Những cây cầy bắc ngang qua núi được xây dựng như thế nào?
A: Nakagawa Yasuhiro, cựu kỹ sư thiết kế cầu thép
https://qr.ae/TqtLcA
Vì có thung lũng ở giữa núi nên nó rất khó xây dựng.
Cách đây khá lâu, lúc ở độ tuổi hơn hai mươi, tôi đã tham gia xây dựng một cây cầu vòm có chiều cao khoảng 200m từ cây cầu đến thung lũng.
Dĩ nhiên sẽ có nhiều loại cầu khác nhau, nhưng nếu có lớp đá cứng và thung lũng sâu thì cây cầu dạng vòm này thường được áp dụng. Ở đây, tôi muốn giới thiệu phương pháp lắp cáp treo đường chéo mà cây cầu vòm này đã sử dụng (Các phương pháp xây dựng khác )
Phương pháp phổ biến nhất để xây dựng một cây cầu là dựng một chân tạm thời gọi là lỗ thông hơi (vent) và đặt một dầm ở đó để kết nối chúng. Tuy nhiên, có thể tưởng tượng được là sẽ rất khó khăn và tốn kém để dựng một chân tạm thời trong thung lũng.
Với cây cầu vòm như trong ảnh thì có một phương pháp hỗ trợ theo đường chéo bằng một sợi dây thép để xây dựng cây cầu. Đó là phương pháp lắp cáp treo đường chéo.
Đầu tiên, lắp ráp cần trục cáp bằng tháp thép và dây cáp. Gắn xe đẩy vào cần trục cáp để vận chuyển vật liệu như trong hình. Nếu là một cây cầu giống hình, thì sẽ được dựng lên từ phần vòm trước, nhưng dây sẽ được kéo dài theo đường chéo từ tháp thép để hỗ trợ vật liệu trong lúc xây dựng.
Dưới đây là những chuyện ngoài lề
Ban đầu tôi có ghi rằng rất khó là có những lý do sau:
– Cần có kỹ thuật viên cầu nối thành thục với trình độ tay nghề cao để xử lý dây
– Công việc trên không
– Kết cấu không ổn định trong quá trình thi công
– Khác với phương pháp hỗ trợ bằng lỗ thông hơi, ảnh hưởng của độ kéo căng dây khá lớn
– Trong trường hợp cần hỗ trợ ở một số nơi bằng dây thép chéo, thật khó để làm cân bằng
Điều cuối cùng thực sự rắc rối. Các đặc tính biến dạng của dây cáp khác nhau rất nhiều giữa những cái mới và cái đang sử dụng. Do đó, điểm khó khăn của việc xây dựng với nhiều dây cáp hỗ trợ đó là một số dây phải chịu tải trọng lớn và một số dây hoàn toàn không được tải trọng. Do biến dạng lớn, nên khó quản lý sự chênh lệch. Nếu chiều dài khác nhau, nó cũng sẽ thay đổi tùy theo nhiệt độ và có khi bị nhão.
Vì sẽ không đo từng cái một độ căng của dây để xây dựng, nên sẽ giả định một vài sự chênh lệch tại thời điểm lập kế hoạch và đo sự thay đổi vị trí của cấu trúc rồi tính toán ngược ra độ căng của dây. Tuy nhiên, đây là kinh nghiệm của các kỹ thuật viên xây cầu lành nghề có thể dựa vào điều này mà tính toán. Bằng cách lắc lư sợi dây, họ có thể cảm nhận được hiệu quả của nó như thế nào, và ngay lập tức có thể phán đoán được cần điều chỉnh ở đâu và như thế nào. Cũng có thể chọn những sợi dây cũ và điều chỉnh nó
Nhân tiện, khi tôi còn trẻ tôi thích những nơi cao hoặc tôi chẳng bận tâm chút nào, vì vậy tôi thường đo ở đầu vòm (200 mét dưới đáy thung lũng) trong quá trình xây dựng.
Đây là sự lãng mạn của một chàng trai dựng cầu đấy (giờ thì tôi không nói thế nữa?)
————-
Trans: Trong bài có các từ ngữ chuyên môn về kỹ thuật xây dựng, nếu có chỗ nào không hợp lý mọi người góp ý để mình sửa nhé