Thập kỷ 2010s là một thập kỷ của sự mất mát về khí hậu. “Chúng ta không thể lặp lại diều này”, các nhà khoa học cảnh báo.
Tóm lược bài báo: https://washingtonpost . com/science/2019/12/31/s-were-lost-decade-climate-we-cant-afford-repeat-scientists-warn
Vào đầu thập kỷ trước, Kallan Benson lúc đấy chỉ mới 5 tuổi, câu chuyện yêu thích của em là “Khu vườn bí mật”, và năm đó là năm ấm nhất trong lịch sử loài người được ghi nhận (NASA, 2010). Benson đã nghe về biến đổi khí hậu (mẹ em là một nhà khoa học về lĩnh vực môi trường), nhưng em không hề biết rằng các nhà lãnh đạo thế giới vừa ký một thỏa thuận được cho là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Em ấy quan tâm đến Trái đất, nhưng em ấy tin tưởng người “lớn” trong việc bảo vệ Trái đất.
Và giờ đây, em ấy không cảm thấy như vậy nữa.
Vào năm cuối cùng của thập kỷ 2010s, Trái đất đã vượt qua kỷ lục nhiệt độ của năm 2010. Các cơn bão đã tàn phá New Jersey và Puerto Rico, và lũ lụt đã gây thiệt hại cho vùng Trung Tây và Bangladesh. Nam Phi đã phải trải qua một đợt hạn hán. Úc và Amazon đang bốc cháy. Phát thải toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay và nhân loại đang trên đà vượt qua ngưỡng cho phép ấm lên trong một thế hệ.
Thập kỷ 2010s được cho là “thập kỷ của sự thất vọng”, Benson cho biết. Hiện tại, em đang là 15 tuổi và là điều phối viên quốc gia cho tổ chức khí hậu thanh thiếu niên “Fridays for Future”. Nếu thế giới quyết định ngăn chặn biến đổi khí hậu một cách quyết liệt thì thập kỷ sau chúng ta có thể thấy được những thay đổi chưa từng xảy ra của khí hậu, Benson nói. (T/N: thực ra đoạn này mình không hiểu lắm, chắc ý em ấy là nếu như chúng ta cùng chung tay ngăn chặn biến đổi khí hậu thì thập kỷ sau nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ không còn tăng lên như mấy năm trước)
“Thập kỷ chúng ta sắp bước vào sẽ là thập kỷ quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác cả. Chúng ta cũng chả còn thời gian”, Benson cho biết.
Mười năm trước, Liên Hợp Quốc đã công bố báo cáo về “chênh lệch phát thải” đầu tiên, báo cáo chi tiết về sự chênh lệch giữa các cam kết của các quốc gia nhằm giảm khí thải nhà kính và những gì cần thiết để đáp ứng các mục tiêu về ổn định nhiệt độ toàn cầu. Ước tính các quốc gia nên hạn chế lượng khí thải khoảng 3% mỗi năm (UN, 2010).
“Nhưng điều đó đã không xảy ra”, Surabi Menon, phó chủ tịch tình báo toàn cầu tại Climate Works Foundation và là thành viên ban chỉ đạo cho các báo cáo về chênh lệch phát thải của U.N. “Chúng ta đã tự đặt mình vào thế khó để có những hành động mà cần phải được thực hiện”, bà Menon cho biết.
“Hiệp định khí hậu Paris 2015 – thỏa thuận toàn cầu đầu tiên nhằm hạn chế sự nóng lên ở mức dưới 2 độ C – rất quan trọng”, bà Menon nói. Nhưng những lời hứa, lời cam kết trong thỏa thuận cũng không được thực hiện. Theo báo cáo về chệnh lệch phát thải mới nhất, nhiệt độ có thể được dự đoán sẽ tăng 3.2 độ C so với mức trước thời kỳ tiền thế kỷ (UN, 2019), trừ khi các nước làm đúng những gì đã cam kết trong hiệp định khí hậu Paris 2015.
[Khu vực nóng đang lan rộng khắp thế giới]
Ngay bây giờ, hầu hết các quốc gia đang đi lệch khỏi những gì họ cam kết. Thế giới đã ấm hơn khoảng 1 độ C so với trước khi con người bắt đầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Lượng khí thải hàng năm trên toàn cầu đã tăng 4% kể từ khi thỏa thuận Paris được ký kết. Và nồng độ carbon dioxide trung bình trong khí quyển – một con số quyết định số phận của chúng ta, theo lời của Phil DeCola, người chủ trì nhóm khoa học cho một sáng kiến khí nhà kính của Tổ chức Khí tượng Thế giới (ig3is) – đang ở mức cao nhất trong lịch sử loài người.
Trong khi đó, các mô hình được cải tiến cho thấy thậm chí nguy cơ Trái đất nóng lên 2 độ C – từng được cho là mục tiêu hợp lý – thực tế có thể không thể chịu đựng được nhiều nơi trên thế giới. Để đi đúng hướng và đạt được mức tăng nhiệt độ 1.5 độ C, một báo cáo mang tính bước ngoặt của Hoa Kỳ cho thấy các quốc gia phải giảm gần một nửa lượng khí thải vào năm 2030.
Báo cáo “phân tích ảnh hưởng của Trái đất khi nhiệt độ trung bình tăng thêm 1.5 độ C” của Liên Hợp Quốc đã gây ra báo động rộng rãi sau khi nó được xuất bản vào năm 2018. Các chính trị gia đề cập đến báo cáo tại các cuộc biểu tình; thanh thiếu niên trích dẫn nó trong các buổi đi học.
“Nếu chúng ta không bắt tay vào làm từ bây giờ, thì tháng 2 năm 2030 sẽ là ngày tận thế của cháu”, nhà hoạt động khí hậu 14 tuổi Alexandria Villaseñor.
“Thay đổi khí hậu không phải là một vách đá. Nó cũng chả phải là một khóa học thất bại”, nhà nghiên cứu Kim Cobb của Viện Khoa học Georgia nói. “Nếu chúng ta đạt đến mục tiêu 1.5 độ C, thì vẫn có thể có vô số điều bất ngờ không mong muốn xảy ra. Và nếu chúng ta không đạt được nó, thì đó không phải là tất cả mọi người sẽ chết”
Theo Cobb, các báo cáo nên được hiểu rõ là chúng chỉ đơn thuần như là một bản đồ để các nhà chính trị, các tập đoàn tham khảo và điều hướng, đưa nhân loại tới con đường của sự bền vững.
“Quyết định của chúng ta trong 10 năm tới sẽ ảnh hưởng đến mức độ biến đổi khí hậu trong nhiều thế kỷ tới”, cô nói. “Bước đi đầu tiên và quan trọng nhất sẽ là giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch”, các chuyên gia cho biết. Theo phân tích chênh lệch phát thải mới nhất, 10 năm qua đã khiến cho mục tiêu giảm phát thải tăng lên gấp đôi. Để đạt được mục tiêu 1.5 độ C, lượng khí thải phải được cắt giảm 7.6% mỗi năm.
“Hành động như vậy sẽ đòi hỏi sự chuyển đổi chưa từng có của xã hội”.
Nhưng nhiều giải pháp cần thiết – cả về kinh tế và công nghệ – đã tồn tại. Báo cáo kêu gọi cộng đồng toàn cầu thay thế năng lượng than bằng năng lượng tái tạo, vận chuyển và sản xuất cacbon, và giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng xanh để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của họ.
Việc chấm dứt trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch có thể làm giảm 10% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030, Hoa Kỳ đã tìm thấy giải pháp. Và loại bỏ các loại khí nhà kính có thời gian tồn tại ngắn ngủi – bao gồm khí metan, carbon đen và fluoride, tồn tại trong khí quyển ít hơn carbon dioxide nhưng giữ nhiệt nhiều hơn – trong 20 năm tới có thể giúp Trái đất tránh được việc nóng lên từ 0.3 đến 0.8 độ C vào năm 2050, nhiều nghiên cứu cho thấy.
Nhà khoa học về khí hậu thuộc Đại học Tufts, William Moomaw, người đóng góp cho các Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết, tốc độ khí thải nhà kính được loại bỏ khỏi khí quyển cũng phải tăng lên. Các hệ thống tự nhiên hiện đang hấp thụ hơn một nửa lượng carbon mà người dân sản xuất, và một nghiên cứu năm 2018 cho thấy việc bảo tồn, phục hồi và cải thiện phương thức quản lý đất đai có thể làm giảm lượng khí thải của Hoa Kỳ tới 21% (Fargione et al., 2018). Nhưng chặt phá rừng, nạo vét vùng đất ngập nước và gây ô nhiễm bờ biển làm giảm khả năng đó.
“Nếu chúng ta không thực sự đảo ngược sự gia tăng của carbon dioxide, đồng nghĩa với việc chúng ta đang hạ thấp nồng độ carbon dioxide trong khí quyển, thì nó sẽ ngày càng tiếp tục trở nên tồi tệ hơn”, Mitch Moomaw nói.
Trong báo cáo được công bố vào tháng 8 này (IPCC, 2019), Liên Hợp Quốc dự báo hậu quả của việc không hành động trên đất liền. Các nhà khoa học cho biết, nóng lên hơn 1.5 độ C sẽ dẫn đến nguy cơ hạn hán, cháy rừng, bão tàn phá và bùng phát dịch hại nông nghiệp. Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng có thể làm giảm chất lượng dinh dưỡng của cây trồng và tăng giá ngũ cốc. Hàng triệu người sẽ có nguy cơ mất nhà cửa, sinh kế và tính mạng trước thiên tai và các quốc gia sẽ bị mất ổn định do di cư hàng loạt.
Nhiều nơi trên thế giới đã trải qua sự thay đổi cực độ này; một phân tích của Washington Post trong năm nay cho thấy khoảng 10% toàn cầu đã vượt qua mức 2 độ C nóng lên kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.
____________________
Link Reddit: https://redd . it/eiq8j6
____________________
u/notgoingforthis (33 points)
Nhưng rồi chúng ta sẽ lại lặp lại sai lầm đấy thôi. Nói thì giỏi, nhưng có ai bắt tay vào làm đâu. Chúng ta xong đời rồi.
>u/[deleted] (19 points)
Tôi không đồng ý. Tôi tin vào sự khôn khéo của con người và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể quay đầu lại đúng lúc. Tùy thuộc vào thế hệ này để dọn dẹp mớ hỗn độn mà các thế hệ trước để lại. Nó sẽ rất là khó khăn nhưng tôi tin.
(Tôi có thể là một người lạc quan trong vô vọng nhưng đó chỉ là quan điểm của tôi)
____________________
Bài đăng của bạn Chần Dúng trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/469662933943920/