Giải thích ngộ nhận từ tiêu đề bài báo “Có ai ngờ ông cũng là từ có vấn đề ở đại học Mỹ”

Ngắn gọn: tiêu đề cố ý gây hiểu nhầm và dẫn dắt

Giải thích:

Các từ mà khoa CNTT Đại học Washington cho là “có vấn đề” là các từ được sử dụng như 1 thuật ngữ trong CNTT với 1 nghĩa khác hoàn toàn với nghĩa ban đầu của nó. Ví dụ, từ bị xem là có vấn đề là “grandfather” – nghĩa là “di sản” – legacy, không phải danh từ “grandfather” là “ông” như bài viết. “Grandfather” và “Grandfathered” trong IT có hiểu là “một tính chất/cài đặt/một đoan chương trình đã tồn tại rất lâu” và “một tính chất nào đó không nên được thay đổi vì nó đã tồn tại rất lâu”. Nói nôm na là nó đang chạy ngon từ trước đến giờ thì đừng có táy máy sửa 

 Như giải thích trong danh sách, nghĩa này bắt nguồn từ cụm “Grandfather Clause” chỉ việc giữ các quy định cấm người da đen đi bỏ phiếu sau khi Tu chính án 15 của Hiến pháp Mỹ có hiệu lực. Việc tác giả bài báo dịch word-to-word sang “ông” và nói từ này có vấn đề là sai hoàn toàn về nội dung.

Nhìn vào danh sách các từ được cho là “có vấn đề” và phần giải thích sẽ hiểu đây không phải một quy định bất thường hay vì quá nhạy cảm. Xin nhắc lại các từ này là các từ sử dụng phổ biến trong CNTT với nghĩa hoàn toàn khác với nghĩa gốc của nó, ta có thể gọi là “nghĩa lóng” và do đó việc sử dụng nó với nghĩa gốc không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên sử dụng nghĩa lóng quá nhiều và thường xuyên sẽ gây ra các ngộ nhận về cả tính chất lẫn nền văn hóa mà từ đó xuất hiện, bởi vì nhiều thuật ngữ trong số này là từ mượn từ ngôn ngữ khác (đọc giải thích 1 số ví dụ ở dưới). Không chỉ riêng đại học Washington, trước đó nhiều cty lớn trong đó có Twitter cũng đã ban hành các quy định hạn chế các dạng thuật ngữ này trong ngành (ảnh dưới). Như các bạn có thể thấy trong ảnh, các nghĩa lóng này có thể dễ dàng được thay thế bằng 1 từ khác rõ nghĩa hơn, nên dùng nghĩa lóng là không cần thiết và chỉ tạo điều kiện cho sự phân biệt ngay trong câu từ.

Ví dụ:

1. Master/slave (Chủ/nô lệ) : đây là cụm từ rất phổ biến trong CNTT, dù là người làm lập trình viên, quản trị server hay quản trị mạng. Master/slave là cụm từ chỉ các thực thể có mối liên hệ chính – phụ kiểu như 1 server chính và xung quanh là các server phụ để sao lưu dữ liệu hoặc dự phòng khi xảy ra sự cố.

Nguồn gốc của nghĩa này rất rõ ràng bắt nguồn từ thời kì sử dụng nô lệ của nước Mỹ. Trong hướng dẫn của Đại học Washington cũng ghi rõ, ngoài ngữ cảnh này từ master không có vấn đề gì hết:

“Note: Consider the context in which “master” is used, and whether that use is derived from the racist binary “master/slave:” where the “master” controls an inferior process or system.

For example, a Master’s degree or the common use of master in degrees, such as Master of Science, Master of Arts, etc., suggests a mastery of a subject, and thus is not deemed derogatory.

Example of proper usage: “She is a master at the game of chess.”

However, if “master” is in reference to a person who is in charge of a group and evokes the offensive “master-slave” dynamic, then “master” should be replaced.”

2. Black/White (cấm/cho phép hoặc xấu/tốt) : các bạn thường gặp nghĩa này trong các cặp blacklist/whitelist (danh sách cấm/danh sách cho phép), blackhat/whitehat (hacker xấu/hacker “tốt”), “black” với nghĩa “xấu” còn được sử dụng nhiều trong “blackmail” (thư tống tiền), “blackout day”/”black day” (ngày “sập nguồn”/mất kết nối/bảo trì). Tóm lại cứ cái gì xấu là gán cho “đen” hết. Tiếng Việt chúng ta cũng dùng từ “đen” trong “đen đủi”, nhưng có rất nhiều từ khác để diễn đạt các nghĩa trên vì chúng ta không dùng “đen” để ám chỉ vào 1 nhóm người cụ thể như cách dân Mỹ dùng.

3. Guru (các “chuyên gia”) : Guru là từ trong tiếng Phạn chỉ một người thầy, người hướng dẫn (về mặt tôn giáo và tinh thần). Việc sử dụng từ này chỉ để miêu tả ai đó là chuyên gia vô tình làm mất sự thiên liêng cũng như tính chất văn hóa của nó.

4. Open the kimono (giải mật thông tin/chia sẻ thông tin tự do) : Nghĩa lóng của cụm từ này, thú vị thay lại xuất phát từ một vài lời truyền miệng rằng các võ sĩ Nhật thường vạch áo để chứng minh mình không mang vũ khí. Nghĩa này cũng xuât phát từ 1 ngộ nhận rằng các Geisha (thường mặc kimono) là “gái bán hoa”.

Hướng dẫn về các thuật ngữ có vấn đề của khoa CNTT – Đại học Washington:

https://itconnect.uw.edu/work/inclusive-language-guide/

Ảnh lấy từ thông báo của Twitter Engineering:

https://twitter.com/…/status/1278733305190342656/photo/1

Đọc thêm về quá trình thay đổi các cụm từ lóng có nguồn gốc hoặc ẩn chứa tư tưởng sai lệch trong ngành CNTT:

https://www.nytimes.com/…/racist-computer-engineering…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *