CON NGƯỜI THẬT SỰ CÓ KÝ ỨC TRƯỚC KHI MÌNH ĐƯỢC SINH RA Ư?

1. Con gái tôi nói ở bệnh viện có một người phụ nữ không cần nó nữa, sau đó nó mới được tôi “nhặt” về.

2. Hồi con trai tôi ba bốn tuổi, có lần nó nói với tôi là nó nhìn thấy tôi và chồng mình, muốn chúng tôi làm bố mẹ nó nên mới “chui” vào bụng tôi. Nói trong bụng tôi có một cái “dây”, có lần cái dây đó quấn mấy vòng quanh cổ nó khiến nó phải cố gắng hết sức mới gỡ được ra.

3. Bé con nhà tôi cũng nói là trong bụng mẹ có “dây thừng”, nó hay chơi với cái dây đó, còn nói trong đó rất tối.

4. Cháu tôi ba tuổi, hôm đó chị tôi hỏi nó có muốn chui lại vào bụng mẹ chơi không, nó lắc đầu bảo: “Không đâu, con toàn bị mẹ đè thôi.” Chị tôi mới nhớ ra là lúc mang thai thằng bé chị tôi thích nằm sấp ngủ.

5. Tôi từng hỏi con trai ba tuổi của mình là làm thế nào con tìm thấy mẹ? Nó nói nó và các bạn đang chơi ở công viên, nhìn thấy tôi, các bạn đều chạy về phía tôi, nó là đứa chạy nhanh nhất nên tôi biến thành mẹ nó. 

6. Tôi thử hỏi hai đứa con trai trong bụng mẹ có gì vui không, đứa lớn thì bảo ngày  nào con cũng ngọ nguậy đánh đấm chơi đùa trong đó. Còn đứa bé thì bảo con chẳng nhìn thấy gì, ngày nào con cũng ngủ. Đúng là lúc mang thai đứa lớn nó rất không ngoan, gần như là ngày nào cũng đạp tôi rất mạnh, còn đứa bé thì rất yên tĩnh, chẳng động đậy gì hết.

Em tui lúc 3,4 tuổi sau khi bị tui quát do không nghe lời, thì dẫy đạch đạch nói: Su thấy mẹ trước, su nhường chị 2 chứ Su phải là anh 2 mới đúng, chị 2 phải nghe lời Su mới đúng🙂Giờ nó không nhớ nó từng nói câu đó nhưng tui nhớ :))))

Bởi vậy nên mới có “hành trình thai giáo”. Bà nào rảnh rỗi có thể hát, đọc truyện, trò chuyện với con thật nhiều. K nhầm sau khi sinh ra con nó kiểu sẽ “biết điều” hơn đó. Trộm vía nhỏ nhà tui cứ mỗi lần mẹ gọi “Sóc ơi, dậy mẹ đọc truyện cho nghe này” là y rằng sẽ đạp phản hồi lại. Và tui vui vì điều đó.

Không nhớ lắm nhưng có lần thấy t được mẹ t ẵm trên tay khi mẹ t đang mang bầu t. T ngồi trên bụng bầu ấy. Không phải là mơ đâu mà tự nhiên nó hiện lên trong đầu t ấy. Thề không nói điêu, cũng k phải tưởng tượng vớ vẩn.

Hồi trước bố má t có hay thường nằm mơ thấy 1 bé trai da ngăm muốn làm con của bố má. Mà vì nhiều lý do nên nhà t không có bé thứ 3 được. Má t hay kể là bé đó nấn ná lâu lắm, sau này mơ thấy bé đó được 1 ông cụ dắt đi bảo nhà này không được rồi, đi thôi. Sau này cũng ko thấy nữa.

Khoa học chứng minh: Trẻ có thể nhớ lại những gì đã xảy ra khi còn trong bụng mẹ

Sự hình thành ký ức cũng như sự nhận biết của thai nhi từ lúc còn trong bụng mẹ được khám phá thông qua một nghiên cứu đầu tiên vào năm 1980. Kết quả từ nghiên cứu này khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Theo đó, con người có khả năng suy nghĩ, cảm nhận và ghi nhớ lại tất cả những gì đã diễn ra kể từ tháng 7 của thai kỳ. Sau khi sinh, 80% trẻ đều có thể nhớ những gì đã diễn ra trong bụng mẹ dù đã trải qua nhiều năm. Điều này giống như một tiềm thức đặc biệt. Nghiên cứu này được một bác sĩ thực hiện qua khảo sát 1.620 trẻ em có tuổi trung bình là 4 tuổi.

