Nước Bulgaria, nổi tiếng trong bài Hoa hồng Bulgaria, là quốc gia ở bán đảo Balkan ngày nay do người Bulgaria tạo dựng nên vòa thế kỷ 19
Song trước khi lập nên 1 nhà nước tồn tại trên bản đồ thế giới bây giờ thì trong lịch sử người Bulgaria cũng đã từng là 1 dân tộc hùng mạnh nhiều lần thành lập nên các nhà nước của mình và từng đánh nhau với nhiều cường quốc thời bấy giờ
Người Bulgaria ngày nay có nguồn gốc xưa nhất từ người Bulgar là bộ tộc gốc Thổ bán du mục ở vùng thảo nguyên Pontus ven dãy núi Caucasus
Thế kỷ thứ 5, vó ngựa du mục người Hung dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Attila đã xuất hiện và tung hoành trên khắp các vùng châu Âu thuộc lãnh thổ Đông – Tây La Mã.
Trong trận chiến Chalon ở Pháp a.k. trận đồng bằng Catalaunia ngày 20 tháng 6 năm 451, vó ngựa quân Hung sau nhiều phen tung hoành đã bị liên quân Tây La Mã, Alan cùng Visigoth và các tộc German đồng minh khác do tướng Tây La Mã Flavius Aetius a.k.a Người La Mã cuối cùng đánh bại
Dù thời gian sau đó người Hung vẫn còn uy hiếp Tây La Mã nhưng họ, ít nhất là sau cái chết của Attila, thì không còn hùng mạnh như trước
Năm 454, các bộ tộc German bị quân Hung chinh phục trên đường tây tiến như Gepid, Ostrogoth, Heruli… nhất tề nổi dậy chống lại các ông chủ người Hung và đánh bại và giết chết vua Hung là Ellac, con trai Attila ở trận Nedao vùng Pannonia
Thắng lợi của liên quân German khiến lực lượng người du mục tan rã thành các bộ tộc riêng như Onogur, Kutrigur, Utigur… trong khi tàn dư người Hung do các thủ lĩnh thuộc dòng hậu duệ Attila dần bị tiêu diệt và biến mất
Các bộ tộc du mục gốc Thổ sau khi đế quốc Hung bị tan rã đã tìm cách cắn nuốt nhau.
Một trong số này là người Bulgar thuộc nhóm Onogur.
Trong giai đoạn này, tận dụng khoảng trống quyền lực trên vùng thảo nguyên ven biển Đen , 1 số bộ lạc đã vươn lên thống trị các bộ lạc khác như người Avar, người Đột Quyết
Các nhà nước mới này sau một thời gian tồn tại thì cũng bị diệt vong
Khoảng năm 632, hãn Kubrat thuộc thị tộc Dulo của bộ tộc Bulgar khởi nghĩa chống lại ách thống trị của người Avar và thành lập nên nhà nước đầu tiên của người Bulgar và là thủy tổ của các nhà nước Bulgar/Bulgaria về sau là nhà nước Đại Bulgaria Cổ trên vùng thảo nguyên ven biển Đen với kinh đô đóng ở Phanagoria.
Năm 665, hãn Kubrat băng hà và được kế vị bởi con trai là Batbayan.
Tận dụng người kế vị còn non tay, người du mục Khazar ở phía đông đã kéo sang chinh phục nước Đại Bulgaria Cổ
Năm 668 nhà nước Đại Bulgaria Cổ tan rã và bị mất vào tay quân du mục Khazar; các con trai còn lại của hãn Kubrat (Kotrag, Asparuh, Alcek và Kuber) chia nhau thần dân của cha và dẫn dắt họ tỏa ra tứ xứ lập nghiệp.
Trong số các con trai Kubrat thì Kotrag dẫn dắt 1 phần bộ lạc di cư ngược lên vùng song Volga tới khu vực Idel-Ural, chỗ hợp lưu sông Volga với Kama và thành lập nên nhà nước Volga Bulgaria vào thế kỷ thứ 7.
Nhóm này đã giữ lại ngôn ngữ gốc Thổ xa xưa, du nhập và cải đạo từ Tengri giáo sang Hồi Giáo và tồn tại mãi cho đến tận khoảng những năm 1240 khi họ bị người Mông Cổ thuộc Kim Trướng Hãn quốc chinh phục và sát nhập họ vô hãn quốc
1 nhóm khác do Asparuh dẫn dắt đã tây tiến về tụ cư ở Ongal thuộc bờ đông sông Danube.
