Nếu một người con gái che dấu tình cảm của mình quá khéo léo, nàng có thể mất đi cơ hội chiếm được tình cảm của người mình thích

Trích tiểu thuyết “Kiêu hãnh và định kiến” của tác giả nổi danh người anh Jane Auten được xuất bản năm 1813 mà đến bây giờ vẫn giữ được giá trị nhân sinh quan sâu sắc

“Nếu một người con gái che dấu tình cảm của mình quá khéo léo, nàng có thể mất đi cơ hội chiếm được tình cảm của người mình thích.”

Sẽ thật đáng thương nếu cứ an ủi bản thân rằng “vậy cũng tốt, không ai có thể phát hiện ra tình cảm của tôi”. Một mối quan hệ bền vững cần rất nhiều sự tôn trọng và lòng biết ơn cùng song hành. nếu chỉ có một trong hai, rủi ro vẫn luôn thường trực. thuở ban đầu ta có thể để tình cảm phát triển một cách tự nhiên . nhưng về sau, rất ít người dám tiến xa hơn nếu đối phương không có dấu hiệu ” bật đèn xanh ” cho mình. Chín trong mười trường hợp, người phụ nữ nên chứng minh tình cảm của mình thay vì giữ nó ở trong tim. Bingley thích chị Jane là điều không cần phải bàn cãi nhưng nó sẽ chỉ dừng lại ở chữ ” thích ” nếu chị ấy không giúp đỡ và tạo cơ hội cho anh ấy “…

Không có tình yêu đích thực nếu như bạn chưa vượt qua được sự “ái kỉ”.

Tại sao lại như vậy: con người được hình thành tính cách, quan điểm sống từ môi trường họ sinh ra và làm việc. Việc áp dụng quy chuẩn của bản thân mình lên đối phương đã hình thành từ rất lâu và vô hình chung ta tự cho đó là nguyên tắc chọn vợ/ chồng, là nguyên tắc đối nhân xử thế là từ trường mình phải nhận được do bản thân mình đặt và tạo ra.

Tuy nhiên, những điều trên sẽ trở thành rào cản rất lớn với bất cứ một mối quan hệ nào, khi người đối diện không thỏa mãn những nhu cầu của bản thân bạn, cảm giác thất vọng, chán ghét sẽ được sinh ra… và còn nguy hiểm hơn khi nó được hình thành giữa những người thân với nhau, đặc biệt không tốt khi nó xảy ra trong 1 mối quan hệ tình cảm nam nữ và vợ chồng. Nguồn gốc cho những xung đột chính là sự ái kỉ này, nếu không nhận ra đúng lúc điều này sự chia ly là điều tất yếu !

Khi xung đột xảy ra, thay vì làm theo bản năng các bạn có thể thử nhẫn nhịn 1 vài phút, nén lại những câu nói gây tổn thương sâu sắc và thử hỏi tại sao người đối diện họ lại phản ứng 1 cách mãnh liệt như vậy? mình tin là nếu một người có thể làm được điều trên họ sẽ có một cách nhìn nhận khác về đối phương và có sự giải thích khá rõ ràng về bản chất của sự xung đột.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *