Thí nghiệm Hố Sâu Tuyệt Vọng

Nhà tâm lý học Harry Harlow đã thực hiện một chuỗi các thí nghiệm vào những năm 1960 nhằm tìm hiểu tác động mạnh mẽ của tình yêu thương và sự gắn bó lên quá trình phát triển bình thường của chủ thể. Trong những thí nghiệm này, Harlow đã cô lập những chú khỉ nâu con, tách chúng khỏi mẹ và ngăn không cho chúng tương tác với những con khỉ khác. Chuỗi thí nghiệm gây sốc cho công chúng bởi sự tàn độc, và kết quả cũng mang tính hủy diệt không kém.

Khỉ nâu con trong một số thí nghiệm bị tách khỏi khỉ mẹ thật và sau đó cho ở cùng với những “khỉ mẹ” dây thép (một mô hình người quấn bằng dây thép – ND). Một trong những khỉ mẹ thay thế này được làm hoàn toàn chỉ bằng dây thép. Mặc dù có cho khỉ con ăn đồ ăn, nhưng lại không có bất kỳ sự mềm mại hay vỗ về yêu thương nào. Khỉ mẹ thay thế khác được làm từ dây thép có quấn vải, mang lại một mức độ êm ái nhất định với khỉ con. Harlow phát hiện ra rằng mặc dù khỉ con sẽ tìm đến khỉ mẹ chỉ quấn dây thép để kiếm thức ăn nhưng chúng thích ở với khỉ mẹ dây thép có quấn vải để tìm kiếm sự êm ái.

Một số thí nghiệm của Harlow còn cho cô lập khỉ con trong cái mà ông đặt tên là “Hố sâu tuyệt vọng”. Đây về cơ bản là một cái chuồng cô lập. Khỉ con bị nhốt trong những cái chuồng cô lập này khoảng 10 tuần. Có những con khác bị cô lập trong một năm. Chỉ trong một vài ngày, khỉ con bắt đầu cuộn người ro ró ở góc chuồng, không hề di chuyển.

Nghiên cứu khổ sở của Harlow đã khiến những con khỉ bị rối loạn cảm xúc và xã hội nặng nề. Chúng thiếu những kỹ năng xã hội và không thể chơi đùa với những con khỉ khác. Chúng cũng không thể có hành vi tình dục bình thường, vì vậy Harlow đã nghĩ ra một thiết bị kinh khủng mà ông gọi là “giá cưỡng hiệp”. Những con khỉ cô lập bị trói vào một tư thế giao phối để sau đó mang thai và đẻ con. Không có gì ngạc nhiên khi những con khỉ bị cô lập sau rồi cũng không thể chăm sóc cho con mình, chúng bỏ bê và hành hạ những con khỉ con chúng sinh ra.

Thí nghiệm của Harlow cuối cùng cũng bị dừng lại vào năm 1985 khi Hiệp Hội tâm Lý Học Hoa Kỳ thông qua bộ quy tắc liên quan đến ứng xử với con người và động vật trong nghiên cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *