1. Đừng tỏ vẻ như: “Tôi đang thuyết phục bạn đấy”, tốt nhất là có thể quên mục đích rằng mình đang thuyết phục đối phương. Nếu không, người đó sẽ nảy sinh phản kháng tự nhiên, sẽ không nghe lọt những điều mà bạn đang nói.
2. Người không có địa vị, lời nói không có trọng lượng, vậy nên bạn phải tạo được hình tượng nào đó trong lòng đối phương. Hình tượng thì cũng có rất nhiều loại, ví dụ như
Hình tượng Chuyên nghiệp uy tín: “Tuy thời gian làm trong ngành không dài, nhưng tôi cũng đã bán được đến 200 căn biệt thự”.
Hoặc ví dụ như Có kinh nghiệm tương tự-“ Tình huống này của bạn giống hệt tôi hồi trước, tôi cũng chật vật mãi mới vượt qua được.”
Lại ví dụ như Một mối quan hệ đặc biệt thân thiết: “Anh em ta chơi với nhau cả chục năm nay, tôi cũng là nghĩ cho bạn đấy chứ?”
3. Phải có được sự đồng ý về “Tình” rồi mới nghĩ đến đồng ý về “Lý”. Nói cách khác, đừng vội vàng nói đạo lý hay dạy đời đối phương, phải giao lưu đủ về tình cảm, hiểu được mong muốn, khó khăn, điểm yếu của đối phương trước. Khi họ cảm thấy như “Cả thế giới này chỉ có bạn là hiểu tôi”, thì bạn nói gì cũng hợp lý. Kết hợp điều thứ nhất và thứ ba, thì chính là câu nói chúng ta vẫn thường nghe: “Muốn thuyết phục đối phương, đầu tiên bạn phải làm một người biết lắng nghe.”
4. . Trên cơ sở của điều thứ ba, điều bạn muốn thuyết phục phải thực sự có thể xuất phát từ góc độ và lợi ích của đối phương.
5. Cuối cùng, cần chuẩn bị tâm lý cho việc không thể thuyết phục hoặc thậm chí bị thuyết phục ngược lại. Giữ một tâm lý cởi mở quan trọng hơn bất cứ điều gì. Không thể thuyết phục người khác, thì bạn vẫn có thể sống vui vẻ. Buông xuống được, mới có thể nâng lên được.
P/s: Bài viết được viết bởi người có chuyên môn trong lĩnh vực Marketing, tuy không quá chi tiết nhưng có giá trị tham khảo cao, áp dụng được trong nhiều tình huống khác nhau. Mong bạn đọc sẽ học được điều gì đó qua những tổng kết kinh nghiệm trên.