Nga không cho phép bất cứ ai nói về những gì họ đang làm trong biên giới của họ. Vậy tại sao họ lại đe dọa Ukraine, nếu như Ukraine mời quân NATO vào đất nước của họ? Họ là một quốc gia độc lập, họ có chủ quyền, Ukraine không được có quyền như Nga sao?

“Tất cả các loài vật đều bình đẳng, nhưng một số loài lại bình đẳng hơn những loài khác”

Ngày xửa ngày xưa, một quốc gia độc lập Cuba đã quyết định đặt tên lửa của Liên Xô trên vùng đất thuộc chủ quyền của mình. Cuba có đầy đủ quyền hợp pháp để làm điều này. Bạn biết điều gì xảy ra tiếp theo không? Đây gần như ngày tận thế của nhân loại. Tại sao? Bởi vì Hoa Kỳ đã không quan tâm đến các quyền hợp pháp của một nước nào đó, khi nó tạo ra một mối đe dọa trực tiếp đến “Vùng đất của tự do”.

Câu chuyện của Nga và Ukraina tương tự vậy. Nga sẽ không cho phép việc Ukraine trở thành thành viên của NATO, dù cho nước này có tư cách hợp pháp tận 10 lần để được gia nhập. Nó là vấn đề sống còn. Đơn giản vậy thôi.

—————————————–

Chính sách đối ngoại của Nga đầy tính đạo đức giả và có lẽ chính họ cũng biết điều đó.

Bất kỳ tuyên bố chính trị nào cũng chỉ là cái cớ cho các hành động gây hấn, của chiến lược “gop-stop”.

Theo quan điểm của Nga về quan hệ với các nước láng giềng, đó là hoặc phục tùng hoàn toàn trước Nga (như Belarus), hoặc sẽ là kẻ thù và mối nguy hiểm đối với Nga.

Thực tế thì, chẳng có các mối đe dọa nào cả.

Nếu NATO thực sự đưa quân đến Ukraine, sẽ không có chuyện gì hết.

Nga quá phụ thuộc vào EU về mặt kinh tế và sẽ không đủ chịu nổi sự tốn kém của một cuộc chiến.

Nga không còn bất kỳ cách nào khác để đàm phán với EU và NATO, vậy nên họ đe dọa làm mất ổn định tình hình của Châu Âu.

Đó là con bài duy nhất mà Nga có.

—————————————–

Cách đây 25 năm, Đảo Síp đã quyết định mua hệ thống phòng không S-300 từ Nga. Síp là quốc gia được quốc tế công nhận và có đại sứ tại LHQ. S-300 không phải là một vũ khí hung hãn như tên lửa hành trình Tomahawk, trái lại nó là một hệ thống phòng không được thiết kế để bắn hạ máy bay và tên lửa của đối phương.

Nhưng việc mua bán này đã gây ra phản ứng lớn từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, nước vốn coi tên lửa phòng không là mối đe dọa lớn đối với khả năng răn đe quân sự của nước họ. Vậy nên, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm bất cứ điều gì có thể làm để ngăn Đảo Síp hoàn tất thương vụ này. Tôi vẫn nhớ các cựu quân nhân đã bình luận trực tiếp trên TV rằng lựa chọn quân sự tối ưu nhất để tiêu diệt một hệ thống S-300 đã được kích hoạt là gì. Cuối cùng thì, Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công ngăn không cho S-300 được triển khai tại Đảo Síp, với sự hậu thuẫn hoàn toàn từ Mỹ.

Tôi không phải là chuyên gia về Ukraine hay các nhà phân tích Nga. Nhưng với thực tế là ngay cả việc triển khai vũ khí phòng thủ tới một quốc gia có chủ quyền cũng có thể khuấy động cuộc khủng hoảng lớn, tôi không hiểu tại sao các phương tiện truyền thông và chính trị gia phương Tây cho rằng NATO và Ukraine được tự do làm mọi thứ họ muốn…

Hãy nghĩ đến một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Haiti, liệu Mỹ có nói “Haiti là một quốc gia tự do và có thể làm bất cứ điều gì họ muốn” Không…

Chỉ những người bị ám ảnh bởi sự ưu việt của Hoa Kỳ mới có thể đánh giá cuộc khủng hoảng này theo hướng này.

—————————————–

Dịch bài này thế thôi chứ không ủng hộ hành động của Nga nhé, bất cứ quốc gia nào có chủ quyền, được quốc tế công nhận, thì không có bất cứ nước nào có quyền xâm lược cả, dù vì chuyện gì đi chẳng nữa.

Theo: Phong Lý 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *