YÊU BAO LÂU THÌ CƯỚI?

Mấy ngày trước trên vòng bạn bè mình có thấy một cậu bạn bị mẹ hối thúc kết hôn đã vô cùng bá đạo mà trả lời mẹ rằng: Không phải tới tuổi rồi thì phải kết hôn mà là gặp đúng người rồi thì mới kết hôn!

Hôm nay, nhìn thấy câu hỏi này mình cũng rất muốn nói rằng: Có nên kết hôn với một người hay không, trọng điểm không phải nằm ở thời gian mà là ở sự hòa hợp.

Các chị em, làm sao để có thể phán đoán một người đàn ông có thích hợp kết hợp hay không nào?

Một cô bạn có quan hệ thân thiết với mình vừa mới kết hôn không lâu mỗi lần tám chuyện với mình cô ấy đều phàn nàn về những điều không tốt của chồng cô ấy, rồi phàn nàn về người nhà chồng của cô ấy không tốt các thứ. Từ trong lời nói của cô ấy mình cảm nhận rằng hôn nhân đối với cô ấy mà nói là một việc vô cùng đáng sợ, minh chứng cho câu nói: Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu.

Vì sao lúc còn yêu nhau thì tình cảm của đôi bên đều vô cùng tốt đẹp thế mà bước tới hôn nhân thì lại biến chất rồi? Hai người họ hẹn hò hơn 1 năm thì bước vào cung điện hôn nhân, từ một đôi tình nhân hạnh phúc ngọt ngào kết hôn xong liền biến thành giống như một oán phụ vậy. 

Mình hỏi cô ấy: Lúc hai người cậu đang yêu đương ấy là đang tìm hiểu về nhau cái gì vậy? Cậu làm sao có thể phán đoán được là cậu và anh ấy thích hợp kết hôn với nhau? 

Cô ấy nói: Trước khi kết hôn khi còn đang tán tỉnh nhau, 1 tuần hẹn hò 3 tới 5 lần, cùng nhau đi ra ngoài chơi, đi xem phim, nói chuyện, đi tản bộ, đi mua sắm đều rất vui vẻ. Haiza~ giờ thì hoàn toàn không thể tìm lại cảm giác lúc đó nữa!

Mình: Thế sau khi yêu đương tán tỉnh thì sao?

Cô ấy: Sau này à, thì bọn mình đi gặp ba mẹ gia đình hai bên, bố mẹ hai nhà đều rất hài lòng lại hy vọng bọn mình kết hôn sớm thế là hai đứa mình đi đăng ký kết hôn luôn.

Mình trực tiếp hỏi cô ấy: Trước khi kết hôn ngoài việc đi hẹn hò cậu liệu có tìm hiểu về khái niệm tiêu dùng, nhân sinh quan, giá trị quan, năng lực chịu đựng áp lực, tiềm lực công việc, thái độ đối với công việc cũng như hoàn cảnh gia đình của đối phương không?

Mình nghĩ cô ấy có lẽ bị mình hỏi tới ngơ người luôn rồi. Lúc ấy cô ấy vô cùng ngạc nhiên nói với mình rằng: Làm gì mà biết nhiều như vậy được, lúc còn yêu nhau cảm thấy rất hạnh phúc, hai người đều yêu nhau, có đến nhà anh ấy mấy lần cảm thấy bố mẹ anh ấy cũng dễ chung sống thế nên cũng không lo lắng gì nhiều trực tiếp tiến tới hôn nhân luôn.

Yêu nhau hơn 1 năm đến ngay cả tam quan của đối phương đều không biết rõ chứ đừng nói tới hiểu tâm tư của đối phương nữa. Mà tam quan của con người, hoàn cảnh gia đình và còn ti tỉ những vấn đề khác nữa đều là sự tích lũy hình thành nên tính cách của một người trưởng thành. Những ảnh hưởng từ các phương diện này rất khó thay đổi, những phương diện này sẽ quyết định những hành vi thói quen của một người. Thế mà những vấn đề này trước khi kết hôn cô ấy đều không hề để tâm đến.

Đa số quá trình yêu đương hẹn hò của mọi người đều tương tự như nhau cả: cùng nhau ăn cơm, đi xem phim, đi mua sắm, có tiền thì cùng nhau đi du lịch, thậm chí cả “cuốn” nhau lên giường, còn về việc giao tiếp tâm hồn với nhau thì lại trở thành thứ yếu. Mọi người ở cùng nhau chỉ cần vui vẻ là được liền nghĩ đã tìm được đúng người rồi. Thế nên, lúc yêu đương hẹn hò thì nên tìm hiểu nhau như thế nào mới phán đoán được người này có thích hợp kết hôn hay không? 

Trên tờ New York Times một chuyên gia về hôn nhân người Mỹ đã từng công bố danh sách 15 câu hỏi nhất định phải hỏi trước khi kết hôn, 15 vấn đề này đã được thay đổi một chút trở thành phiên bản 15  điều nên biết trước khi kết hôn.

1. Chúng ta có sinh con không? Khi nào thì sinh? Lúc sinh con thì chọn sinh thường hay sinh mổ? Sinh con xong thì ai phụ trách chăm sóc con cái? Nếu người vợ một mình đảm đương trách nhiệm này thì liệu cô ấy có muốn từ bỏ công việc hiện tại để tình nguyện là một người phụ nữ nội trợ hay không? Có để cho ông bà hai bên tham gia vào quá trình giáo dục con trẻ hay không? Nếu như cách nuôi dạy con cái có mâu thuẫn thì nên xử lý như thế nào cho hợp lý? Có nên sinh đứa thứ hai hay không? Sinh đứa thứ nhất được bao nhiêu tuổi thì sinh đứa thứ hai? Con có thể theo họ mẹ hay không?

2. Ở thành phố nào an cư lạc nghiệp? Làm thế nào để mua được nhà ở đó? Mua nhà trả góp hay trả một lần? Mua nhà có cần sự hỗ trợ từ bố mẹ hai bên hay không? Sổ đỏ đứng tên ai?

3. Nếu bố mẹ góp tiền cho mua nhà thì liệu có đồng ý bố mẹ dọn đến ở chung hay không? Nếu như bố mẹ can thiệp vào cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng thì nên làm thế nào? Hai bên bố mẹ có thể giữ chìa khóa nhà, muốn đến lúc nào thì đến không cần báo trước hay không?

4. Nếu một trong hai bên phải rời quê hương để cùng bên kia đi làm việc ở nước ngoài thì có chấp nhận được không? Nếu một bên có vấn đề ảnh hưởng tới hướng phát triển thăng quan tiến chức trong công việc của đối phương, thì người kia có thể hy sinh tới mức nào? Nếu một bên gặp phải khó khăn, vấp ngã thì bên còn lại có thể hỗ trợ, cỗ vũ và khuyến khích đối phương hay không?

5. Có nên ký thỏa thuận tiền hôn nhân không? Ai chịu trách nhiệm phụ trách tài chính của gia đình? Làm thế nào để sắp xếp hợp lí chi tiêu trong gia đình?

6. Việc nhà ai làm? Hai người phân công với nhau hay nhờ bố mẹ hay là thuê giúp việc theo giờ tới làm? Mua xe gì, nhà cửa trang trí như thế nào nghe ý kiến của ai? Mỗi năm biếu bố mẹ hai bên bao nhiêu tiền vào các dịp Lễ Tết? Mỗi năm đón giao thừa ở đâu sắp xếp như thế nào? Nếu như bố mẹ bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không thể tự chăm sóc bản thân thì ai là người sẽ chăm sóc?

7. Có tình nguyện bày tỏ với đối phương về nhu cầu tình dục của mình hay không, có những sở thích tình dục nào hoặc những ám ảnh tình dục nào? Và liệu hai bên có bằng lòng cho đối phương biết rõ lịch sử bệnh tật của mình hay không? Gia đình có tiền sử mắc bệnh hay dị tật gì không?

8. Nếu như một trong hai bên không thể sinh con hoặc rất khó có con thì bên còn lại có thể chấp nhận vẫn tiến tới hôn nhân hay không? Nếu như con cái sinh ra mắc bệnh bẩm sinh thì liệu hai người có thể tự tin cùng nhau đối mặt giải quyết các vấn đề sẽ phát sinh hay không? Đặc biệt là áp lực về mặt kinh tế?

9. Nếu như bố mẹ không hài lòng, không thích đối phương thì nên làm thế nào để trao đổi thuyết phục bố mẹ? Nếu như không thể thuyết phục bố mẹ liệu có chia tay đối phương?

10. Bạn có thích và tôn trọng bạn bè của đối phương hay không? Nếu như không thích người bạn nào đó của người yêu mình thì sẽ như thế nào? Hai người có thể bao dung cho việc đối phương có bạn bè khác giới hay không? Có bằng lòng giới thiệu bạn bè khác giới cho đối phương hay không?

11. Quan điểm của hai người về việc phản bội như thế nào? Không chung thủy về mặt tinh thần là như thế nào? Không chung thủy về mặt thể xác thì như thế nào? Có thể chấp nhận ngoại tình tinh thần hay ngoại tình thể xác hay đều không thể chấp nhận?

12. Điều gì phiền phức nhất mà bạn cảm thấy ở gia tộc của đối phương?

13. Nếu như xảy ra cãi vả có thể bình tĩnh giải quyết vấn đề hay không? Bạn có thể bình tĩnh và lắng nghe lời đối phương nói hay không? Có thể bình tâm khi nghe đối phương nói ra suy nghĩ và phàn nàn về việc gì đó hay không? Có thể tha thứ cho đối phương hay không? Có thể chấp nhận nghe ý kiến của đối phương hay không? Sau khi nghe ý kiến có kiểm điểm bản thân và cố gắng thay đổi tốt hơn hay không?

14. Bạn vĩnh viễn sẽ không vì hôn nhân mà từ bỏ thứ gì?

15. Chúng ta có đủ tự tin để đối mặt với bất kỳ mọi thử thách để giữ vững cuộc hôn nhân của chúng ta bền vững hay không? Chạm tới giới hạn nào bạn sẽ từ bỏ cuộc hôn nhân này?

Gia đình như thế nào thì sẽ nuôi nấng ra con cái như thế ấy, sự nuôi dưỡng, giáo dục đến từ gia đình lâu dần sẽ gây ra ảnh hưởng lên con cái. Bạn cần quan sát người đàn ông này giải quyết những vấn đề giữa bạn và gia đình của anh ấy như thế nào. Nếu như một người đàn ông luôn phàn nàn với gia đình của anh ta về những điều không tốt của bạn, đã thế dẫn bạn về nhà xảy ra vấn đề gì lại không hề đứng về phía bạn mà lại đứng về phía gia đình của anh ta. Vậy thì, với một người đàn ông như thế này bạn nên xem xét lại có nên tiếp tục mối quan hệ này nữa hay không đi nhé.

Những điều kiện gì quyết định hạnh phúc hôn nhân?

Quyết định hôn nhân hạnh phúc hay không cơ bản có ba điểm: Tôn trọng lẫn nhau, khẳng định lẫn nhau và cùng nhau thành công.

Điểm thứ nhất: Tôn trọng lẫn nhau

Lúc đang tán tỉnh nhau đối phương đều nghe theo lời bạn, vì bạn mà cho đi, đối phương có 100k thì vì bạn tiêu 120k, cách làm này liệu có phải là Tôn trọng lẫn nhau hay không? Rất tiếc là không phải nhé. Cách làm này nhìn ở bề ngoài thì có vẻ như người đó thật sự yêu chiều bạn nhưng bản chất thực sự lại là “sự cho đi quá mức”, bởi vì đối phương không hề biết tôn trọng bản thân họ, cũng không nhận ra được nhu cầu của chính bản thân mình. Trong suy nghĩ của anh ta bạn như là tiên nữ còn anh ấy chỉ là một hạt bụi nhỏ bé chỉ cần không ngừng cho đi, không ngừng chiều chuộng bạn thì anh ấy mới có thể ở bên bạn. Để đánh giá một người đàn ông có thực sự hiểu được sự Tôn trọng lẫn nhau hay không chỉ xem anh ta cho đi những gì thì không thể biết chính xác được mà còn phải xem liệu anh ta có thể chịu trách nhiệm với cảm xúc của bản thân mình hay không nữa. Biểu hiện quan trọng nhất của việc chịu trách nhiệm về cảm xúc của chính mình là: Cần phải biết rõ ràng cảm xúc của bạn là vấn để của riêng bạn, phải ổn định cảm xúc trước rồi sau đó mới đi hành động, chứ không phải chiều chuộng đối phương một cách mù quáng.

Điểm thứ hai: Khẳng định lẫn nhau

Để đánh giá một người đàn ông có thực sự hiểu được sự khẳng định lẫn nhau hay không chỉ quan sát anh ta hằng ngày đối xử với bạn như thế nào thì không đủ. Mà quan trọng hơn là cần xem liệu anh ấy thực sự có thể đưa ra những đề xuất hữu ích cho bạn hay không. Nếu như khi bạn gặp phải vấn đề gì đó anh ấy không hề vội vội vàng vàng lại chỉ cần dùng một câu có thể giúp bạn nhìn ra cốt lõi của vấn đề đó. Hay lúc bạn đang cảm thấy buồn bã mệt mỏi anh ấy cũng không gấp gáp nóng nảy hay gì mà chỉ cho bạn một cái ôm ấm áp.

Điểm thứ ba: Cùng nhau thành công

Đây thực sự là một trong những điều kiện khó nhất trong ba điểm, nếu như dùng một mối quan hệ khác để gọi tên quan hệ vợ chồng thì mình nghĩ đó là tình đồng chí. Vì mục tiêu chung hai người cùng nhau đối mặt với những khó khăn, giúp đỡ lẫn nhau, đồng cam cộng khổ. Vậy thì làm thế nào để phát hiện ba phẩm chất này ở một người đàn ông đây? Muốn tìm được một người đàn ông như thế này, bạn cần chú ý 4 hành vi sau đây của đàn ông:

Điều thứ nhất: Anh ấy có biết cách lắng nghe hay không? Lắng nghe là sự khởi đầu của sự tôn trọng và cũng là điều quan trọng nhất của sự tôn trọng. Không kết luận một cách mù quáng, không quyết định một cách mù quáng, sau khi nghe một chuyện gì đó xong thì tìm hiểu kỹ tình hình như thế nào mới quyết định.  Điều này đòi hỏi sự khôn ngoan và tầm nhìn rộng mới có thể hành xử như thế.

Điều thứ hai: Anh ấy có sẵn sàng tâm sự với bạn hay không? Đàn ông thích khoe mẽ thì đừng yêu, đàn ông càng thích khoe mẽ thì càng chứng tỏ nội tâm càng yếu hèn. Người đàn ông càng không muốn tâm sự với bạn thì chứng tỏ anh ấy càng sợ bạn nhìn thấy nội tâm mềm yếu của anh ấy. Một người đàn ông mạnh mẽ không phải là người không có điểm yếu mà là người có thể nhìn thấy điểm yếu của bản thân mình, tin tưởng bày ra cho  người cùng sát vai kề vai chiến đấu với mình biết.

Điều thứ ba: Liệu anh ấy có thể chân thành chấp nhận tiếp thu ý kiến của bạn hay không? Chấp nhận ý kiến của bạn không có nghĩa là phục tùng một cách mù quáng, không phải bạn nói sai rồi anh ấy cũng phải nghe theo bạn. Thay vào đó, sau khi cẩn thận lắng nghe ý kiến của bạn anh ấy liền đưa ra đánh giá của bản thân về việc đó như thế nào, và biết chịu trách nhiệm với những phán đoán và đánh giá của bản thân mình. Lắng nghe ý kiến là biểu hiện của sự khắng định lẫn nhau.

Điều thứ tư: Liệu anh ấy có sẵn sàng giúp đỡ bạn trưởng thành và trở nên tốt hơn hay không? Mình vô cùng khinh bỉ một loại đàn ông, bời vì vợ của anh ta trở nên kém cỏi, trở nên thụt lùi rồi, không còn xinh đẹp nữa mà dễ dàng vứt bỏ bạn đời của mình. Những người đàn ông này cảm thấy vợ họ không còn ở chung một đẳng cấp với họ nữa. Có lẽ họ cũng từng nghĩ tới việc giúp đỡ bạn đời của mình thay đổi trở nên tốt hơn nhưng lại không đủ kiên trì lẫn kiên nhẫn đồng hành cùng bạn đời của mình, chỉ cố gắng một hai lần sau đó liền từ bỏ. Ngược lại nếu một ngày bạn trở nên ưu tú hơn chồng của mình, kiếm tiền nhiều hơn anh ấy cũng xin bạn hãy nhớ rằng giúp đỡ bạn đời của mình trưởng thành hơn cũng là trách nhiệm của bạn, bởi vì hai người là một gia đình, là một hợp thể nhỏ của cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *