TẠI SAO BẠN NÊN THÔI XIN LỖI VÌ TIẾNG ANH BẠN KHÔNG TỐT (VÀ THAY VÀO ĐÓ NÊN LÀM GÌ)

Bạn đã bao giờ xin lỗi vì tiếng Anh bạn “kém” chưa?

Bạn biết đó, trong những tình huống như:

  • Bạn viết một email cho nhà cung cấp để lấy thông tin và bạn kết thúc email bằng “Sorry for my English. I hope you can understand my email.”
  • Bạn đang gọi điện cho khách hàng và họ nói rằng “What do you mean” và bạn trả lời bằng cách xin lỗi trước “Sorry, my English is not very good. What I mean is…”
  • Bạn đang trong một cuộc họp và bạn vừa báo cáo ngắn gọn về dự án mà nhóm bạn đang phụ trách. Một đồng nghiệp hỏi bạn một câu mà bạn không hiểu. Bạn tự động cho rằng đấy là bởi vì tiếng Anh của bạn “kém” và trả lời rằng ““I’m sorry, but my English is not very good. Can you repeat that?”

Tại sao bạn lại xin lỗi? Để tôi đoán.

  • Bạn ý thức được việc mắc lỗi trong tiếng Anh đến nỗi bạn nghĩ rằng đổ lỗi tiếng Anh “kém” cho những sai sót đó, và người kia sẽ hiểu hơn tại sao bạn mắc lỗi và đồng cảm hơn với bạn.
  • Bạn vô cùng muốn tạo ấn tượng tốt với người nghe đến nỗi bạn nghĩ rằng khi bạn xin lỗi vì tiếng Anh bạn “kém”, họ sẽ đối xử với bạn nhân hậu hơn và cho bạn cơ hội.
  • Bạn nghĩ rằng nếu bạn xin lỗi trước, bất kỳ sự thiếu rõ ràng nào cũng có thể đổ lỗi cho ngôn ngữ và KHÔNG phải ở thông điệp bạn muốn truyền tải. Cái này, bạn nghĩ, sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn.

Tại sao “xin lỗi” sẽ không mang lại sự tha thứ.

Chúng ta đều có một nhu cầu sâu thẳm bên trong là được chấp thuận bởi đồng nghiệp, và một cách để có được sự chấp thuận đấy là bằng cách xin lỗi cho những điểm yếu của chúng ta và hi vọng rằng chúng (các điểm yếu đấy) và sau đó là chúng ta sẽ được chấp nhận.

Vấn đề với cái mà mọi người gọi là “văn hóa xin lỗi” là chúng thành ra khiến chúng ta trông yếu thếbớt tự tin và, tệ hơn là khiến người nghe thấy phiền. Đối mặt với điều đó đí, không ai muốn nghe những lời bào chữa trẻ con đấy, đặc biệt là trong thế giới doanh nghiệp.

Hơn nữa, bằng cách xin lỗi vì tiếng Anh của bạn, bạn đã đặt ánh đèn lên thứ mà họ đáng lẽ KHÔNG chú ý đến ngay từ đầu. Nhưng giờ thì bạn đã rọi đèn vào việc tiếng Anh bạn “kém”, mọi người sẽ nhìn vào đó và KHÔNG để ý đến thông điệp thật sự của bạn. Tất cả lỗi ngữ pháp, phát âm, dùng từ sẽ được xem xét kỹ và lựa ra như một ngọn hải đăng giữa biển đêm vậy.

Tất cả những gì bạn không muốn nó xảy ra sẽ xảy ra. Bạn sẽ được đánh giá không phải vì trình độ chuyên môn, mà vì tiếng Anh bạn “kém”.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ:

  • Các khách hàng của tôi định nghĩa tiếng Anh của họ “kém” bằng cách nào
  • Tại sao nói tiếng Anh không mắc lỗi sẽ không giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình: thương thảo hợp đồng, thăng chức, tạo ấn tượng trong buổi thuyết trình
  • Thay vào đó bạn nên tập trung vào điều gì để giúp bạn trở thành một người có vai trò quan trọng và có giá trị trong sự nghiệp của bạn

Vậy, Tiếng Anh dở là gì?

Nhiều khách hàng của tôi định nghĩa tiếng Anh của họ “dở” như sau:

  • “Dùng sai Thì khi nói chuyện”
  • “Không có đủ từ vựng cao cấp để làm người nghe ấn tượng”
  • “Không biết khi nào nên dùng Thì hiện tại hoàn thành trong buổi họp”
  • “Luôn luôn dùng những từ đơn giản”
  • “Nhầm lẫn trong giới từ”
  • “Không biết phát âm một số từ”
  • “Giọng địa phương nặng”

Về bản chất, những lý do họ đưa ra như tại sao họ không thể thăng chức; không thương lượng được thỏa thuận quan trọng đó; không gây ấn tượng với khán giả bằng bài thuyết trình của họ hoặc không thuyết phục được sếp của họ với đề xuất kinh doanh đó là do ngữ pháp, phát âm và từ vựng tiếng Anh của họ kém.

Bởi vì, tất nhiên, biết cách sử dụng thì Quá khứ hoàn thành sẽ giúp họ chốt đơn, không phải sao?

Hoặc tạo ra một câu phức với các từ vựng ấn tượng và ngữ pháp hoàn hảo sẽ thuyết phục khách hàng rằng bạn chính là người họ đang tìm.

Họ tin vậy, nên cái họ làm là “tự kê đơn thuốc”

Họ:

  • Mua các khóa học ngữ pháp và từ vựng;
  • học thuộc một danh sách dài các cụm động từ hoặc từ vựng mới;
  • Xem rất nhiều phim tiếng Anh;
  • Tìm đường tắt

Họ làm tất cả những điều đó với hi vọng nó sẽ một cách thần kỳ nào đó khiến họ trở thành một người nói tiếng Anh tự tin và không bao giờ mắc lỗi. Trong khi thứ họ nên tập trung vào là việc học các để giao tiếp. “To speak or to communicate: that is the question.”

Thế giao tiếp có nghĩa là gì? Chắc chắn không nếu bạn là một người nói đầy tự tin, thì bạn cũng là một người giao tiếp hiệu quả? Hai thuật ngữ này có thể đổi chỗ cho nhau mà, đúng không?

À, không hẳn.

Từ điển từ nguyên có một định nghĩa hoàn hảo cho “communicate” == tạo điểm chung (to make common).

Nói cách khác, là khiến nó dễ truy cập (to make accessible).

Vậy nên, khi bạn cố gắng sử dụng những từ ngữ cao siêu hay các biệt ngữ và người nghe không hiểu hoặc không theo kịp bạn, bạn đã quên “tạo ra điểm chung” với người nghe. Nói cách khác, bạn đang không giao tiếp với người nghe. Bạn cần phải đơn giản hóa thông điệp của bạn, giúp người khác hiểu được bạn.

Đây là cách để bạn biết bạn đang giao tiếp hiệu quả (khi mà ngữ pháp hoặc phát âm của bạn không còn tồn tại):

  • Khi bạn xác định rõ ràng kết quả bạn mong đạt được trước khi bắt đầu làm một cái gì đó. Tất cả các cuộc giao tiếp làm ăn đều hướng tới mục tiêu kết quả. Ví dụ, thăng chức, ký hợp đồng, đề xuất được chấp thuận.
  • Khi bạn tạo cho các suy nghĩ và ý tưởng của bạn một cấu trúc, cái sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn, bao gồm các từ bạn muốn người nghe nghe thấy, thứ tự những ý tưởng mà bạn muốn họ theo dõi (sự gắn kết + sự rõ ràng).
  • Khi bạn đặt bản thân bạn vào người nghe. Tưởng tượng xem thông tin nào người nghe cần/muốn nghe từ bạn để họ thực hiện hành động mà bạn muốn họ thực hiện, và thông tin nào nên loại ra. (nội dung + ngắn gọn)
  • Khi bạn chủ động lắng nghe các phản hồi – loại bỏ những tiếng động dư thừa và để sự im lặng lấp đầy không gian thay vì nói nhiều hơn. (sự tôn trọng lẫn nhau).
  • Khi bạn tóm tắt lại những gì người khác đã nói để thể hiện việc bạn đang lắng nghe phản hồi từ họ và đảm bảo họ rằng bạn đã hiểu.
  • Khi bạn không chắc bạn hiểu đúng, bạn tạo ra (và đưa ra cho họ) một giả thuyết cho phép họ sửa sai cho bạn. (kiểm tra sự thấu hiểu)

Đây là những phẩm chất chứng tỏ bạn là một nhà giao tiếp kinh doanh hiệu quả bằng tiếng Anh, không phải ngữ pháp hoàn hảo, từ vựng phức tạp hay cách phát âm bản địa.

Và trong mỗi trường hợp, đừng thở ra một câu xin lỗi vì tiếng Anh bạn “kém”.

Ngược lại, đây là điều sẽ xảy ra khi bạn chỉ tập trung vào việc nói chứ không phải giao tiếp

  • Bạn không chú ý – nếu bạn quá tập trung vào việc nói và quên dừng lại để kiểm tra xem người ta có đang nghe bạn nói không. Họ có hứng thú không? Có có theo kịp những gì bạn nói không hay bạn để họ lạc đi đâu mất rồi?
  • Thông điệp của bạn không được nghe thấy – bạn quá tập trung vào việc nói “trôi chảy” mà quên kiếm trả sẽ người khác có nghe thấy đúng thông điệp của bạn hoặc theo cách mà bạn muốn không.
  • Bạn phớt lờ người khác – bởi vì bạn đang nghĩ đến sẽ nói gì tiếp theo trong khi người khác đang nói. Điều đó gây bực bội cho người kia và thể hiện sự thiếu tôn trọng, ngay cả khi đó không phải là ý định của bạn.
  • Cuối cùng thì bạn nói lan man – Bạn quá tập trung vào việc học đúng ngữ pháp, tìm từ hoàn hảo, vào việc nói ‘trôi chảy’ đến mức bạn không biết mục tiêu của mình là nói gì ngay từ đầu và cuối cùng là nói lan man (nói không mục đích). Không ai thích một người nói luyên thuyên vì họ lãng phí thời gian, khó hiểu và là rào cản để giao tiếp tốt.

Thay vào đó, đây là thứ mà tôi hi vọng bạn sẽ làm

  • Hãy thôi xin lỗi vì tiếng Anh bạn “kém”. Lời xin lỗi của bạn không đem lại cho bạn sự tha thứ mà thay vào đó khiến bạn trở nên yếu thế, bớt tự tin và khiến người nghe thấy phiền.
  • Ngưng đổ lỗi cho tiếng Anh của bạn khi bạn mất hợp đồng hoặc không được thăng chức.
  • Ngừng nghĩ rằng nếu bạn nói tiếng Anh nhiều hơn, không mắc lỗi và ngữ pháp hoàn hảo, bạn sẽ tác động đến người nghe nhiều hơn khi thuyết trình.
  • Bắt đầu tập trung vào việc học cách giao tiếp, chứ không chỉ nói. Bạn càng sớm bắt đầu việc này, bạn sẽ càng tự tin và bạn càng có giá trị.

Plato từng nói: “Người khôn ngoan nói vì họ có điều muốn nói; những kẻ ngốc nói bởi vì họ phải nói một cái gì đó.”

Theo: Kỹ năng sống

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *