Những thói quen nào có hại cho sức khỏe?

Bạn biết không? Xem điện thoại trong bóng tối lâu ngày có thể gây bệnh tăng nhãn áp. Với những ai là trung lão niên thì ánh sáng điện thoại có thể gây ra đục thủy tinh thể, tăng khả năng bị bệnh điểm vàng. Trong cuộc sống hằng ngày, thật ra chúng ta tạo ra khá nhiều thói quen có hại cho sức khỏe. Những thói quen này thoạt nhìn bình thường, ngày nào đó sẽ gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy chia sẻ những thói quen có hại mà bạn biết nhé!

_______________

[+834] Cá nhân tui thấy những điều sau: (chủ yếu là trạng thái cơ thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, chỉ mỗi trạng thái tinh thần thì tui sẽ không xếp vào)

1 – Thức khuya, hôm sau tình thần sẽ không tốt

2 – Ngủ nướng, cảm thấy bực bội, hổ thẹn cả ngày

3 – Không tập thể dục, không đủ năng lượng

4 – Ngủ trưa lâu, không cần thiết, bỏ qua rất nhiều buổi chiều cuối tuần

5 – Uống rượu nhiều, bị uể oải

6 – Hút thuốc, ngắn hạn là thả lỏng, lâu dài cũng chẳng sung sướng gì

7 – Ăn khuya, ngoại trừ tụ tập bạn bè thì cảm giác cũng chẳng phải là vui vẻ

_______________

[+501] Học trung y một năm, cảm giác sâu sắc được rằng giấc ngủ ngon chính là bài thuốc đông y tốt nhất. Không khoa trương thì có thể nói là trị bách bệnh.

_______________

[+404] Đi làm

_______________

[+115] 1- Uống thức uống có ga, răng bị ăn mòn (nhưng tui lại thích uống coca không đường, hết cách rồi)

2 – Thức đêm, hôm sau ngủ nướng bù vào. Rất khó bỏ, đặc biệt do bây giờ đang là mùa đông, càng không muốn rời giường, cảm thấy ủ trong ổ chăn là ấm áp nhất.

3 – Ăn nhiều dầu nhiều muối. WHO khuyên rằng người trưởng thành mỗi ngày không nên ăn quá 5g muối. Thực ra rất nhiều người mỗi ngày đều vượt qua lượng này dù nhiều hay ít.

4 – Ăn đường. Tuy rằng mỗi ngày bạn không cảm giác được mình đang nạp đường vào người. Nhưng đường lại không hay không biết chui vào cơ thể bạn. Cơm có đường, sữa bò có đường, rất nhiều đường bột vào cơ thể đều chuyển hóa thành đường. Vậy nên, kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, đặc biệt là loại đường mía dễ hấp thu. Tuy rằng đường đúng là làm cho chúng ta đắm chìm trong thế giới của dopamine.

5 – Trong bóng tối lướt điện thoại không bật đèn, hại mắt, dễ gây ra bệnh đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, nghiêm trọng hơn có thể bị mù.

6 – Ngồi lâu không vận động, hại eo, bất lợi cho cơ thể. Một ngày ngồi liên tục 4 tiếng trở lên còn tăng nguy cơ bị bệnh tim và mạch máu não.

7 – Ăn uống quá độ. Tuy rằng cái này đúng là rất sướng, nhưng trước đây tôi từng xem qua một nghiên cứu của nước ngoài, người ta viết rằng: Người uống nhiều thức uống có đường, so với những người không uống thì họ nạp vào nhiều calo hơn. Từ đó dễ ăn uống quá mức mà dẫn đến béo phì. Đây cũng không phải chuyện vô căn cứ đâu, bởi vì một khi chúng ta nạp một lượng đường lớn vào cơ thể, có thể sẽ thay đổi nhận thức của não về độ ngọt, khiến chúng ta thèm ăn. Tôi tự mình thử rất nhiều lần, mỗi lần uống xong coca không đường, một lát sau tôi đã đói bụng, muốn ăn gì đó. Quả nhiên thế giới này không có cái gì gọi là năng lượng biến mất, chỉ có tự mình gạt mình thôi.

_______________

[+153] Xem video ngắn. Sự vui sướng tức thời sẽ xúc tiến não bộ phân bố dopamine, nhưng đồng thời để cân bằng lượng dopamine này mà não sẽ sinh ra những cảm xúc lo âu và bất an tương ứng. Sau đó sẽ càng tiếp tục muốn dùng những cách nhanh gọn lẹ để kích thích sản sinh dopamine. Vòng lặp ác tính, cứ thế mãi sẽ biến thành não trong thùng (brain in a vat).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *