CHỈ 1 TRONG MỖI 3000 CON MÈO TAM THỂ LÀ MÈO ĐỰC. DÙ ĐƯỢC ĐỒN THỔI RẤT NHIỀU, NHƯNG MÈO TAM THỂ ĐỰC KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ GÌ HƠN SO VỚI BÌNH THƯỜNG, VÌ CHÚNG BỊ VÔ SINH

Mấy năm trước, bạn tôi nhận nuôi một con mèo tam thể đực sắp trưởng thành. Cổ đặt tên ẻm là Jack và Jack trở thành bạn thân của con trai cổ.

Gene màu tam thể chỉ biểu hiện trên nhiễm sắc thể (NST) X. Mèo tam thể cái thì mang gene đó trên cả hai NST X. Để tạo ra mèo đực thì nó phải mang 3 NST, 2 NST X và 1 NST Y. Rất hiếm khi xuất hiện 3 NST (hoặc chỉ 1 NST, nhưng này là vấn đề khác) và thậm chí để có gene màu tam thể trên cả 2 NST X thì còn hiếm hơn nữa.

Bạn tôi luôn nói cả một ngàn con thì mới có một Jack. Tôi không rõ vụ tính toán lắm, nhưng tôi biết là tính tình của ẻm chắc chắn hiếm có khó tìm luôn! 

>u/GarnetAndOpal (1.1k points – x1 silver – x1 2020 vision)

Sao tôi có hình con bọ cạp sau username vậy nè?

>>u/AGreatWind (505 points)

Có lẽ là do bồ đăng bài ngay lúc tổ chức sự kiện Halloween! Ai đăng bài về mèo hay dơi đều có cái flair đó.

Mà tôi nghĩ nên nói rõ hơn chút về mặt bản chất di truyền của mèo tam thể. Màu lông là tính trạng liên quan đến NST X; gene biểu hiện protein cho sắc tố lông sẽ nằm trên NST X. Mèo cũng giống như người, thông thường chúng sẽ mang NST XY biểu hiện cho con đực và XX biểu hiện cho con cái. Khi mang hai NST X, con cái sẽ nhận hai bản sao của toàn bộ gene nằm trên NST X (có khoảng 1000 gene tất cả). Ở mèo và người, một trong những NST X sẽ bị bất hoạt ở giai đoạn phát triển phôi. Sự bất hoạt NST X này là ngẫu nhiên, ví dụ như X mang màu lông cam ở tế bào này bị bất hoạt, còn ở tế bào kia thì X mang màu lông khác mới bị bất hoạt. Vì bất hoạt NST X xảy ra ở đầu giai đoạn phát triển phôi, nên khi phôi chỉ mới có khoảng 4 tế bào thì những tế bào được phân chia từ 4 tế bào nguồn này sẽ mang NST X hoạt động bình thường và mang màu lông nhất định, dẫn tới hình thành những cụm lông có màu mà chúng ta gọi là tam thể đó! Ở mèo đồi mồi (tortoiseshell cat) cũng y chang vậy luôn! Mấy bồ có thể đọc thêm ở đây.

Còn đây là bài báo đầu tiên về cơ chế bất hoạt NST X. Bài viết học thuật dữ lắm, nhưng rất hay nếu mấy bồ có hứng thú.

Về cơ bản thì NST giới tính không nhất thiết tương quan với giới tính của một cá thể. Thông thường XY sẽ là nam giới, còn XX là nữ giới, nhưng có người nữ thì lại mang XY còn nam thì mang XX, thậm chí có trường hợp mang tổ hợp XXY luôn và v.v.

>>>u/GarnetAndOpal (212 points)

Cảm ơn bồ đã giải thích rõ ràng hơn nha 

 Cảm ơn vì mấy đường link bồ cho luôn.

>u/[deleted] (49 points)

Màu tam thể không nằm trọn trên một gene. Hình như là một cái biểu hiện màu đen, một cái biểu hiện màu cam nếu tôi nhớ không nhầm. Đó là lý do tại sao bồ cần 2 NST X để ra màu tam thể.

>>u/marmosetohmarmoset (42 points)

Đúng rồi. Màu tam thể (hay màu đồi mồi) là do sự bất hoạt NST X ngẫu nhiên tạo ra vào giai đoạn đầu hình thành NST XX ở con cái (hoặc XXY ở con đực). Một phần cơ thể có thể có NST X mang gene màu lông cam bị bất hoạt, còn những phần khác sẽ có NST X mang màu lông đen bị bất hoạt. Không đùa chứ hồi tôi học về cái này trong lớp Sinh đại cương ở đại học làm tôi quyết định theo chuyên ngành di truyền luôn. Giờ tôi có bằng PhD rồi nè!

>u/Stunulven (41 points)

Nói vậy hơi sai tí. Đúng là bồ cần hai NST X và một NST Y để ra mèo tam thể đực, nhưng đó chỉ vì màu tam thể là kết quả của quá trình bất hoạt NST X. Gọi nó là gene màu lông tam thể sẽ bị khó hiểu đó.

Ở mèo cái, mỗi tế bào có hai NST X, nhưng chỉ có một NST X là hoạt động, còn cái còn lại sẽ bị bất hoạt ở đầu giai đoạn phát triển. NST nào sẽ bị bất hoạt là ngẫu nhiên.

Trên NST X có gene biểu hiện màu lông. Gene này có hai biến thể: cam hoặc đen. Nghĩa là ở mèo đực chỉ tồn tại một NST X thì chỉ có thể nhận một biến thể lông cam hoặc đen thôi. Còn mèo cái có hai NST X nên chúng sẽ có cả hai màu luôn. Vậy là ở tất cả các tế bào, màu lông đen sẽ ở trên một NST X, màu lông cam ở trên NST X còn lại. Nhưng chỉ có một NST X là hoạt động ở mỗi tế bào nên chỗ sẽ có lông cam, chỗ sẽ có lông đen trên thân mèo.

Nếu con đực nhận thêm một NST X nữa và NST X này sẽ mang biến thể gene màu lông đen, còn NST kia sẽ mang biến thể gene màu lông cam, thì hiện tượng bất hoạt NST X xảy ra và con đực sẽ có màu lông tam thể như con cái.

>>u/Xerceo (10 points)

Giải thích này quan trọng đó bồ, cảm ơn nha. Những NST X bất hoạt gọi là thể Barr (Barr bodies) nếu mấy bồ muốn đọc thêm.

_____________________

u/Nerobus (364 points)

Mèo tam thể đực có hai NST X và một NST Y. Đó gọi là hội chứng Klinefelter.

>u/JaredsFatPants (306 points – x1 silver)

S-E-X-X-Y

_____________________

u/isaredcup28 (183 points)

Vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào?

>u/neidin28 (439 points)

Mèo tam thể không phải là một giống loài mèo, đó là tên của màu lông thôi. Tôi có một em mèo tam thể lông dài, nhưng ẻm thuộc giống Mongrel. Gene được di truyền qua các thế hệ mèo cái.

>>u/isaredcup28 (67 points)

Cảm ơn bồ!

_____________________

u/avione_rose (283 points)

Tôi yêu bé mèo tam thể đực của tui lắm. Ẻm tên Wilbur, ẻm 18 hay 19 tuổi rồi, hơi béo, hơi chậm tí. Thích ôm ấp với vuốt bụng lắm. Ẻm có đôi mắt xanh làm ẻm càng đặc biệt hơn nữa.

Edit:

Thuế hình mèo

_____________________

Dịch bởi Thái Hiền

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *