Công cuộc thống nhất các vùng đất Rus của các Sa Hoàng sau thế kỷ 15 đã dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài hàng trăm năm giữa Nga và Đế Quốc Ba lan – Lithuania. Do hao tốn quá nhiều quốc lực vào cuộc chiến tranh với 1 cường quốc nên sang cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, nước Nga dần dần bị suy yếu. Thiên tai, nạn đói, nổi loạn,… tại Nga diễn ra liên miên.
Giữa lúc đó, tình hình chính trị cũng không mấy yên ổn, năm 1584, Sa Hoàng Ivan bạo chúa qua đời, do đã lỡ tay giế.t thái tử tài giỏi nhất của mình trong 1 cuộc cãi vã, nước Nga không còn hoàng tử có năng lực nào nên phải chọn 1 hoàng tử kém cỏi (Feodor I) lên ngai vàng. Feodor I là 1 người nhu nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Người anh vợ của Hoàng Tử này (tên Boris Godunov) thừa cơ nắm toàn bộ quyền lực về trong tay.
Năm 1591, hoàng tử Dmitry Ivanovich, con trai út của Ivan bạo chúa chỉ mới 8 tuổi đã chết 1 cách bí ẩn, vết dao đâm vào cổ họng dẫn đến vong mạng. Cái chết bí ẩn của hoàng tử bé có 2 giả thuyết: một là do người anh vợ Sa Hoàng đương nhiệm chủ mưu sát hại, hắn thực hiện vụ ám sát để tránh sau này có kẻ đe dọa đến quyền lực của hắn bây giờ. Mẹ hoàng tử là Maria Nagaya khăng khăng chính thuộc hạ của tên Boris đã giết chết con trai bà, nhưng lời tố cáo của bà chìm vào tuyệt vọng, và bà sau đó phải vào tu viện sống phần đời còn lại. Giả thuyết thứ hai đó là hoàng tử Dmitry nghịch dao rồi lên cơn động kinh thế là tự đâm vào cổ họng mình. Người dân vùng Uglich khi hay tin về cái chết đột ngột của hoàng tử nhỏ, đã tiến hành những cuộc nổi dậy nhưng đều bị quân đội của Boris dìm trong biển máu.
Trong khi Nga đang suy yếu và loạn lạc, thì ở phía Tây, Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva thống nhất ngày càng trở nên hùng mạnh, trở thành 1 thế lực lớn trên Chiến Trường Châu Âu. Lợi dụng tình hình hỗn loạn ở Nga, họ đã tiến sâu vào chính trường nước Nga để thao túng các Sa Hoàng. Vào khoảng năm 1600, bỗng nhiên nổi lên tin đồn có kẻ thừa nhận là Hoàng tử Dmitry Ivanovich (con trai út của Ivan bạo chúa) đã thoát khỏi cuộc ám sát và chạy sang Ba Lan. Hai nhà quý tộc Ba Lan cưu mang kẻ tự xưng là hoàng tử Dmitry Ivanovich (tạm gọi là Dmitry Giả Mạo), họ không tin câu chuyện gã kể nhưng nhận thấy đây là cơ hội tốt để chiếm lấy ngai vàng nước Nga nên ra sức hậu thuẫn cho gã.
Năm 1598, Feodor I qua đời, ông không có con cái kế vị, tên nhiếp chính Boris Godunov chớp lấy cơ hội, năn nỉ hội đồng các nguyên lão Boyar bầu ông lên làm Sa hoàng.
Dưới sự cai trị của Boris Godunov, sưu cao thuế nặng, chính sách cải cách khiến nông nô bị đàn áp, cộng thêm nạn đói xảy ra liên miên, rồi thế lực ủng hộ gã Dmitry Giả Mạo thì liên tục tung những tin đồn để tạo dựng danh tiếng cho gã, nhiều quý tộc Nga vì thế liền ngã sang hậu thuẫn tên Dmitry vì không chịu nổi ách cai trị của Boris Godunov.
Năm 1605, Boris Godunov qua đời, con trai của Boris là Feodor II lên ngôi, nhưng không được bao lâu thì quân đội Ba Lan – Litva đưa Dmitry Giả Mạo trở về Matxcơva lật đổ và chiếm ngai vàng. Bà Maria Nagaya, mẹ ruột của Dmitry Ivanovich thật, vì muốn thoát khỏi cuộc sống cơ cực nơi tu viện, đã thừa nhận Dmitry Giả Mạo là con ruột bà, có lẽ vì thế mà phần lớn không hoài nghi nguồn gốc bất minh của kẻ mạo danh này.
Tháng 8 năm 1606, Dmitry Giả Mạo kết hôn với một phụ nữ quý tộc Ba Lan. Theo truyền thống, những cô dâu được gả vào hoàng tộc Nga đều phải cải đạo sang Chính Thống giáo Nga, tuy nhiên có tin đồn rằng cô ta không cải đạo, đã thế còn có tin đồn tân Sa hoàng bợ đỡ Ba Lan, nghe lời Vua Ba Lan và Giáo hoàng hứa sẽ hợp nhất Công giáo La Mã và Chính Thống giáo Nga, đã thế còn cho phép Công giáo La Mã và Tin Lành truyền bá ở Nga, chính những điều đó khiến giới quý tộc và cộng đồng Chính Thống Giáo Nga phẫn nộ. Kết quả chỉ sau 10 ngày kết hôn, quý tộc và người dân nổi dậy, hùng hổ kéo đến điện Kremlin. Dmitry Giả Mạo hoảng sợ, nhảy khỏi cửa sổ hòng bỏ trốn khiến gã bị gãy chân, nhưng cuộc chạy trốn bất thành, đám đông phát hiện và lôi gã ra trước đám đông rồi giết chết, cái xác được đem thị chúng rồi hỏa táng, số tro cốt được bỏ vào đại bác bắn về phía Ba Lan.
Sau khi Dmitry Giả Mạo qua đời, hội đồng quý tộc Boyar bầu cử 1 người họ hàng xa của Ivan bạo chúa (tên Vasili IV) lên làm Sa Hoàng. Lúc này Nga phải đối mặt sự xâm chiếm của Ba Lan, Vasili IV lại theo tư tưởng chống Ba Lan nên giao tranh kịch liệt.
Vasili IV năng lực cai trị kém cỏi, thế là 7 vị quý tộc đã buộc ông thoái vị, trục xuất đến tu viện ở Ba Lan và qua đời tại đây vào năm 1612. Sau đó, do không có ai xứng đáng lên ngôi Sa Hoàng, khoảng trống quyền lực không thể lấp đầy. Nước Nga chính thức rơi vào “Kỷ nguyên Loạn lạc” (Смутное время).
Về phần bà Marina Mniszech (mẹ của hoàng tử Dmitry thật), sau cái chết của Dmitry Giả Mạo thì bà bị tước thân phận Sa hậu và được trả về Ba Lan. Cha của bà không bỏ cuộc, tìm một kẻ khác mạo xưng thành Dmitry II Giả Mạo và gả con gái mình cho gã.
Dmitry II giả mạo được một nhóm quân Ba Lan hậu thuẫn nên nhảy vào Moscow ăn hôi vì cũng muốn giành ngai vàng, quân nổi dậy do một kẻ mạo danh Sa hoàng Dmitry II bao vây Moscow. Vì mạo danh Sa hoàng, nên rất nhiều cư dân Moscow đã ủng hộ hắn. “Dmitry II” chiếm được Moscow nhưng không chiếm được điện Kremlin – mặc dù hết người xứng đáng hơn, nhưng các quý tộc Nga cố thủ và quyết từ chối công nhận Sa hoàng giả mạo.
Họ buộc phải mời người Ba Lan can thiệp vào đất Nga, còn định mời một hoàng tử Ba Lan, Wladyslaw, con trai của Vua Sigismund III Vasa của Ba Lan, làm Sa hoàng Nga để quân Ba Lan- Litva đến giải vây cho Moscow. Nhưng Ba Lan không để ý đến lời đề nghị đưa quân này.
Tình thế bao vây này kéo dài đến tận năm 1610 mới kết thúc, khi các quý tộc Nga mời được quân Thụy Điển đến can thiệp, và liên quân Nga – Thụy Điển đánh tan tác được quân của Sa hoàng giả Dmitry II. Khiến kẻ giả mạo bỏ chạy. Cùng năm đó, gã bị một hoàng tử gốc Tartar giết chết khi đang say rượu.
Nhưng cũng ngay sau đó, quân Ba Lan đã tiến vào Nga, toàn bộ 3 vạn liên quân Nga- Thụy Điển bị 5000 quân Ba Lan- Litva hủy diệt trong Trận Klushino năm 1610. Quân đội Ba Lan-Litva sau đó tiến hành xâm chiếm toàn bộ nước Nga. Sau một vài cuộc giao tranh, phe ủng hộ Ba Lan đã giành được ưu thế, và người Ba Lan được phép vào Moscow vào ngày 8 tháng 10 năm 1610. Người Ba Lan đã tiến rất gần đến chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt kéo dài hàng thế kỷ với nước láng giềng phía đông này. Nước Nga tưởng chừng đã vong quốc.
Tuy vậy, người Nga không cam chịu nhìn đất nước bị Ba Lan chiếm đóng. Tháng 3/1611, dân chúng Moscow nổi dậy chống Ba Lan, bị đàn áp, quân Ba Lan sát hại gần 1 vạn người Moscow. Ngay sau đó, các quý tộc Nga và các thành phần xã hội đã đoàn kết thành lập các liên minh quân sự, một đội quân gọi là “Dân quân thứ nhất” do Prokopy Lyapunov chỉ huy đã nỗ lực vây hãm Moscow để giải phóng thành phố.
Dù lực lượng vây hãm tới 10 vạn quân, nhưng kém đoàn kết, nghi kỵ lẫn nhau nên lực lượng này đánh 3 tháng không chiếm được Moscow, cuối cùng Prokopy Lyapunov bị phản bội và bị chính các đồng minh giết chết, dân quân thứ nhất tan rã.
Sau khi quân của “Liên minh lần thứ nhất” thất bại, người Nga không từ bỏ. Lực lượng “Dân quân thứ 2” do Công Tước Dmitry Pozharsky và thương gia Kuzma Minin cùng các thành phố khác tiến hành chống lại những người Ba Lan chiếm đóng. Từ tháng 4 năm 1612, quân Nga liên tục chiến đấu ác liệt với quân Ba Lan để cố gắng tới được Moscow. Tháng 8 năm đó họ vây thành.
Trận chiến cũng chẳng dễ dàng hơn, mất tới hơn 6 tháng vây đánh vẫn chưa đuổi được quân Ba Lan. Nhưng Dân quân thứ 2 vẫn đứng vững và duy trì cuộc vây hãm, khiến quân Ba Lan trong thành Moscow kiệt quệ, thậm chí theo ghi chép tình trạng ăn thịt đồng loại đã diễn ra trong quân lính Ba Lan.
Đến khoảng tháng 9-10/1612, khi quân Ba Lan đã hoàn toàn kiệt sức, Dân quân thứ 2 của Dmitry Pozharsky và Kuzma Minin đã dồn đội quân Ba Lan (còn khảng 1612 người) cuối cùng vào Điện Kremlin và buộc họ phải đầu hàng. Moscow được giải phóng vào ngày 4/11 (ngày này sau đó được kỷ niệm là ngày Đoàn kết các dân tộc ở Nga).
Ngay sau đó, hội đồng tiêu biểu nhất của Vùng đất (Zemsky sobor) trong lịch sử Nga đã tập hợp lại để chọn ra một sa hoàng mới. Dưới sức ép lớn từ những người Cossacks (lúc đó đang chiếm một nửa lực lượng dân quân Nga), những người đứng đầu liên quân cùng các quý tộc Boyars suy tôn Mikhail Fedorovich (1 người trẻ thuộc dòng dõi Romanov) lên làm Sa Hoàng. Thời kỳ hỗn loạn chính thức kết thúc, mở đầu cho triều đại Romanov cai trị nước Nga trong 300 năm sau (tới tận năm 1917).