Vật chất Cô đặc bên trong Trái đất và các hành tinh) nói rằng “Đây là kết quả cho thấy tận sâu trong lòng Trái đất khác hẳn với những gì mà chúng ta tưởng.”