Vì sao đa số phụ nữ bị bán đi đều chạy không thoát?
Là một người con của vùng núi hoang vu, tôi nói cho mọi người biết vì sao mà đa số những phụ nữ bị bán đi đều trốn không thoát, cùng với cách nhìn nhận của tôi, và ý kiến của tôi.
Vùng sơn dã thật ra phân thành rất nhiều loại khác nhau, ví dụ như vùng hoang vu quê tôi, đất bằng nhiều, đồi núi thấp và ít. Những vùng như thế tuy rằng hẻo lánh nhưng lại thích hợp để kinh tế phát đạt, dân số sinh sôi, có khả năng phát triển thành thị trấn, huyện hay thành phố, có ga tàu hỏa, trạm xe bus, sân bay,… Vùng như thế tỉ lệ xuất hiện mua bán phụ nữ nhỏ, mọi người đến những chỗ như vậy du lịch, cũng không cần quá mức lo lắng, chỉ cần đề phòng những người mượn danh nghĩa du lịch dụ dỗ bạn đến những nơi khác vui chơi, du ngoạn, có thể họ là những kẻ trung gian buôn người.
Vùng núi hẻo lánh hoang vu xa xôi, đường núi quanh co khúc khuỷu, ngày nắng cũng chỉ có vài chuyến xe đi lại, một trận mưa lớn ập tới sẽ có tỉ lệ gây sạt lở, hỏng đường, tóm lại là đường rất khó đi. Làng là hình thức sinh sống chủ yếu ở đây, tôi cũng từng đi ngang qua những thôn làng như thế. Thanh niên trai tráng trong làng đều xông pha lên thành phố tìm việc, trẻ con và người già ở lại giữ nhà, trông đất, những khu thôn làng như thế, bạn cần phải chú ý. Ví dụ thôn làng quy mô to, có tiệm tạp hóa (điều này vô cùng quan trọng! bởi vì có tiệm tạp hóa đồng nghĩa với việc thôn làng có sự liên kết chặt chẽ với thành thị phía ngoài, tốt nhất là tiệm tạp hóa càng to càng tốt, mỗi ngày đều mở cửa, không phải kiểu cửa hàng bán mấy đồ vụn vặt lẻ tẻ, hôm mở hôm đóng,..), trạm xe cách thôn làng càng gần càng tốt, thường thì những ngôi làng như thế khá giàu có, khả năng mua bán phụ nữ xuất hiện nhỏ, tỉ lệ trốn thoát cũng cao.
Bất hạnh nhất là những thôn làng vẫn còn đang vô cùng lạc hậu vào nghèo nàn!
Thuộc về những khu mà xe cũng không thể tiến vào, sau khi dừng xe phải đi bộ rất xa, rất xa mới tới nơi. Những nơi như thế nếu như không phải những người thân thiết, mà chỉ là bạn bè xã giao bình thường muốn đưa bạn đi chơi, cần nhanh chóng từ chối hoặc rời đi, bởi vì một khi sa chân vào những ngôi làng như thế, tỉ lệ chạy thoát của bạn gần như bằng không! À chắn chắn là 0!
Lần thứ nhất tỉnh lại đảm bảo trên người bạn đến cái “dây chun” cũng không còn~~ Lần thứ hai chạm mặt bạn có thể sẽ là một bà lão đã già tóc sợi trắng sợi đen, lúc bạn nghĩ rằng mình đánh lại bà ta, lại kinh ngạc phát hiện ra bà lão tuy già nhưng lại khỏe vô cùng!
Có người nói…thời điểm bị bắt đi nấu cơm, hạ độc vào thức ăn của bọn họ hay nấu những loại thực phẩm có độc khi nấu chung với nhau…Nghe tôi khuyên một câu! Bạn yên một nghìn cái tâm đi! người ta chắc chắn không để bạn phải nấu cơm đâu. Hình như rất nhiều người đã nói qua, những người phụ nữ mới bị bắt về, đều bị nhốt ở một căn phòng nhỏ tối tăm và ít ánh sáng mặt trời…không đến lúc bạn sinh được con ra thì cũng đừng mong có tự do ra ngoài.
Những thôn làng như thế bạn chỉ cần đi một lần, lần đó cũng đủ cho bạn suốt đời không quên.
Một ngày đông cách đây vài năm trước, cụ già trong nhà không biết vì cớ gì đột nhiên đòi về thăm cố hương, cụ già chắc cũng phải đến mấy chục năm không về đất cũ, là cái mảnh đất lúc nhỏ cụ tôi ra đời. Về sau chúng tôi đành phải lái xe đưa cụ về quê, chốn cũ ấy vốn đã là “cảnh còn người mất”, những người đồng trang lứa với cụ già trong nhà ở cái làng đó sớm đã rời quê hương, hoặc qua đời, người trẻ tuổi trong làng không một ai nhận ra cụ già, chúng tôi bạn đầu chỉ định ngó nghiêng một chút rồi rời đi, lúc này đột nhiên có một người trẻ tuổi trong làng nói với cụ già:
“Một người bạn của cụ chuyển nhà đến một ngôi làng khác cách đây nhiều năm rồi!”
Cụ già hứng trí bừng bừng, một hai đòi đi cho bằng được, chúng tôi chỉ đành ngoan ngoãn đưa cụ đi.
Bắt đầu lái xe đến làng mới, đường núi không cách nào đi được nữa, đành phải dừng xe ở trạm xe gần đó, thật ra chỉ là một vị trí gần trạm xe, một hộ nông dân giúp chúng tôi trông nom.
Lúc đó tôi đã định bỏ cuộc giữa đường, sợ cụ già trên đường đi sảy chân ngã núi, nhưng ngày hôm đó cụ già tinh thần phấn chấn, cố chấp đòi đi. Mấy người trẻ tuổi chúng tôi đành phải hỗ trợ cụ đi đường. Đi bộ mất hơn một giờ đồng hồ, trời cũng đã tối đen như mực, người trước mặt nhìn nhau không rõ, về sau một thanh niên trong nhà bảo chúng tôi dừng lại đợi, nó đi gọi người tới đón, quay trở lại thế nào mà lại dắt theo một con ngựa…chúng tôi cũng cạn lời rồi, người trẻ trong nhà dìu cụ già lên lưng ngựa (mấy đám trẻ tuổi chúng tôi không đứa nào biết cưỡi…), tiếp tục đi hơn một giờ đồng hồ, cuối cùng đến đích.
Người trong thôn cơ bản đều ra chào đón bọn tôi, nói thực sự thì lúc ấy chúng tôi vô cùng cảm động, trời thì tối đen, trưởng thôn còn đem một nhóm người đứng trước cổng thôn chào đón. Bàn tiệc rượu được bày lên, ở sân của ông trưởng làng, cụ già trong nhà vô cùng kích động, uống nhiều mấy chén rượu, chúng tôi vốn định ăn cơm xong rồi đi, về sau nghĩ lại trở về lại mất hơn 2 tiếng đi bộ, trời thì tối đi lại cũng không an toàn, cũng đành tiếp nhận ý tốt của ông trưởng làng, ngủ ở nhà trường làng đêm đó, trẻ con trong làng nhiều lắm, mấy cái lì xì đem theo không đủ dùng, trực tiếp rút tiền ra đưa cho tụi nhỏ, đám nhỏ lấy được mười đồng hai mươi đồng cười vui như hoa, lúc đó tôi uống nhiều rượu nên dạ dày đau, bèn lén lút nhờ một đứa nhỏ đi mua hộ chai sữa bò, đưa cho nó năm mươi đồng, về sau không nhìn thấy đứa nhỏ ấy nữa, tôi cho rằng thằng nhóc nghịch nghợm cầm tiền không làm việc, mà cũng không phải chuyện gì lớn lên thôi.
Kết quả là uống quá chén, nằm một giấc đến gần buổi trưa ngày hôm sau, về sau nhìn thấy thằng nhóc đó, hóa ra cái làng này vốn dĩ chẳng có quán tạp hóa nào cả, trong làng cũng không có người nào bán sữa bò, nhóc ấy đi bộ hơn hai tiếng đường đồi núi, giữa cái trời tối đen như mực, chạy đến gần chỗ dừng xe của chúng tôi, lúc ấy quán tạp hóa gần đó cũng đóng cửa rồi, nhóc đó ngủ nhờ một đêm ở nhà người thân gần đó, đợi đến sáng ngày hôm sau quán tạp hóa mở cửa, mua chai sữa bò, lại đi bộ hơn hai tiếng đường núi trở lại, lúc đó thật sự chỉ hận không thể tát cho bản thân một cái.
Về sau tôi muốn dúi thêm tiền cho thằng nhóc ấy, thằng bé sống chết từ chối, thằng nhóc nhanh chân chạy biến, tôi với nó đuổi nhau một trận, cái bóng của nó tôi cũng không bắt kịp, tìm thằng nhóc một lúc cuối cùng lạc luôn đường đi lại trong làng, bởi vì những căn nhà làm bằng gạch sống cao cao thấp thấp y hệt nhau, tôi dựa theo trực giác đi một vòng trong làng, cũng không nhìn thấy thằng nhóc đấy đâu cả, đang định quay người rời đi, nghe thấy âm thanh sột soạt gần đó, tính tỏ mò kéo tôi lại gần, âm thanh phát ra sau khung cửa sổ, lúc đó thật là không biết sợ là gì, còn tưởng thằng nhóc đó bày trò trốn tìm, sẵn mang tâm lý muốn chơi cùng nhóc luôn, chuẩn bị tư thế nhảy bất ngờ ra dọa nó một trận.
Rón ra rón rén bước tới gần. tôi “Oa!” một tiếng thật lớn, bất ngờ nhảy ra trước cửa sổ, chăm chú nhìn, bên trong hình như vẫn còn một lớp hàng rào sắt nhỏ, lúc vừa “Oa!” một tiếng, âm thanh sột soạt bên trong lập tức ngừng bặt, lúc đó còn nghĩ lẽ nào thằng nhóc bị dọa ngất rồi không? Bèn áp mặt vào khung cửa xem tình hình trong phòng, bởi vì bên ngoài sáng, bên trong phòng lại tối, rất tốn sức mới nhìn rõ, tôi còn dùng tay bụm lại, che bớt ánh sáng cho dễ nhìn, cái trán dính vào cửa kính quan sát tình hình bên trong phòng.
Một cái đầu với mái tóc bù xù mãnh liệt lao tới, dọa tôi nhảy bật ra sau.
Bao nhiêu năm qua rồi nhưng mỗi lần nhớ lại lần đó, thực sự hối hận đến cực điểm, tất cả những việc đó chỉ là khởi đầu cho chuỗi thảm kịch đằng sau đây, tôi lúc đó thậm chí còn chưa từng sản sinh chút xíu ý nghĩ nào liên quan tới việc mua bán phụ nữ. Nhảy ra sau một bước, tôi nhìn người đó – người đó nhìn tôi, ai cũng thẫn thờ một lúc, về sau người đó liều mạng dùng tay đập vào cửa sổ, cửa sổ phát ra âm thanh vang động.
Lúc đó điện thoại đột nhiên có chuông, người nhà hối thúc tôi trở lại, cụ già trong nhà uống say cũng đã tỉnh lại, trưởng làng quyết tâm giữ chúng tôi lại ăn bữa cơm trưa, lần này chỉ ăn cơm không uống rượu. Tôi vẫn còn lạc đường, chưa biết làm thế nào để quay trở lại, trong lúc trò chuyện điện thoại, người bị nhốt đó vẫn liều mình đập tay vào cửa sổ.
Tôi vừa nghe điện thoại vừa dời khỏi chỗ đó.
Tắt điện thoại, tại cổng nhà đợi một lát, sau đó thì thấy người nhà đưa theo người trong thôn đi tìm tôi, sau này mới biết cái làng này thật ra không hề to, nhưng đường đi vô cùng phức tạp, chỗ tôi đứng vốn dĩ cách nhà trưởng làng khá gần. Người trong nhà đến đón tôi, lúc đó vẫn còn nghe tiếng vỗ tay vào cửa văng vẳng từ trong nhà. Lúc đó tôi đang chuẩn bị mở miệng nói với người nhà chuyện vừa xảy ra, thật sự lúc đó tôi rất sợ người trong nhà đột nhiên lao tới tôi, bởi vì lúc đó trong đầu tôi tràn đầy suy nghĩ: có phải là tôi dọa người ta hơi quá không? Người đó chắc hẳn phải tức giận lắm mới đập cửa sổ lâu như vậy.
Kết quả người trong nhà kéo tay tôi rời đi, một người trong nhóm người làng tách ra khỏi đội đi về phía căn nhà nhỏ, trực tiếp bước vào bên trong, nói với người bên trong đó mấy câu, bởi vì là tiếng địa phương nên tôi nghe không hiểu, âm thanh đập cửa sổ lập tức dừng lại.
Tôi bèn thành thật đi với người trong nhà, lúc gần đến nhà trưởng làng, người họ hàng kia bỗng dưng “không đầu không đuôi” nói: “vừa nãy nhà XX có nàng dâu ngốc, bị bệnh thần kinh, thật ngại quá.”
Tôi còn chưa kịp tiếp lời, trưởng làng đã đã tới đón, vì trời hôm qua quá tối nên nhìn không rõ, hôm nay tỉ mỉ nhìn lại, thật ra, trưởng làng cũng rất nghèo, quần áo chỗ vá chỗ không, bàn ghế trong sân cũng không đồng bộ, ghế gỗ dài còn mẻ mất một nửa, tuy vậy nhưng buổi tiệc vẫn náo nhiệt, rất nhiều phụ nữ trẻ con tất bật chuẩn bị đồ ăn, dường như huy động toàn bộ phụ nữ trong làng chạy tới nấu ăn, sắp xếp.
Cụ già trong nhà âm thầm nói với chúng tôi: “lúc nào đi nhớ để lại trong làng nhiều tiền một chút, nghe nói người trong làng để đón tiếp chúng tôi, còn mổ cả heo.” Thuận tiện cũng nói với mọi người một chuyện, hóa ra có một số địa phương, lúc đón tết có hun một con cá, treo từ 30 tết đến 15 tháng giêng, đều tiếc không ăn, bày trên mặt bàn. Tối hôm qua chúng tôi đều thò đũa ăn sạch sẽ, sáng sớm hôm nay trưởng làng lại cho người đi tới chỗ rất xa mua cá tươi rồi.
Con người tôi vốn dĩ đối mặt với bất kì chuyện gì đều không yên tâm. Lúc ăn cơm tôi tạm gác chuyện “XX cô gái ngốc” sang một bên, không biết các bạn đã xem qua loại bàn tiệc ở làng bao giờ chưa, rất nhiều bàn ăn, người trong làng ngồi chung với nhau, nhưng phụ nữ về cơ bản đều không thấy xuất hiện, mà nếu có nhìn thấy thì cũng chỉ là tới phục vụ đồ ăn, làm cho con gái phụ nữ trong nhà tôi đang ngồi trên bàn tiệc vô cùng căm tức, nhưng cũng ngại không nói gì.
Mặc dù chỗ nào cũng đơn sơ tồi tàn, nhưng thức ăn so với buổi tối hôm qua đầy đủ hơn nhiều, đĩa bát nườm nượp mang tới, tối hôm qua chỉ chăm chăm uống rượu thay cụ già, không ăn được cái gì, dạ dày bây giờ vẫn còn hơi khó chịu, bây giờ tôi liều mạng ôm bàn , cúi đầu ăn, lúc bấy giờ có một cô gái tương đối trẻ tuổi bưng thức ăn tới, trực tiếp đặt bát thức ăn vào bên trong tay tôi, tuy rằng rất ngạc nhiên nhưng tôi vẫn ôm lấy bát canh ăn to đó (người vùng núi thường dùng loại bát tô lớn), vừa cầm bát thức ăn, tôi liền cảm giác trong bên dưới đáy bát có thứ gì đó, tôi nhìn cô gái đó, người đó nhìn lại tôi, người con gái đó có ánh mắt như chiếc lưỡi câu nhìn chằm chằm vào tôi, đã qua rất nhiều năm rồi nhưng tôi vẫn không thể nào quên được ánh mắt nhìn vào tôi ngày hôm đó, dù cho khuôn mặt cô ta như thế nào tôi đều đã quên, nhưng ánh mắt đó, ánh mắt tuyệt vọng tràn đầy thống khổ!
Tôi ngồi cùng bàn với trưởng làng, nhìn thấy cô gái đó đặt cái bát vào trong lòng tôi, trưởng làng mở miệng lớn giọng nói mấy câu, cụ thể nói gì thì đến bây giờ tôi cũng không nhớ rõ nữa, hình như mắng cô ta không có mắt mũi, cái bát to như thế cũng không biết nhìn, con gái trong nhà tôi chụp lấy cơ hội đôm đốp lại mấy câu nói giúp cô gái đó, tôi nhẹ nhàng đặt cái bát to lên trên bàn, đem mảnh giấy dưới đáy bát giấu trong lòng bàn tay.
Cô gái đó không dám ngờ nghệch bên cạnh bàn trưởng làng quá lâu, bị trưởng làng mắng một trận, sau đó có một người phụ nữ đã có tuổi trong làng, vừa nói giọng địa phương vừa kéo cô gái đó đi ra ngoài, về sau tôi cũng không còn thấy cô ta xuất hiện lại trong bữa tiệc ấy nữa.
Đồ vật trong tay khá cứng, lúc đó cả người tôi gấp đến độ mồ hôi ướt sũng. Lúc nào cũng cảm giác rất nhiều người trong cái bàn tiệc đó đang chăm chú nhìn vào tôi, nhất thời chưa tìm ra lí do để rời bàn, trong tiềm thức có thứ gì đó mách bảo với tôi rằng: tuyệt đối không được xem thứ kia trước mặt mọi người!
Qua một lúc, tôi mượn cớ đi vệ sinh rời bàn, cũng không có ai đi theo đằng sau, mau chóng chui vào trong nhà xí, nhà xí trong làng không phân biệt nam nữ, chỉ là một cái hố, bên trên dùng miếng gỗ có lỗ làm nắp đậy, tôi gõ cửa bên ngoài, xác nhận bên trong nhà xí không có ai bèn đẩy cửa tiến vào, vào bên trong nhà xí vtôi lập tức bỏ đồ trong tay ra xem, là một cục giấy được gấp lại nhiều lần. Tôi miết phẳng tấm giấy, bên trên chỉ có hai chữ viết bằng bút chì: “Cứu tôi!”
Lúc đó đầu tôi “Oong!” lên một tiếng, tức khắc nghĩ đến “XX cô gái ngốc”, chợt nghĩ lại ánh mắt tuyệt vọng ấy. xin lỗi mọi người tôi phải nói bậy, lúc đó tôi không tự chủ được buột miệng nói: “con m* nó! chẳng phải là buôn bán phụ nữ đây sao!”
Lúc đó phản ứng đầu tiên của tôi chính là móc ra điện thoại gọi 110, vừa lôi được chiếc điện thoại ra, không được! trên phim ảnh cảnh sát đến cứu người, dân làng đều lao ra cản trở, cụ già trong nhà vẫn còn ở trong này, lỡ như bọn họ nổi khùng đem cả nhà chúng tôi trói lại làm con tin thì phải làm sao? Trong nhóm người nhà chúng tôi còn có mấy người đàn bà con gái!
Quả nhiên, một khi ý nghĩ ích kỉ được sản sinh, sẽ có rất nhiều người dưới bình luận chửi tôi, nhưng thời điểm đó tôi thực sự đã nghĩ như thế như thế này: cái nơi khỉ ho cò gáy này quá hoang vu, quá xa xôi, cảnh sát muốn đến tới đây, nhanh nhất cũng mất vài tiếng đồng hồ, đoạn thời gian ấy mà tôi bị lộ ra, cụ già nhà tôi tuổi tác thì “gần đất xa trời”, lỡ bị tôi liên lụy theo thì phải làm thế nào? tôi bèn nguồn xổm xuống cái nhà xí tồi tàn, mùi xú uế bốc lên tận mây xanh ấy, nghĩ đi nghĩ lại, rồi nghĩ lại nghĩ đi,…
Cuối cùng tôi quyết định không vội vàng báo cảnh sát, không gây ra động tĩnh gì, trước tiên nghe ngóng chút tin tức cụ thể, đợi khi rời khỏi chỗ này, tôi sẽ báo cảnh sát, bởi vì cho đến hiện tại, cũng chỉ có một mảnh giấy, tên tuổi, cách liên lạc cũng không có, người phụ nữ bị cầm tù, tôi cũng không nhớ rõ cô ta bị nhốt ở chỗ nào. Buồn thay, tất cả những gì tôi có trong tay lúc này chỉ là một mảnh giấy kèm hai chữ “cứu tôi”
Sau khi quyết định tôi gấp lại mảnh giấy, cất tại ngăn bí mật trong ví tiền, sau đó trở lại tiệc rượu.
Sự thật đã chứng minh, còn may là tôi chưa báo cảnh sát, bởi vì sau khi trở lại tiệc rượu chưa được bao lâu, trưởng thôn bèn giới thiệu với tôi người, làm tôi vô cùng kinh hoàng.
Theo lời trưởng làng, bởi vì tối hôm qua chúng tôi bất ngờ tới làng của ông ta, rất nhiều người chưa kịp đến để gặp mặt, (kì thực về sau tôi cảm thấy rất khó hiểu, chẳng lẽ cụ già nhà tôi rất có vai vế? tổ chức lình đình như vậy làm cái gì?), hôm nay hôm nay rất nhiều người lớn tuổi trong thôn đều ra mặt, dắt theo đám con cháu trong nhà tới chào hỏi làm quen với từng người trong nhà chúng tôi.
Nói là làm quen, chẳng qua là tới từng bàn mời rượu, tôi biết tránh không được rượu mời. Bởi vì trong tim vẫn còn chuyện khúc mắc, hận không thể lập tức rời khỏi đây, tôi cũng lưu ý tới người con gái từng đưa mảnh giấy cho tôi lúc trước, nhưng đáng tiếc không thấy cô ta xuất hiện nữa.
Đi tới bàn tiệc cạnh cửa, trưởng làng giới thiệu với tôi, người đang ông trung niên trước mặt, chính là tay cảnh sát phụ trách an ninh cho toàn bộ thôn làng xung quanh đây.
Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể làm rõ ràng được tổ chức hành chính của thôn làng gồm những công việc gì, nhưng lúc trưởng làng giới thiệu người đó với tôi, làm tôi rất rõ một điều, người trung niên trước mặt tôi đây, chính là pháp luật! tôi càng nghĩ càng thấy sợ, nếu như thực sự báo cảnh sát, đoán chừng không có cách nào sống mà rời khỏi cái làng này. 110 chắc chắn sẽ chuyển tin đến cảnh lực vùng gần nhất, mà người phụ trách cảnh sát khu gần đây không phải cái người trước mặt này thì là ai? Nhìn bộ dạng vô cùng thân thuộc với người trong làng của ông ta, sẽ vì mấy người phụ nữ bị bán mà trở mặt với dân làng ư? Quá đen tối!
Thế là kế hoạch báo cảnh sát sau khi rời khỏi làng của tôi đổ bể! Lúc đó trong đầu tôi chạy lên vô vàn suy tính. Các bạn biết vì sao lúc đầu tôi nói với các bạn nên đến những làng thôn có điểm dừng xe gần chưa? Bây giờ rơi vào cái nơi “khỉ ho cò gáy” này, đường núi thì đổ nát, nếu như không có người đi cùng, chúng tôi căn bản không đi ra được bên ngoài!
Về sau tôi lại nghĩ khác, đám lão già này cổ hủ tư tưởng rắn chắc khó lung lay, nói không chừng mấy người trẻ trong làng lại dễ thuyết phục hơn, thế là tôi tìm người thanh niên lúc đầu đưa đường cho chúng tôi, bắt đầu lôi kéo cậu ta. Hỏi cậu ta đi làm ở chỗ nào, làm công việc gì, có nghĩ đến việc tìm tới thành phố lớn phát triển không…
Cậu ta vừa nghe đến từ “thành phố lớn”, đôi mắt liền phát sáng, cậu ta nói với tôi, hiện tại người trẻ tuổi đều không mong muốn ngờ nghệch chờ đợi trong nơi “thâm sơn cùng cốc” này nữa, đều muốn ra ngoài xông pha thế giới. Nhưng văn hóa thấp, ra bên ngoài lao động cũng chỉ là công việc tay chân nặng nhọc (trường học cách làng rất xa, điều kiện học hành kém, điều quan trọng nhất là nếu như trong nhà không có đàn ông, rất dễ bị người khác bắt nạt. Nói một câu thực lòng thì lúc nghe cậu ta kể lể, tôi thực sực cảm thấy rất buồn cười. Nhưng nghe kĩ càng một chút lại cảm thấy vô cùng nặng nề.
Đất canh tác ở vùng núi rất nghèo nàn, khai hoang đất mới lại không hề đơn giản, chỉ cần không cẩn thận một chút thôi là có thể hình thành lở đất lở núi. Vì thế có thể nói “tấc đất tấc vàng”, trong nhà không có lực lượng lao động là nam giới, rất dễ dàng bị hàng xóm xung quanh “nuốt đất”, hôm nay trồng trên đất nhà bạn vài cây, hôm sau lại trồng thêm vài hạt, nửa năm một năm sau liền biến thành đất nhà người ta rồi. Hơn nữa, tuy rằng nói là dựa vào núi kiếm ăn, nhưng cũng đều là những công việc nặng nhọc, ví dụ như hái hạt dẻ (hạt dẻ Trùng Khánh), mỗi năm đi đập hạt dẻ đều có người chết, không biết các bạn nhìn qua hạt dẻ bao giờ chưa? Vỏ bên ngoài đều là gai, còn có thanh niên trèo lên cây hạt rẻ, người bên dưới tránh không kịp bị quả dẻ rơi mù mắt. Trong nhà không có đàn ông, bị người ngoài lời ra tiếng vào, “để không lãng phí” cho bằng cho người khác giúp bạn “chăm sóc.”
Tôi hỏi cậu ta trong nhà có mấy người đàn ông, cậu ta nói cậu ta là đứa thứ 3 trong nhà, tôi tranh thủ thời cơ khuyên cậu ta rời làng làm ăn, thật ra lúc đó trong đầu tôi chỉ nghĩ moi được thông tin từ miệng cậu ta. Bởi vì chắc chắn cậu ta biết trong thôn có bao nhiêu phụ nữ bị bán. Tôi nói với cậu ta: “nếu như cậu đồng ý, lần này đi cùng chúng tôi ra ngoài, tôi giúp cậu tìm công việc, không cần lao động nặng nhọc, có thể là làm bảo vệ, vừa làm vừa có thể học được các lớp ban đêm, đợi lúc nào lấy được chứng chỉ rồi thì có thể làm những công việc kỹ thuật cao hơn.” Thằng nhóc đó bị tôi nói động tâm rồi.
Lúc đó tôi chỉ ngây thơ nghĩ rằng lừa thằng nhóc đó dẫn đường ra khỏi cái làng này, trên đường đi moi thêm ít thông tin, đợi an toàn rời khỏi phạm vi khống chế của cái làng đó rồi sẽ hô kêu cứu, hẳn là sẽ kịp.
Tôi cũng rất muốn, rất muốn ước rằng tất cả những gì tôi viết trên đây chỉ là bịa chuyện để hù dọa mọi người.
Tôi cũng rất muốn thiết kế ra một màn “anh minh thần võ” cứu tất cả số phụ nữ bị bán trong ngôi làng ấy.
Nhưng tôi không làm thế, tôi không phải siêu nhân, tôi rất ích kỉ, lúc đó tôi đã nghĩ, trước tiên bảo vệ cụ già và toàn bộ người nhà tôi an toàn. Tôi đã đem mọi chuyện nghĩ thành rất đơn giản, có thể nói là rất ngốc, rất ngây thơ. Lúc tôi từ biệt trưởng làng, đem theo người nhà rời khỏi chỗ đó, nơi mà cho đến tận bây giờ vẫn làm tôi bận tâm trong lòng…
Đến lúc lên xe, tôi không quan tâm lời ông cụ già nói vẫn muốn ở thêm cái làng đó vài hôm. Trực tiếp đem theo toàn bộ người nhà phóng như bay về phía thành phố, người trong nhà cảm thấy vẫn nợ người trong cái làng cái gì đó, còn việc tôi lôi theo thằng nhóc đó lên thành phố người trong nhà cũng không dị nghị gì, còn bàn bạc giúp cậu thanh niên đó tìm một công việc ổn định.
Đến thị trấn gần đó, tôi mượn cớ đưa cậu ta đi mua thuốc lá, dắt cậu ta đến một nơi vắng vẻ, đem mảnh giấy trong ví tiền ra đưa cho cậu ta xem, tôi nói: “cậu đừng lừa tôi, trong làng của cậu có phải có phụ nữ bị bán?”
Thằng nhóc đó gật đầu, “có a”, rất nhiều người đều đã mua phụ nữ, ông cũng nhìn thấy rồi, làng của tôi nghèo như thế, ai nguyện ý gả cho đàn ông trong làng chứ?
Vốn dĩ tôi cho rằng hôm đó chơi “bài ngửa” là đúng đắn, nhưng sự thật quá cay đắng! với nét mặt bình thản nói về mua bán phụ nữ như mua mớ rau của thằng nhóc hôm đó, một chút sức đề kháng cuối cùng của tôi như bị rút sạch ra ngoài.
“cô gái ngốc XX hôm đó cậu nói, có phải cũng bị mua về làng?”
“đúng vậy a, tôi không lừa anh đâu, cô ta thật sự rất ngốc, lúc bị bán cũng không biết, Chị X (tên con buôn thường xuyên dắt những cô gái mang về làng rao bán) nói rằng dắt từ nhà về đến làng đã ngốc nghếch như vậy rồi, không biết được là do chuốc thuốc nhiều hay là bị đánh đến đần độn, nhưng vẫn đẻ được, những cô gái ngốc giá rẻ hơn nhiều, khoảng 8 nghìn đồng (dg: bằng khoảng 30tr)
“Cậu biết mua bán phụ nữ là phạm pháp không?”
“Biết! nhưng cũng không còn cách nào.”
Thằng nhóc đó mặt ngây ra như khúc gỗ, còn có chút dáng dấp “xem ông làm gì được tôi.”
Thằng nhóc đó nói với tôi, cảnh sát đều biết những chuyện này, một mặt khác nữa là rất nhiều cảnh sát cũng từ mấy cái làng này mà ra, đông tây nam bắc đều là người nhà với nhau, ông đem vợ người ta cướp đi, chặt đứt giống nòi nhà họ, ông nghĩ họ vuốt mặt làm thinh? Một mặt khác nữa, nếu như có cảnh sát từ tỉnh khác với cứu người, người làng lập tức đánh du kích, đưa những cô gái đó cho chị X dắt đến những làng khác, đổi thành một người khác mà cảnh sát không biết đấy là ai, hoặc là toàn làng xóm ra mặt chống đối, với chuyện “hương hỏa nòi giống” này cả làng đều rất đoàn kết, bởi vì hôm nay bạn không giúp người ta bảo vệ “vợ”, ngày mai “vợ” nhà bạn chạy rồi thì cái gì cũng không có. ở trong làng, mỗi cô “vợ” bình thường đều có giá mấy ngàn đồng hoặc trên một vạn, chính là toàn bộ tiền tích cóp của cả một gia đình, cả một đời một nhà chỉ mua nổi một cô “vợ”.
Thằng nhóc đó nói với tôi, hiện tại báo cảnh sát, cảnh sát đi vào làng, về cơ bản thì cũng không tìm thấy người.
Tôi bèn hỏi thằng nhóc đó: “cậu có chị em chứ? Nếu như chị em của cậu bị con buôn bán đi, cậu sẽ cảm thấy buồn chứ? Cậu sẽ cảm thấy giày vò bản thân?”
Thằng nhóc đó nhìn vào mắt tôi: “Chị của tôi đổi lấy đám cưới của anh tôi rồi.”
Hóa ra, một ngôi làng nghèo khó, sẽ không nuôi những người nhàn rỗi, con gái trưởng thành, đều sẽ vì đám cưới của anh em trai trong nhà mà trao đổi, bị đem tới những ngôi làng nghèo khác.
Ai ôi! biết nói thế nào đây, con gái đi ra ngoài một mình lúc nào cũng phải chú ý, chú ý và chú ý. Không được nói chuyện với người lạ, không được ăn đồ người lạ đưa cho, đừng tò mò người lạ nói chuyện đừng đi theo họ, rất nhiều phụ nữ bị bán từng có trình độ học vấn rất cao, mấy chú thím lừa người chúng ta hẳn đã biết trên phim ảnh thời sự, nhưng bọn lừa đảo biến hóa khôn lường vẫn có cách qua mắt chúng ta.
Đáng lẽ tôi muốn đem đoạn kí ức ấy giấu thật kĩ, nhưng nhìn thấy rất nhiều người đem việc mua bán người ở vùng hẻo lánh đem ra làm trò đùa, tôi lại cảm thấy thật nặng nề.
Các bạn thường cho rằng, thủ đoạn giết người, hạ độc chỉ có trong phim ảnh, thông qua thằng nhóc đó tôi mới biết. Chị X cũng chỉ là người trung gian môi giới, những kẻ buôn người cũng phân làm rất nhiều loại khác nhau. Những người đi bộ trên núi chỉ là những người trung gian thứ hai hoặc ba, mua người từ nhà này bán qua nhà khác, trong miệng bọn họ, người sống dường như cũng chỉ là một loại hoàng hóa. Cũng có giá gốc, cũng có tổn thất, cũng có nguy cơ. Bán trẻ em nguy cơ thấp nhất, bởi vì trẻ em dễ khống chế hơn người lớn, nhưng ngoài những gia đình không thể sinh con ra, những gia đình trong làng không ai muốn mua trẻ em về nuôi, họ đều mong muốn mua một cô “vợ” về sinh con.
Có người nào trốn thoát được không à? Tất nhiên là có.
Rất nhiều lúc con buôn sẽ chịu thiệt, bởi vì chặng đường đến được làng là rất xa, trên đường đi lúc nào cũng phải dùng thuốc mê, kết quả là có một số trường hợp nạn nhân bị thuốc làm cho ngớ ngẩn, thậm chí là chết giữa đường. Thằng nhóc đó nói, chị X cũng không giàu có gì, chồng chị ta mất sớm, chồng thứ hai làm công nhân ở bên ngoài bị tai nạn tàn phế, cả nhà lớn bé đều do chị ta gồng gánh, lúc mới đầu chị ta đi làm thuê, sau đó bán trẻ em, dần dần chuyển sang buôn phụ nữ, chị ta cũng cần tiền vốn để mua “nguồn hàng”, bởi vì một thân một mình buôn người nguy cơ quá lớn, giá cả lại không hề cố định. Lúc “nguồn hàng” trong tay nhiều, chị X sẽ hạ giá rất thấp, đủ cho chị ta kiếm một khoản nhỏ là được.
Nói đến điểm cuối, tôi cảm giác mình cũng không thể giả vờ thêm được nữa, thằng nhóc đó có lẽ cũng hiểu ra, nó hỏi tôi: “thật ra ông không hề có ý định giúp tôi tìm việc, đúng không?
Tôi nói không phải, “có thể giúp cậu tìm việc trên thành phố, chỉ cần đi cùng với tôi, nhưng cần phải giúp tôi. Tôi cần phải biết tên của cô gái bị bắt trong làng của cậu, hoặc là cậu giúp tôi hỏi thăm số điện thoại của nhà cô ấy. Tôi không báo cảnh sát, tôi trực tiếp đi tìm người nhà của cô ấy.”
Thằng nhóc đó lặng im rất lâu, sau đó kể với tôi một câu chuyện.
Thằng nhóc đó nói, một người bị bán vào làng, lúc tỉnh lại gào khóc là điều không tránh khỏi.
Có người gào thét dữ dội, đâm đầu vào tường, về sau phải lấy vải trói vào thành giường, bỏ đói mấy ngày mới ngoan ngoãn nghe lời.
Có người gây rối ít, khóc vài lần rồi âm thầm tìm cách chạy.
Người già trong làng đều nói: “đợi nó đẻ xong là được.”
Có một năm, phía sau thôn có một nhà mua về một cô “vợ”, rất ghê gớm, giữa ban đêm trốn thoát, mấy làng gần đó hợp sức đi tìm cũng không thấy, không biết là trốn trong núi đợi trời sáng chạy hay là giữa đêm ngã núi chết rồi, nói chung là không tìm thấy cô ta đâu cả.
Mẹ già của nhà đó khóc lóc mấy ngày liền, bởi vì tiền tích cóp trong nhà đều lấy ra để mua “vợ”, nghe đâu còn định treo cổ tự vẫn.
Cả làng nghe tin đó lo lắng không yên, không qua bao lâu, chị X lại đem cô gái khác dắt về, chị X nhìn nhà đó đáng thương, đến một xu trong nhà cũng chả còn, bèn nói với họ: “người trước bán cho mấy người, người lần này là tôi nổi lòng từ bi đưa cho bà, nhưng nếu sinh con gái phải đưa cho tôi, tôi cũng không đòi nhiều, chỉ cần hai đứa là được.”
Gia đình đó vui mừng khôn xiết, cám ơn rối rít chị X.
Cô gái bị bắt kia cầu khẩn gia đình đó: “nếu như gia đình thiếu tiền nhà tôi có thể cho, nói nhà cô ấy có rất nhiều tiền, các người muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, tôi sẽ không báo cảnh sát, đưa cho mấy người số điện thoại, mấy người giúp tôi gọi điện thoại, nhà tôi tuyệt đối không báo cảnh sát, còn tặng tiền cho mấy người, lúc đó mấy người mua thêm mấy cô “vợ” cũng đủ.”
Gia đình đó lúc đầu không đồng ý, thế là cô ta bèn nhịn ăn, nhất quyết ngồi ở một góc giường cho đến khi chỉ còn thoi thóp.
Nếu như để cô ta chết ở đó, gia đình kia không những không có “vợ”, mà còn có một khoản nợ không trả nổi, cả gia đình phát hoảng, đành phải gọi điện cho người nhà cô ta.
Người nhà cô ta nghe được tin, tức tốc chạy tới, đúng như những gì cô ta nói, không hề báo cảnh sát, còn đem theo rất nhiều tiền. Đầy một bao tải tiền ném trước gia đình kia, mấy người trong làng khiêng cô gái còn thoi thóp trên cáng trả lại người nhà của cô ta.
Về sau cũng không thấy gia đình đó trở lại nữa.
Gia đình đó cầm tiền đi tìm chị X, nghĩ là hiện tại có tiền rồi, có thể mua được “vợ”, không ngờ rằng chị X tự dưng nổi đóa, nói gia đình kia phá vỡ “quy tắc”. Không những không bán “vợ” cho nhà đó, mà toàn thể thôn làng về sau cũng chấm dứt làm ăn, người nhà đó lập tức hoảng sợ, đi tìm trưởng làng, về sau trưởng làng ra mặt nói chuyện với chị X, đem phần lớn số tiền đưa cho chị ta, chị ta mới nói sẽ giúp giới thiệu một người khác cũng làm nghề này, còn cái làng này chị ta sẽ không tới nữa.
Tôi hiểu thằng nhóc đó kể câu chuyện này là có dụng ý gì.
Chuyện này cậu ta tuyệt đối không thể giúp gì cả!
Cái quy tắc ngầm này rốt cục sâu xa thế nào, chẳng lẽ không ai dám quản?
Về sau tôi cùng thằng nhóc đó còn nói qua nói lại rất nhiều chuyện khác nữa, nói đến vấn đề gì thì hiện tại tôi không nhớ rõ nữa, tóm lại về sau tôi và nó “mỗi người một ngả”.
Tôi cũng không biết về sau cậu ta quay về cái thôn đó nói những gì, nhưng tôi nhớ, tôi đã cầu xin cậu ta giữ kín bí mật về mảnh giấy có hai chữ “cứu tôi!” ấy.
Sau khi về nhà cụ, tôi đem mọi việc từ đầu tới cuối kể cho người nhà. Cụ già rít một hơi tàn phân nửa điếu thuốc lá, một câu cũng không nói.
Tiếp đó tôi nhanh chóng về nhà mình, đến nhà, tôi tìm người bạn làm ở đồn công an, hỏi xem chuyện này có thể giúp được không.
Câu đầu tiên cậu ta hỏi tôi là tên của cô gái đó, cùng với cách thức liên lạc với gia đình.
Tôi ngẩn người ra không biết nói gì, trong tay chỉ có duy nhất một mảnh giấy nhỏ, mảnh giấy chỉ có đúng hai chữ. Mấy ngày sau đó tôi không tài nào chợp mắt được, mỗi khi tôi nhắm mắt lại là ánh mắt tuyệt vọng ấy lại hiện ra trước mắt tôi, tôi biết mình có lỗi với cô ta, còn cả cô gái bị nhốt trong căn phòng nhỏ nữa. Nhưng tôi cũng hết cách, những việc tôi có thể làm đó là báo tên cái làng đó cho người bạn của tôi, cậu ta nói cậu ta sẽ cố hết sức, sau khi cố hết sức rồi, những thứ còn lại chẳng phải là nghe theo ý trời sao?
Có người nói tôi có thể công bố tên của “chị X” kia được không, nhưng thằng nhóc đó chỉ nói với tôi một chữ “Trương”, cũng không rõ là “Chương” hay “Trương”, đến hiện tại thì mảnh giấy đó vẫn nằm trong ví tiền của tôi.
Đó cũng là chứng cứ duy nhất mà tôi nắm trong tay.
Không có tên của người phụ nữ đó, thậm chí kí ức của tôi về cô ta đều đã hóa mơ hồ, người phụ nữ đầu tiên bị nhốt trong căn phòng nhỏ, tôi còn chưa nhìn thấy mặt. Thường thường khi xem truyền hình Mỹ, cảnh sát thông qua dấu vân tay cũng có thể định tội danh, nhưng trong thực tại lại không hề như phim.
Đáng lẽ tôi định mời bạn tôi ăn cơm, nghe ngóng tình hình sau đó. Người bạn đó nói với tôi, cự li xa như thế, không có chứng cứ xác thực, bọn họ chắc chắn sẽ không điều động cảnh sát. Chỉ có thể thông qua quan hệ nội bộ trong đồn cảnh sát dò hỏi, cái làng đó mấy năm gần đây liên tục tăng thêm dân số là nữ có 4~5 người, những người tôi nhìn thấy có lẽ là hai trong số 5 người đó. Nếu như có thể tra ra tên của cô gái đó, điều tra trong hệ thống dân số toàn quốc, tốt nhất là tìm được cách thức liên lạc với gia đình, đem sự việc làm rùm beng lên, phóng viên vào cuộc, sẽ dễ dàng hơn nhiều. nhưng trình độ phức tạp của sự việc không hề như tôi tưởng tượng, nếu như cô gái đó là con một, bố mẹ cô ta yêu thương cô ta thì dễ nói, nhưng nếu như bị chính người nhà bán đi thì sao? Ví dụ cô ta sinh con ở cái làng đó, không nỡ rời xa con mình? Những tình huống đó trước đây đều đã phát sinh qua, cảnh sát khổ cực cứu người ra. Kết quả chưa được mấy năm, nạn nhân nhớ nhung con đẻ của mình, lại quay trở về.
Con người phảng phất như loài thú bị mua đi bán lại, có lúc nào nghĩ đến những người đó sống còn có ý nghĩa gì?
Nhưng ở một phương diện khác, những người ở cái làng đó thật ra rất đơn giản, suy nghĩ đơn giản đến mưc ngu xuẩn, tích tiền, mua “vợ”, sinh con…
Sau khi nói chuyện với người bạn của tôi, ngoài chờ đợi ra cũng không thể làm được gì. Những năm đó mạng internet còn chưa phát triển, không giống như bây giờ, có lẽ điện thoại chỉ cần “tách tách” một tấm hình, tung lên mạng. Năm đó điện thoại mà tôi dùng là Nokia, điện thoại cục gạch camera cũng không có. Một thời gian trước xem weibo truyền tin tiêu diệt nạn bán người, còn có cả chuyên gia phân tích thế này không tốt, không cứu được tất cả, nhưng tôi cảm thấy, có thể cứu người nào thì hay người đấy.
Về sau, bạn của tôi nói, không biết là do tôi may mắn, hay là xui xẻo, năm đó trung ương đưa ra chính sách mới, cấp dưới đua nhau kiếm thành tích, thế là phong trào tiêu diệt xã hội đen, triệt phá mua bán người diễn ra khắp mọi nơi, cậu ta muốn giao phó việc tìm chứng cứ cho tôi, nhưng tôi nói chuyện đã qua rồi thì hãy để gió cuốn đi đi.
Về sau cái làng đó cũng bị nhắc tới, bởi vì tôi không biết tên của người phụ nữ đó là gì, vì thế về sau giải cứu được hai người phụ nữ ra ngoài, cũng không biết có phải là cô gái mà tôi “ngày đêm nhớ mong” đó không. Bạn tôi còn nói, thực ra cứu được hai người đó cũng là nhờ thỏa hiệp với người làng, trong hai người đó, một người đã ngớ ngẩn (chắc là cô gái bị nhốt trong căn phòng nhỏ), không có nào đưa cô ta ra ngoài, cô gái còn lại đã liên hệ với gia đình đến đón. Nhưng thông tin về những người phụ nữ đó đều là bí mật. Cậu bạn tôi ban đầu có ý định giúp tôi xem hình ảnh của cô ta, xem cô ta trông như thế nào, nhưng cũng không có cách nào xem được.
Còn cái người chị họ “Trương”, hay là họ “Chương” gì đó, bọn họ vẫn chưa tóm được.
Tôi đoán có lẽ do bọn họ cũng không tung hết sức bắt chị ta, hoặc có thể là “thả con săn sắt bắt con cá rô”, một mẻ tóm gọn.
Cậu bạn đó cũng ngầm bảo với tôi nói người nhà, cái làng đó, về sau không được đi nữa. Người lớn vốn dĩ không ai ngốc cả, chúng tôi mới ra khỏi làng, chưa qua được bao lâu, đường dây mua bán đã bị tóm. Trên đời không có chuyện nào trùng hợp như thế.
Tôi chỉ hi vọng gặp được chủ nhân của mảnh giấy nhỏ đó. Đặc biệt hơn nữa là nói với những bạn gái, đừng nghĩ chuyện “mua bán người” là không thực tế, chỉ có trong phim. Năm đó, tôi cũng cho rằng mình còn cách chuyện “mua người” rất xa, rất xa.
Những chuyện còn lại cũng không cần thiết nói thêm nữa, những người có thể hiểu, tự nhiên sẽ hiểu.