Câu hỏi này chắc là tôi vẫn có tư cách để trả lời đi.
Bố mẹ bạn trai cũ của tôi đều là người khuyết tật, bố anh ta khi đi sẽ bị cà nhắc, còn mẹ anh ta thì hoàn toàn cần người khác chăm sóc.
Lúc chúng tôi mới ở bên nhau, anh ta không nói một cái gì cả. Khi tình cảm của chúng tôi tốt rồi thì anh ta mới nói hết với tôi.
Tôi không dám nói với gia đình. Nhưng thấy cũng chẳng có gì to tát cả. Cứ như vậy chúng tôi ở trường yêu nhau 3 năm, đến năm 4, bố mẹ anh ta muốn gặp tôi…Thế là tôi đến nhà anh ta.
Sau khi đến nơi, tôi thực sự cảm thấy dáng vẻ của mẹ anh ta trông rất đáng sợ. . . Bởi vì trước đây tôi không được tiếp xúc nhiều với những người khuyết tật. . . Thành thật mà nói, thị giác và tinh thần của tôi đều rất khó chịu.
Nhưng tôi cảm thấy nếu đã yêu anh ta thì cần phải chấp nhận bố mẹ của anh ta.
Khi đang ăn, tôi phát hiện ra một số vấn đề của bố mẹ anh ta, chính là họ cứ oán trách xã hội và cuộc sống không thôi… Nói bản thân họ đời này bi thảm thế nào bla bla. . . Trong lòng tôi cảm thấy một chút không vui. Nhưng vẫn kiên trì ăn cho xong bữa cơm…Cuối cùng còn giúp làm việc nhà.
Sau lần đó, anh ta nói rằng bố mẹ anh ta rất hài lòng về tôi. Nhưng tôi không nói cho anh ta biết suy nghĩ của mình.
Tôi về nhà kể cho bố mẹ nghe cảm nhận của mình, bố mẹ hỏi han tình hình thì tôi nói thật với họ. Mẹ tôi có hơi không tình nguyện nhưng bố tôi nói nếu là người tốt, chúng tôi lại có tình cảm nếu tôi quyết định muốn ở bên anh ta thì bố sẽ không phản đối. Bảo tôi tự mình nghĩ cho kỹ đi.
Sau đó, tôi tìm được một công việc thực tập. Cùng một thành phố với bạn trai cũ đang học cao học.
Chúng tôi thường cùng nhau đi ăn, xem phim. Giống như thời đại học ấy.
Có lần, chúng tôi đi xem phim, vừa mua vé xong thì bố tôi gọi điện nói em họ đang học cấp 3 áp lực quá lớn nên cần phải đến bệnh viện tỉnh khám bác sĩ tâm lý, nếu tôi có thời gian thì đi cùng con bé đến trung tâm thành phố.
Chắc chắn lúc đó tôi sẽ bỏ không xem phim nữa vì cảm thấy việc đi cùng em họ đến bệnh viện quan trọng hơn.
Sau đó tôi nói với bạn trai cũ, hôm nay không xem nữa, ngày mai tôi sẽ đi xem với anh ta. Giờ tôi phải cùng em họ đến gặp bác sĩ tâm lý.
Lúc ấy tôi thấy biểu hiện của anh ta cứ sai sai thế nào ấy.
Tôi lấy lòng hỏi anh ta xem anh ta thấy có ổn không. . .
Anh ta nói: “ Bác sĩ tâm lý thì có gì mà đáng xem,… Ai mà chẳng chưa từng thi ĐH? Còn cần bác sĩ tâm lý làm gì? Mệt mỏi thì tự mình chơi vài ván game là hết.”
“Đi bác sĩ tâm lý là chuyện bình thường mà. Một số cảm xúc và áp lực có thể nhờ các bác sĩ giải quyết một cách khoa học và hợp lý…”
“Em họ em chắc là không bị bệnh tâm thần chứ?”
“Đi gặp bác sĩ tâm lý mà thành bị bệnh tâm thần rồi? Hồi cấp ba em cũng từng đi.”
“Cả nhà các người đều bị bệnh tâm thần.”
Tôi tức không nói lên lời, xoay người quay lưng bỏ đi.
Anh ta nắm lấy tay tôi không cho tôi đi, kéo tôi vào góc chỗ thang máy, túm cổ tôi, hỏi tôi: “Em vẫn muốn đi à? Bệnh tâm thần?”
Tôi gần như không thở được, rồi men theo tát vào mặt anh ta.
Anh ta nổi giận rồi buông tôi ra, nhân cơ hội đó tôi bỏ chạy, anh ta đạp mạnh vào giữa mông và đùi tôi. Tôi ngã khuỵu xuống đất. .
Vì là buổi trưa, rạp chiếu phim khá ít người, chúng tôi lại ở một góc khuất nên tôi ngã trên mặt đất cũng không có ai phát hiện ta. Anh ta bước tới, giẫm lên chân tôi, lúc đó tôi đang mặc váy, không mặc tất chân. Vẻ mặt hung dữ, anh ta hăm dọa nếu mà tôi còn cố muốn đi anh ta sẽ đạp chết tôi.
Lúc ấy tôi vô cùng sợ hãi, hét lên một tiếng. . . Anh ta sợ có người đến nên buông tôi ra.
Không nghĩ nhiều, tôi chỉ muốn thoát khỏi đây càng sớm càng tốt. Hốt hoảng bỏ chạy. . . Sau đó tôi cùng em họ đi khám bác sĩ, bác sĩ nói em họ tôi không có chuyện gì lớn, chỉ là bị căng thẳng quá độ rồi dạy cho nó một số cách để thư giãn bản thân. . .
Em họ không sao, thấy trạng thái tinh thần của tôi không tốt lắm nên mới hỏi tôi bị làm sao. . .Tôi không muốn người nhà biết nên mới nói không có gì, bác sĩ thấy vậy nên đưa cho tôi một tấm danh thiếp bảo có chuyện gì thì đến gặp bà ấy. Tôi rất cảm động.
Lạc đề rồi.
Sau đó bạn trai cũ đã dùng mọi cách để xin lỗi tôi. . . .
Tôi đúng là ngu ngốc. Vậy mà vẫn tha thứ cho anh ta.
Nhưng vấn đề bạo lực này, nếu đã có lần thứ nhất thì ắt sẽ có lần thứ hai.
Tôi hoàn thành khóa thực tập cũng tốt nghiệp đại học. . . Bố mẹ anh ta lại bảo anh ta đưa tôi đến nhà anh ta chơi. . .
Nhà anh ta ở thành phố khác, cách thành phố quê tôi hơn 400 cây số. Tôi mới nói: “Dù sao bây giờ công việc đã ổn định, không việc gì phải gấp gáp cả. . . Lần trước mới chỉ đến ăn được bữa cơm mà đã phải vội vội vàng vàng ngồi tàu cao tốc về. Lần này đến chơi cho thỏa thích đi.”
Vì vậy, tôi theo anh ta về nhà. . .
Bố mẹ anh ta vẫn vậy, than trời, oán đất. Vừa nói về quá khứ liền rơi nước mắt. . .
Ban đêm tôi ngủ trong phòng anh ta, anh ta ra ngủ trong phòng khách. . .
11h đêm, tôi dậy đi vệ sinh. . .
Bật đèn.
Muốn đến lật nắp bồn cầu lên.
Nhưng, tôi nhìn thấy một người đang ngồi trên bồn cầu. Đầu tóc rối bù, mấu chốt là người ta chỉ có một chân (không có ý phân biệt đối xử với người khuyết tật, xin mọi người đừng hiểu lầm)! Thật sự dọa chết tôi rồi. . . Tôi lùi lại rồi ngồi thụp xuống sàn nhà, ý thức đang mơ hồ của tôi ngay lập tức tỉnh táo.
Mẹ anh ta ta nói ban đêm nhà anh ta đi vệ sinh thường không bật đèn. . . Quá tốn điện. Chỉ cần có đèn đường bên ngoài là đủ.
. . . . . . . . . . . . .
Lúc này, bạn trai cũ nghe thấy tiếng động liền chạy đến đỡ tôi dậy.
Mẹ anh ta cũng chỉ mặc độc cái quần nhỏ.
Điều quan trọng là vào cùng một lúc nhưng mẹ con họ cũng không ngại ngùng gì cả.
Điều này tôi cũng có thể hiểu được, cơ thể mẹ không khỏe, con trai thường chăm sóc. Đó cũng là lẽ thường tình.
Bạn trai cũ đưa mẹ mình vào phòng ngủ rồi đến gặp tôi. Tôi đã nói với anh ta sự thật rằng: Tôi luôn cảm thấy rằng bố mẹ anh ta có quá nhiều năng lượng tiêu cực, luôn luôn phàn nàn. Thậm chí còn không nhìn thấy một nụ cười từ họ. Tôi cảm thấy rất bức bối khi ở trong nhà anh ta.
. . . . . . . . . . . . . .
Anh ta nói : “Bố mẹ anh cũng không dễ dàng, blah blah blah…”
Sau đó, anh ta hỏi tôi, sao tôi lạingồi trên mặt đất.
Tôi nói : “Bị mẹ anh dọa sợ.”
. . . . . . . . . . . .
Sau đó, sắc mặt anh ta liền không tốt.
Hỏi tôi “Có phải em có ý kiến với bố mẹ anh không?”
Tôi nói: “ Cũng không phải…Chỉ là khi nghe thấy bố mẹ anh luôn oán trách xã hội thì trong lòng em không thoải mái lắm thôi.”
Gương mặt anh ta ta đột nhiên trở nên dữ tợn, nói: “Đó là bởi vì xã hội không công bằng. Nếu không thì làm sao bố mẹ em có đầy đủ tay chân, công việc thuận lợi. Nếu em không học lên cao học, không học hành chăm chỉ, thì họ vẫn có thể tìm cho em một công việc tốt, muốn gì được nấy. Vậy mà vẫn keo kiệt, thậm chí còn không đồng ý giúp anh tìm việc.”
(Bố anh ta trước đó đã gọi cho tôi bảo tôi nói với bố mình giúp anh ta tìm việc. Bố anh ta vẫn là cái thái độ như cấp trên, bỏ lại một câu rồi không thèm quan tâm nữa.) Sau đó, tôi không dám kể với bố tôi, dù sao thì bạn trai cũ cũng chưa tốt nghiệp. Thứ hai, từ nhỏ tôi đã biết cái chuyện tìm việc này cần tìm người thật việc thật (Tất nhiên, bây giờ so với hai năm trước thì tốt hơn nhiều rồi) Vì vậy tôi đã không nói với bố, tôi nói với bạn trai cũ rằng bố tôi gần đây rất bận, nếu có thời gian sẽ hỏi giúp anh ta.
Lại lạc đề rồi.
Trở lại chuyện chính đây.
Sau khi anh ta nói bố tôi không tìm việc hộ cho cho anh ta, tôi liền phát hỏa rồi. Tôi nói: “Anh yêu tôi cũng chỉ là vì muốn bố tôi tìm việc giúp anh có đúng không?”
Công việc của tôi cũng là nhờ người giúp, nhưng tôi cũng chỉ là một sinh viên thực tập. Nếu tôi không làm việc chăm chỉ, thì tôi cũng không thể ở lại đơn vị này!
Anh ta lại có chút nóng nảy, nói : “Ý của cô là tôi không nỗ lực…Đáng đời không tìm được việc à?!”
Nói rồi anh ta dùng tay bóp đùi tôi. Sau đó, đùi tôi đỏ bừng một mảng.
Tôi cũng bực mình theo.
Dùng sức đánh mạnh vào cánh tay anh ta hét “Đừng có chạm vào tôi”. . . Âm thanh hơi lớn. .
Anh ta dùng một tay bịt miệng tôi, đẩy tôi xuống giường, tay còn lại tát vào má phải, còn chửi tôi. . . “M* mày ép tao, còn m* nó dám đánh trả . . . Tao cmn đánh chết mày…”
Vừa nói, anh ta vừa buông miệng tôi ra rồi đánh vào mặt bên kia của tôi.
Tôi kêu gọi “Cứu mạng”.
Bố mẹ anh ta cũng đến.
Thấy người bị đánh là tôi.
Sau đó. . .
Lặng lẽ rời đi. . . . .
Bố anh ta còn nói: “Con trai, ra tay nhẹ chút.”
Lúc ấy tôi đã rơi nước mắt. . .
Tôi cảm thấy ngôi nhà của họ chính là địa ngục. . .
Sau đó. . . Anh ta đánh mệt rồi đi ngủ. . .
Lúc ấy đã là 2h sáng.
Tôi dậy thu dọn đồ đạc của mình. .
Nhẹ nhàng đi ra khỏi cửa.
Gọi taxi.
Ngồi tại trạm xe một đêm. . . cũng khóc suốt một đêm ấy.
Ngày hôm sau. . . Tôi đang trên tàu cao tốc về nhà
Tôi nhận được rất nhiều tin nhắn từ anh ta…
Nói tôi coi thường gia đình họ v. . .v…
Tôi tắt điện thoại . . .
Về đến nhà. . .
Mẹ hỏi tôi “Chơi có vui không.”
Tôi khóc nói “Chia tay rồi.”
Sau đó, mẹ hỏi tôi “Con đã ngủ với nó chưa?”
Tôi lắc đầu.
Mẹ ôm lấy tôi nói: “Không sao đâu. . . Tương lai sẽ tốt thôi.”
Tôi rất vui vì chưa ngủ với anh ta.
Sau đó anh ta tìm mọi cách để gặp tôi nhưng tôi mặc kệ, coi như không thấy.
Sự tổn thương mà anh ta gây ra cho tôi đến giờ tôi vẫn chưa thể tốt lên được.
Những đứa trẻ từ gia đình như vậy bình thường nhìn rất trung thực, trầm tính, có thể chịu khổ, tích cực lại giỏi giang. Nhưng nếu giáo dục không tốt thì mặc cảm tự ti sẽ ăn sâu vào xương. . . Không nơi nào để giải toả. . . Thậm chí giá trị quan của chúng cũng có thể rất có vấn đề. . . . . . tôi đã trải nghiệm qua.
Cái mùi vị bị đánh đó…
Tốt nhất cả đời này đừng nhớ đến nữa…
Bên trên là kinh nghiệm của tôi.
______
Cảm ơn mọi người đã quan tâm, tôi với anh ta ta đã chia tay nhiều năm rồi. Bây giờ tôi đã kết hôn và sắp đón bé con của mình chào đời. Tôi với chồng rất hòa thuận, không cãi nhau gì nhiều, bố mẹ chồng cũng rất nhân hậu, nhất là trong thời gian mang thai, họ chăm sóc tôi rất tỉ mỉ chu đáo. Cảm ơn rất nhiều!
Đã là quá khứ thì cứ để gió cuốn đi. Thỉnh thoảng, nghe mấy người bạn chung với người yêu cũ bảo anh ta vẫn còn độc thân, tham gia sôi nổi trong các nhóm xem mắt khác nhau, nhưng quả thực là rất khó để tìm được đối tượng phù hợp. Không quan tâm người khác nữa, điều tôi cần làm lúc này là trân quý hiện tại, đón con yêu chào đời.
Một lần nữa xin cảm ơn sự động viên của mọi người!
Xin lỗi nhưng khúc ở rạp chiếu phim phải t thì k có chuyện quay lại đâu ạ. Đã đánh một lần thì sẽ có nhiều lần khác. Cứ động tay chân là hỏng rồi.