Đại Việt (Việt Nam) đã giành lại độc lập từ Đại Minh (Trung Quốc) như thế nào?
Trả lời: Andrew Dang, Giám sát an toàn lao động.
Trong giai đoạn 1418 – 1426, nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của Lê Lợi (1385 – 1433) và Nguyễn Trãi (1380 – 1442) đã giải phóng toàn bộ khu vực miền Trung từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên – Huế khỏi ách cai trị của nhà Minh.
Vào tháng 8 năm 1426, Lê Lợi dẫn 10000 quân ra bắc để giải phóng Đông Đô (Đông Quan) tức kinh thành Thăng Long khỏi quân thù. Đại quân của ông chia làm 3 hướng do Phạm Văn Xảo (? – 1431), Lưu Nhân Chú (? – 1433) và Nguyễn Xí (? – 1465) chỉ huy.
Nghĩa quân Lam Sơn đã tiến bộ nhanh chóng, từ một nhóm nghĩa quân chỉ quen du kích trên rừng núi sang đội quân chính quy có tổ chức và vô cùng thiện chiến. Chỉ trong vài tuần, rất nhiều đồn bốt và thành trì của quân Minh thất thủ, kinh thành Đông Đô bị bao vây và uy hiếp nghiêm trọng. Trước tình thế nguy cấp, hoàng đế Tuyên Đức (1399 – 1435) phái 50000 quân do Vương Thông (? – 1452) và Trần Hiệp (1370 – 1426) tới giải vây khỏi áp lực của người Việt.
Vài ngày sau khi tới Đông Đô, Vương Thông quyết định tiến hành cuộc phản công nhằm chống lại nghĩa quân Lam Sơn. Ông ta hành quân về Ninh Kiều và sau đó tiến tới Tốt Động – Chúc Động (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Không may cho chúng, Lê Lợi đã tạo ra một cái bẫy chết người khi mai phục kẻ thù bằng voi chiến và súng thần cơ. Một cuộc tắm máu xảy ra tại đây, ít nhất 30000 quân Minh chết trận, trong đó có cả Binh bộ Thượng Thư Trần Hiệp (tương đương Bộ trưởng Bộ quốc phòng). Vương Thông thu tàn quân về Đông Đô cố thủ và chờ tiếp viện.
Nhận được những tin dữ về thất bại nghiêm trọng ở Đại Việt, vua Tuyên Đức quyết định cử thêm quân tới Việt Nam để giải cứu Vương Thông cũng như dập tắt khởi nghĩa Lam Sơn. Vua quyết định điều động 100000 lính do Liễu Thăng (? – 1427) chỉ huy. Liễu Thăng được biết đến là chỉ huy của “Thần Cơ Doanh”, đội súng thần cơ đầu tiên của Trung Hoa.
Xuất phát từ Quảng Tây, Nam Trung Quốc, Liễu Thăng hành quân đến Lạng Sơn, một thị trấn biên giới của Việt Nam. Tại Ải Nam Quan (nay là Hữu Nghị Quan), Liễu Thăng mắc mưu khi tướng Trần Lựu (? – ?) giả thua trận và bỏ chạy. Liễu Thăng tưởng mình đã thắng trận, thúc quân đuổi theo tới Ải Chi Lăng. Không may, đó là một cái bẫy được Lê Lợi đặt sẵn. Quân Việt ẩn nàu trong rừng núi bất ngờ xuất hiện và tấn công quân Minh. Liễu Thăng bị chặt đầu.
Phần còn lại của quân Minh liên tục bị người Việt mai phục và tấn công dọc trên đường tới Xương Giang. Trận đánh lịch sử này được biết đến với tên gọi trận Chi Lăng – Xương Giang. Mười ngày sau, toàn bộ 100000 quân Minh bị tiêu diệt hoàn toàn, tất cả chỉ huy bị giết hoặc bị bắt, trong đó có cả những quan lại cấp cao như Thượng thư Hoàng Phúc.
Một thất bại thảm hại đối với nhà Minh khi mất đi chỉ huy đơn vị hỏa lực đầu tiên của Trung Quốc cùng 10 vạn đại quân. Vua Minh quyết định rút toàn bộ khỏi Việt Nam. Tướng Vương Thông và tàn quân đành tổ chức Hội thề Đông Quan lịch sử cùng Lê Lợi và các tướng của ông. Tướng Vương Thông cam kết rút toàn bộ quân đội ra khỏi Việt Nam, trong khi Lê Lợi đảm bảo sẽ thả toàn bộ tù nhân cùng các quan lại nhà Minh tại Việt Nam.
Năm 1428, Lê Lợi đăng cơ, trở thành Hoàng đế Lê Thái Tổ, vị vua đầu tiên của triều Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Nhà Lê tiếp tục cai trị trong suốt 300 năm, từ 1428 tới 1789.
Cảm ơn các bạn vì đã theo dõi câu trả lời của tôi.
[1] Lê Lợi – Wikipedia
[2] Nguyễn Trãi – Wikipedia
[3] 王通 (明朝) – 维基百科,自由的百科全书
[4] 陳洽 – 维基百科,自由的百科全书
[5] Battle of Tốt Động – Chúc Động – Wikipedia
[6] 崒洞祝洞之戰 – 维基百科,自由的百科全书
[7] Vũ khí chiến tranh của VN qua các thời kỳ
[8] 柳升 – 维基百科,自由的百科全书
[9] Shenjiying – Wikipedia
[10] 支棱昌江之戰 – 维基百科,自由的百科全书
[11] 黃福 – 维基百科,自由的百科全书
#History #Vietnam #China