Nhóm này bắt đầu hấp thụ các bộ tộc Slav xung quanh và dần dần thông hôn, hòa huyết và chuyển đổi ngôn ngữ từ ngữ hệ gốc Thổ sang ngữ hệ Slav.
Nhóm Bulgar do Asparuh chỉ huy sau khi tới tụ cư bên bờ Danube đã liên minh với liên minh 7 bộ lạc Slav ở trong khu vực và tiến hành đánh phá vào lãnh thổ đế quốc Byzantine ở phía nam
Hoàng đế Constantine IV đã huy động lực lượng lên đánh nhau với thực lực mới nổi của người Bulgar
Mùa hè năm 680, lực lượng người Bulgar do Asparuh chỉ huy đã đánh bại quân đội Byzantine
Năm 681, người Bulgar tràn xuống xâm lược vùng Thrace và lại tiếp tục đánh bại quân Byzantine, buộc hoàng đế Byzantine là Constantine IV phải cầu hòa, công nhận nền độc lập của người Bulgar và chấp nhận triều cống hằng năm cho họ
Vậy là Đệ nhất đế quốc Bulgaria hùng mạnh đã được thành lập ở khu vực Đông nam châu Âu và tồn tại từ năm 681 cho tới năm 1018
Ở giai đoạn cực điể, lãnh thổ đế quốc trải dài 440,000 cây số vuông
Tuy rằng buộc phải ký hòa ước chấp nhận thành lập nên xứ Bulgaria song người Byzantine không dễ dàng chịu thua nên họ đã nhiều lần tiến đánh Bulgaria
Cùng với sự xuất hiện của người Viking trên khắp khu vực Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 8 trở đi thì 1 bộ phận người Viking cũng tiến sang khu vực Đông Âu và được người địa phương gọi là người Varagia a.k.a Rus
Người Varagia sau đó lần lượt thành lập nên các quốc gia của mình là Kievan Rus ở khu vực Nga, Ukraine ngày nay (một vài sử gia hiện đại cho rằng người Rus ngoài ra còn thành lập nên nhiều xứ khác ở Đông Âu trong giai đoạn từ khoảng năm 830 cho tới năm 899 và gọi chung các xứ này hãn quốc Rus)
Sau khi nhà nước Kievan Rus được thành lập năm 879 bởi hoàng tử Oleg của xứ Novgorod thì Kievan Rus dần lớn mạnh hơn và luộc luôn Hãn quốc Khazar.
Trong khoảng từ năm 967/968 cho tới năm 971, Đại Thân vương Sviatoslav Đệ nhất của Kievan đã tiến hành đánh phá đế quốc Byzantine.
Đệ nhất đế quốc Bulgaria nằm kế bên Byzantine cũng bị vạ lây.
Cuộc đánh phá này đã đưa đệ nhất đế quốc Bulgaria tới hồi suy yếu
Chưa dừng lại ở đó, ngày 29 tháng 7 năm 1014, quân đội Đệ Nhất đế quốc Bulgaria bị hoàng đế Basil Đệ Nhị a.k.a Basil, kẻ gết người Bulgaria đánh bại ở trận Kleidon (núi Belasitsa thuộc vùng Blagoevgrad, Bulgaria), các tù binh Bulgaria bị quân Byzantine bắt được đều bị chọc mù mắt khiến cho thế lực người Bulgaria ngày càng thêm suy yếu
Tháng 2 năm 1018, hoàng đế (tsar) cuối cùng của Đệ nhất đế quốc Bulgaria là Ivan Vladislav chết tại mặt trận Dyrrhachium chống lại Byzantine.
Đệ nhất đế quốc Bulgaria tới đây biến mất song người Bulgaria không vì vậy mà bị khuất phục hoàn toàn
Ngày 26 tháng 10 năm 1185, Theodor Peter a.k.a Peter Đệ Nhị nhân cơ hội Byzantine đang tổn hao dần quốc lực để chống lại các cuộc xâm lược của các bộ lạc Thổ ở phái Đông đã tiến hành nổi dậy và khôi phục nên đế quốc Bulgria, sử gọi là Đệ nhị đế quốc Bulgaria
Tới năm 1204, tận dụng khi thành Constantinople bị đoàn quân Thập tự chinh quậy phá tưng bừng, vua Katloyan đã tranh thủ thỉnh cầu sự công nhận vương vị của mình cũng như nền độc lập của người Bulgaria từ giáo hoàng vì ông biết rằng người Byzantine sẽ không bao giờ công nhận cho người Bulgaria ly khai một lần nữa và yêu cầu này đã được chấp thuận
Ở thời cao điểm vào năm 1241, lãnh thổ Đệ nhị Đế quốc Bulgaria có diện tích tới 293,000 cây số vuông
Tuy nhiên, cùng với sự trỗi dậy của người Thổ do thủ lĩnh kiêm vua khai quốc của đế quốc ottoman là Osman Đệ Nhất cũng như việc thành lập nên nhà nước – đế quốc Ottoman vào khoảng năm 1299 thì quyền lực của người Bulgaria bắt đầu bị lu mờ
Khi người Ottoman bắt đầu bành trướng sang châu Âu thì cũng là lúc đệ nhị đế quốc Bulgaria bước vào thời kỳ suy tàn và bị diệt vong
Mấu chốt để người Bulgar/Bulgaria có thể nhiều lần quật cường là nhờ vào tinh thần thượng võ và quân đội của họ
Quân đội Bulgar thời đầu mang tính chất của quân đội bộ lạc thảo nguyên khi tất cả các nam giới tới tuổi trong bộ đều trở thành lính khi có chiến sự
Đứng đầu các cấp chỉ huy cũng như thống soái ba quân chính là hãn; dưới hãn lần lượt là tarkhan, boil, bagatur, bagain…
Các quý tộc của Bulgaria được phân làm 2 loại là Ngoại quý tộc (quý tộc nhỏ) và nội quý tộc (quý tộc lớn)
Về quân đội thì quân đội Bulgaria có kỵ binh, bộ binh và hải quân
Kỵ binh là 1 trong những binh chủng truyền thống của quân Bulgaria/Bulgar từ thời kỳ họ còn là các bộ lạc trên thảo nguyên biển Đen.
Họ có cả kỵ binh nặng lẫn kỵ binh nhẹ
Kỵ binh Bulgaria do người Bulgar/Bulgaria đảm nhiệm và được trang bị như người Avar với kiếm lưỡi cong hoặc kiếm thường, thương dài cùng với cung và bao tên đeo trên lưng
Ngoài ra thì các kỵ binh còn đeo trên yên khiên tròn nhỏ, chùy và dây thòng lọng (arkani).
Ngoài ra trên thắt lưng các binh sỹ Bulgaria còn mang them các thứ vật dụng cần thiết như thép, đá lửa, cốc uống và hộp kim chỉ
Lực lượng kỵ binh Bulgaria, cả người và ngựa đều được trang bị giáp trụ kim loại với 2 loại chính là giáp tấm hay giáp lưới cũng như kỵ binh có trang bị mũ chiến
Bên cạnh đó nhung trang kỵ binh thường gồm quần có sọc dọc màu đỏ, trắng và xanh lam
Các chỉ huy thì thường mang khiên bằng vàng hay bạc tùy theo cấp bậc
Vào thời vua Krum thì theo các mô tả thì kỵ binh Bulgar toàn là kỵ binh nặng với từ đầu xuống chân toàn được bọc trong giáp sắt trong khi vào thời kỳ sau này thì đa phần là kỵ binh trang bị nhẹ
Vào thời kỳ sau này thì quân đội Bulgaria còn sở hữu them 1 bộ phận kỵ binh nhẹ người Cuman đóng vai trò như du binh
Ngoài kỵ binh Cuman thì người Bulgaria cũng thuê lính đánh thuê từ các tộc Avar, Pecheneg và thời sau thì có hiệp sỹ phương Tây, người Mông cổ, Ossetia và thậm chí là quân chư hầu Wallachia
Bên cạnh kỵ binh thì người Bulgaria cũng sở hữu lực lượng bộ binh được tuyển mộ từ người Slav và được trang bị nhẹ với kiếm, giáo, lao, cung tên cùng khiên bằng da hay bằng gỗ
So về kỷ luật thì lực lượng quân đội người Bulgar/Bulgaria được trui rèn kỷ luật ở mức nghiêm ngặt hơn khi các chỉ huy thường hay đi kiểm tra tình trạng sẵn sàng các binh sỹ trước khi ra trận
Hình phạt thường là xử tử khi các chiến binh lơ là chăm sóc quân trang như để dây cung bị chùng, kiếm bị rỉ hay là quên chăm sóc chiến mã đàng hoàng
Ngoài ra hình phạt này cũng còn được áp dụng khi các binh sỹ tự ý cưỡi chiến mã vào khi không có chiến trận xảy ra hoặc khi binh sỹ tự đào ngũ trước hay giữa trận
Quân đội bộ binh người Slav thường do các thủ lĩnh của họ điều động trong khi quân đội Bulgaria thì bên cạnh lực lượng thường trực được tuyển chọn của đại hãn thì các thị tộc sẽ huy động binh mã ra trận khi cần
Về công hãm thành trì thì vào thời hãn Krum, người Bulgaria bắt đầu triển khai sử dụng khí cụ công thành quy mô lớn như tháp đánh thành, xe phá cổng, các loại máy bắn đá, máy ném đá và máy lăng đá khi họ tuyển mộ các phần tử Ả Rập vốn giỏi khoa công thành chiến về đội
Ngoài các lực lượng trên cạn thì người Bulgaria cũng sở hữu 1 lực lượng hải quân riêng của mình ở suốt cả 2 thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Đế quốc
Thuyền thời Đệ nhất đế quốc được dùng di chuyển cả đi song và đi biển với các đặc điểm là có lượng rẽ nước nhỏ, khả năng đi biển tốt, mũi và đuôi tàu cao, có 1 buồm với 10 -15 tay chèo ở mỗi bên cũng như có tay chèo đuôi dùng để điều khiển hướng thuyền cũng như có mủi nhọn dùng để đâm trong khi thuyền thời Đệ Nhị đế quốc thì lại được chỉnh sửa lại khác đi 1 tý khi kết hợp giữa buồm tam giác với bánh lái thay cho mái chèo đuôi tàu; thuyền có 2 cột buồm với kích cỡ là dài 25 -30 m và rộng 6-7 m
Các khí cụ này được vận chuyển trên 5000 cỗ xe có bọc thép do 10000 gia súc kéo ra trận
Trên chiến trường quân đội thường chia làm các cánh tả, hữu quân
Về chiến thuật thì quân đội Bulgaria thường giữ lại các đơn vị kỵ binh mạnh và chỉ tung vào trận khi tới có cơ hội thích hợp.
Thường khi giao tranh, quân Bulgaria đều tránh đánh vỗ mặt mà thường chờ quân địch ồ ạt xông lên phá vỡ trận hình thì lúc đó mới tung kỵ binh ra xung sát dứt điểm
Ngoài ra thì thỉnh thoảng họ cũng tập trung nhiều ngựa chưa thắng yên phía sau đội hình dàn trận nhằm đối phó tình trạng bị bọc hậu bất ngờ
Kỵ binh Bulgaria cũng như các kỵ binh người du mục Scythia, Parthia đều thạo nghề mai phục và cò mồi cũng như khả năng phi ngựa quay mình bắn tên về phía đối phương.
Nếu như quân đội đối phương bị tan vỡ sau các trận mưa tên như vậy thì họ sẽ bị quân Bulgaria quay lại truy kích
Bên cạnh các chiến thuật khi giáp trận thì người Bulgaria cũng thường cho du binh đi vòng ra sau tập kích làng mạc, đường tiếp vận của đối phương
Ngày 25 tháng 9 năm 1396, liên quân thập tự bị người Ottoman đánh bại trong trận Nikopolis.
Sultan Bayezid Đệ Nhất sau chiến thắng ở Niklopolis đã hành quân đến đánh chiếm pháo đài cuối cùng của Đệ Nhị Đế quốc Bulgaria vào khoảng cuối năm 1396, đầu năm 1397
Đệ nhị đế quốc Bulgaria cáo chung từ đây và Bulgaria bị người Thổ đô hộ tới tận thế kỷ 19 -20 khi vương quốc Bulgaria mà nhiều người gọi là Đệ tam vương quốc được thành lập