Hầu hết các bé được khảo sát đều miêu tả lại những gì mình nhớ được khi còn trong bụng mẹ với những câu từ rất thật: “Bên trong đó chỉ toàn là bóng tối”, “Cảm giác như có ai đó chạm vào, con phải di chuyển sang một bên”, “Giống như con đang trôi nổi trong nước”, “Có một sợi dây”, “Bên trong là màu đen khó chịu, lúc nào cũng nghe thấy giọng nói của mẹ con”, “Con sợ màu đen bên trong, và con đã khóc khi ở trong đó”, “Con vẫn muốn ngủ một lúc nhưng không ngủ được”,…

Liên quan đến điều này, m ột trường hợp đặc biệt gây sửng sốt với giới nghiên cứu và các phụ huynh. Từng có một bé mắc chứng tự kỷ, không thích nói chuyện cho dù cha mẹ đã truyền cảm hứng cho bé bằng mọi cách vẫn vô ích. Tuy nhiên, cha mẹ bé lại không có ý định gửi con đến viện. Một hôm, họ sửng sốt khi đứa bé bỗng dưng quan tâm đặc biệt đến một bản tinh tiếng Anh trên ti vi và sau đó chủ động nói chuyện với người khác bằng ngôn ngữ này. Cha mẹ bé vô cùng ngạc nhiên nên đưa con đến viện để tìm hiểu về điều này. Sau khi được nghe bác sĩ, người mẹ nhớ lại trong thời gian mang thai, mình có làm việc trong một công ty nước ngoài và buộc phải sử dụng tiếng Anh. Chính vì vậy, đứa bé đã nhớ đứa tiếng Anh vào lúc này.

Đây là những câu chuyện được ghi nhận lại trong quá trình nghiên cứu của các chuyên gia. Thực tế, thai nhi đến 7 tháng đã bắt đầu hoàn thiện não bộ và có khả năng ghi nhớ sự việc, ngôn ngữ.

Tháng 7 thai kỳ: Thai nhi có khả năng ghi nhớ rõ ràng

Các nhà nghiên cứu đã cho rằng, bộ nhớ của con người tương thích với từng giai đoạn phát triển khác nhau của não bộ.

Bước vào tháng thứ 7 thai kỳ, bộ não của bé đã bước vào giai đoạn phát triển thứ 2. Giai đoạn này là giai đoạn não bộ phát triển chức năng mạnh mẽ, khả năng ghi nhớ rõ ràng. Ở tháng 8 thai kỳ, bộ não của thai nhi đã hoàn thiện như một đứa trẻ sơ sinh. Vì vậy, ở thời điểm này, con có thể phân biệt rõ giọng của bố hoặc mẹ và ghi nhớ những gì đã xảy ra bên trong lẫn bên ngoài tử cung. Thậm chí con có khả năng tương tác lại tiếng nói của bố mẹ.

Ở thời điểm nào đó, người mẹ sẽ có cảm giác khó chịu trong bụng. Thực chất đó là thái độ mà thai nhi phản ứng lại mỗi khi người mẹ có tâm trạng không tốt, hay buồn phiền. Điều này không có lợi cho sự phát triển của em bé. Do vậy, người mẹ nên cố gắng tránh những cảm xúc tiêu cực và dành thời gian yêu thương, tương tác (trò chuyện, nghe nhạc, đọc sách) cũng con nhiều hơn nhé!

Tôi nghĩ là có nha, vì rất nhiều lần tôi nằm mơ thấy những người toàn lạ mặt tôi chưa từng gặp bao giờ còn trãi qua những chuyện mà ngoài đời tôi chưa từng trãi qua nữa !

Trước khi mang bầu t nằm mơ 1 em bé chạy vào nhà chơi đòi đồ chơi là ô tô :3 . Sau đó t mang rất nhiều ô tô đến đế bé chơi. Bé rất vui vẻ và thích :3 hơn 1 tháng sau t biết mình có bầu 6w.

2 lần chửa 2 đứa đều ngủ mơ báo mộng trước 1 tháng. Mơ nó thật trân lắm luôn, nhất là đứa đầu. Đứa đầu tổng ngủ mơ 3 lần.Tháng đó nhà ck có giỗ, xin nhanh mang bầu. Lên cty ngủ mơ đẻ em bé trắng mập.Tháng sau nhà ck lại có giỗ, trước đó 1 hôm và chính hôm giỗ cùng ngủ mơ 1 giấc giống hệt nhau, là có ng báo mộng có bầu rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *