Bạn từng gặp ba mẹ nào có ảnh hưởng sâu sắc đến phương pháp giáo dục của bạn?

Tình đầu của tôi bắt đầu hơi sớm. Hồi 5 tuổi, tôi vừa lên lớp 1. Lúc mẹ đến đón tôi còn chưa tan học, tôi nằm lên mép cửa sổ, khuôn mặt mơ màng lén lút chỉ cho mẹ xem, “Người đứng trên bục kia là lớp trưởng lớp con kìa, uy phong quá đi mất.”

“Mẹ cười nheo mắt nhìn tôi, đây không phải là bạn nam học giỏi đứng nhất lớp hay sao, mắt nhìn của con gái mẹ đúng là không tồi.”

Sau này lúc làm bài và học thuộc bài, tôi khóc lóc muốn lười biếng. Mẹ tôi cũng không khó chịu, “Mẹ nghe nói lớp trưởng lớp con trước giờ học hành đều không sợ vất vả, người ta thật là xuất sắc quá đi.”

Câu nói này đối với tôi mà nói đơn giản là máu gà. Hai năm đó sức học của tôi tốt hơn bất kì ai hết, mang về nhà một đống giải thưởng, thậm chí còn làm lớp phó và có cơ hội lên bục một cách “uy phong”.

Giai đoạn yêu thầm này kết thúc vào năm lớp ba. 

Giờ ra chơi giữa tiết học, chúng tôi chơi trò đuổi bắt. Lớp trưởng bắt, chúng tôi chạy trốn xung quanh loạn cả lên. Chỉ có một bạn nữ từ đầu đến cuối không nhúc nhích, giữa hai lông mày có một nụ cười chắc chắn. 

“Cậu ấy sẽ không bắt mình đâu,” bạn ấy nói, “Hôm nay bọn mình kết hôn rồi.”

Một tiếng vỡ vụn. 

Hôm đó tôi mặt mũi thất thần, về đến nhà là bắt đầu khóc. Tôi không bằng bạn nữ đó ở chỗ nào chứ, sao lớp trưởng không kết hôn với tôi. 

Mẹ ôm tôi vào lòng, “Con gái mẹ là giỏi nhất, thành tích vừa tốt, lại còn làm lớp phó, khiêu vũ cũng đẹp, kém người khác ở chỗ nào chứ.”

“Vậy tại sao lớp trưởng thích bạn ấy mà không thích con?”

Mẹ ôm lấy mặt tôi, “Mọi người đều rất thích con, bạn nữ đó tuy không phải là người giỏi nhất nhưng bạn ấy vẫn có thể được người khác yêu thích mà.”

“Không phải chỉ có người đạt hạng nhất mới có tư cách được yêu thích.”

Câu nói này tôi vẫn nhớ đến tận bây giờ. 

Có một thời gian tôi rất thích viết nhật kí, còn học các bạn khác, đặt sổ nhật kí lên mặt bàn, cài lên đó một lọn tóc làm cái khóa. Hơn một tuần rồi, vẫn không có ai động vào nó. 

“Nhật kí là sự riêng tư của con, con phải tự mình giữ kĩ.” mẹ tôi nói, “Bà ngoại trước giờ đều không xem nhật kí của mẹ, mẹ cũng sẽ không lén lút xem nhật kí của con. “

Lên cấp 3 tôi yêu sớm, mấy người có hành động xấu luôn nghĩ cách chống lại ba mẹ, tôi không cần.

Tôi chia sẻ nhưng chuyện đường mật nho nhỏ với mẹ, mẹ tôi cười nheo mặt nghe, lúc chúng tôi cãi nhau, mẹ phân tích cho tôi đúng sai. “Tính cách con xấu quá, đừng có suốt ngày b ắt n ạt con trai nhà người ta đấy,” lần nào mẹ tôi cũng nói. 

“Tại sao mẹ không đánh gãy chân con?”, có lần tôi hỏi mẹ.

“Mấy chuyện như này làm sao mà ngăn chặn được. So với việc con phòng vệ mẹ như kẻ thù, mẹ hy vọng có thể giúp đỡ con có tình cảm thuận lợi hơn. Hai người cùng nhau tiến bộ, đừng bị mấy thứ lông gà vỏ tỏi ấu trĩ làm tốn sức lực của bọn con. Con gái mẹ có tinh thần trách nhiệm với bản thân là mẹ tin tưởng nhất rồi, con sẽ không vì chuyện tình cảm mà làm lỡ đi tiền đồ của mình đâu.”

Mẹ không sai, tôi và bạn trai lúc đó ném giấy cho nhau, 70% trong số đó là mấy câu toán, còn có cả tâm sự áp lực với cổ vũ lẫn nhau. Bố mẹ biết, chủ nhiệm lớp còn mời bố tôi làm đại diện phụ huynh học sinh xuất sắc lên bục phát biểu. 

Lên đại học năm 3 có bạn bè mang thai ngoài ý muốn không dám nói với phụ huynh. Tôi che giấu thân phận của bạn ấy, nói chuyện này với mẹ tôi. 

“Con bảo bạn con đừng lo lắng chuyện tiền nong, mẹ có thể đưa con tiền, con cho bạn ấy mượn. Bất luận như nào, nhất định phải đến bệnh viện chính quy, đừng vì tiết kiệm tiền mà làm hại sức khỏe.”, mẹ tôi nói.

“Bất luận xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn, bố mẹ sẽ không mắng con, nhưng con nhất định không được giấu mẹ, nếu không có ai giúp con ngay đầu tiên thì con sẽ hối hận cả đời.”

Vẫn là hồi 5 tuổi, lần đầu tiên tôi trộm tiền. 

Lúc đó tôi rất vụng, mẹ tôi đi vệ sinh ra vừa sờ túi đã phát hiện ra không đúng lắm. 

“Tại sao con lại cầm tiền của mẹ?” Lần đó mẹ tôi rất nghiêm khắc.

“Con muốn mua cặp sách mới nhưng con không có tiền,” tôi khóc.

“Vậy tiền của mẹ là lấy trộm từ người khác mà có không?”

“Không phải, là tiền mẹ vất vả kiếm được.”

Mấy hôm sau, mẹ tôi liệt kê ra bảng phân công tiền lương. Rửa bát, nấu cơm, quét dọn,… đều có thể kiếm được 2,3 hào. 

Chưa đến học kì hai, tôi đã dùng tiền mình kiếm được tự mua một cái cặp mình thích rồi.

Nếm trải được vị ngọt của việc kiếm tiền, tôi liền không hài lòng kiếm tiền từ người nhà mình nữa.

Lên đại học, tôi bắt đầu làm bán thời gian, viết bản thảo, tìm mọi cách để kiếm tiền tiêu. Bố tôi lo tôi không lo việc chính, mẹ tôi liền “tẩy não” ông, “Con gái anh đi tiếp xúc xã hội trước để không bị lừa đấy.”

Lúc làm bán thời gian tôi gặp được một đồng nghiệp vô lí, phải chịu uất ức, khóc lóc gọi điện cho mẹ. Chắc là mẹ sẽ bảo mình đừng làm nữa, đằng nào cũng không thiếu mấy đồng ấy, tôi nghĩ.

“Con không làm sai thì sẽ không thẹn với lòng, đừng vì người khác mà từ bỏ cơ hội.” mẹ tôi nói rất kiên định. “Trong xã hội mấy người như vậy con muốn tránh cũng không tránh được nên đừng sợ, con cứ duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp khác là được.”

Lúc gọi video với mẹ, mẹ thường nhìn chằm chằm vào màn hình rất lâu rồi vui vẻ khen ngợi, “Con gái mẹ sao lại xinh đẹp thế này.”

Có lúc áp lực của tôi rất lớn, gọi điện cho mẹ cũng không muốn mở lời. Mẹ gọi tôi, tôi liền không nhịn được mà khóc rống lên.

“Cảm xúc của con kích động quá, nói chuyện với con mẹ sợ quá đi.” , mẹ liền cúp điện thoại. 

Đợi trấn tĩnh lại, tôi gọi lại cho mẹ để xin lỗi, mẹ lại cười nheo mắt nhìn tôi, “Con gái mẹ vẫn là cười lên thì xinh hơn.”

Lúc còn nhỏ chúng tôi cãi nhau, mẹ trước giờ sẽ không bắt tôi nghe đạo lí lúc tôi đang nóng giận. Sau mỗi trận cãi vã, tôi thức dậy mở mắt ra, sẽ có một bức thư dài mà mẹ viết đặt ngay cạnh gối của tôi. 

Thi tốt nghiệp cấp 3 môn Toán của tôi không tốt, mùa hè năm lớp 12 là quãng thời gian mịt mù nhất trong đời người. Mẹ tôi không nói câu nào, bỏ lại bố và em trai tôi, đưa tôi đi gần hết phía Nam để ngắm biển cả.

“Mẹ sinh con ra không phải để con thi đậu trường đại học danh tiếng hay là kiếm thật nhiều tiền,” mẹ nói, “mấy thứ đó đều không quan trọng bằng niềm vui của con gái mẹ.”

Thực ra tâm trạng tôi rất hay tồi tệ. 

Không ngủ được là chuyện thường ngày, ăn uống vớ vẩn cũng thế.

“Không kiên trì được nữa nhất định phải nói với mẹ, mẹ đưa con đi khám bác sĩ tâm lí.” mẹ nói, “Đừng nghĩ rằng trầm cảm thì sẽ bị kì thị, bác sĩ chẩn đoán ra bệnh thì chúng ta sẽ chữa trị, không ai đàm tếu đâu, mẹ không thể để con gái mẹ bị bệnh mà không ai quan tâm được.”

Mẹ tôi không phải là chuyên gia giáo dục, cũng không phải là cao nhân gì cả. Phương pháp giáo dục của mẹ hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng đối với một nhân cách bình đẳng và độc lập. Tôi rất biết ơn và biết mình may mắn như thế nào. Mẹ là sợi dây gắn bó lớn nhất của tôi trên thế giới này, ôm ấp tình yêu của tôi, tôi biết rằng mình sẽ không bao giờ cô đơn vào bất cứ lúc nào. Sự dịu dàng và thấu hiểu của mẹ cho tôi có được một gia đình trọn vẹn và hạnh phúc. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *