1/Lựa chọn kỹ sách trước khi đọc
Hãy dành thời gian để đọc review, lắng nghe trải nghiệm của những người đã viết ra cuốn sách đó, nếu không có liên hệ gì được với tác giả của cuốn sách bạn hãy lên các diễn đàn, hội nhóm review sách về công nghệ cùng có nhiều gợi ý dành cho bạn đó. Việc làm này sẽ giúp bạn nắm được nội dung khái quát của sách và phần nào xác định được nó có phù hợp với mình hay không.
Một cách khác cũng hay được sử dụng đó là đọc mục lục của sách hoặc đọc tóm tắt nội dung. Việc làm này sẽ giúp bạn biết qua được cấu trúc của sách và đồng thời phát triển tư duy cho bạn với những từ khóa, lý giải cho từng chương mục. Việc suy nghĩ và đặt ra một số câu hỏi cho một số chương trong mục lục sẽ khiến mình cảm thấy thích thú hơn và mong chờ đến lúc đọc chương đó.
Mình cũng đã đề cập đến vấn đề đọc mục lục trước để phát triển cách học ở trong bài viết “Cách mà tôi học một công nghệ mới“, bạn có thể đọc lại nhé!
Sau khi đã có một khái niệm chung về nội dung chính của sách, bạn hãy tự trả lời 3 câu hỏi sau:
– Vì sao bạn lại muốn đọc cuốn sách này?
– Bạn muốn phát triển kỹ năng gì được gì từ cuốn sách này?
– Đọc xong cuốn sách này thì bạn sẽ làm gì tiếp theo với những kiến thức bạn đã học?
2/Đọc chủ động
Hãy bắt đầu tập thói quen đọc chủ động. Luôn cầm sẵn một chiếc bút để có thể vừa đọc, vừa highlight. Đọc sách kỹ thuật mục đích là nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức mới. Mức độ học thuật trong sách rất cao. Vậy nên hãy cố gắng ghi chú lại những gì bạn đã đọc, đã học được ở bước tiếp theo. Và để ghi chú được hiệu quả thì đọc đến đâu hãy cố gắng đánh dấu lại hoặc ghi nó luôn ngay tức thì nhé!
Bạn cũng có thể sử dụng một số kí hiệu riêng biệt cho những đoạn có nội dung khác nhau. Ví dụ, bạn có thể ký hiệu hình ngôi sao cho đoạn có nội dung đặc biệt cần ghi nhớ, ký hiệu dấu hỏi cho đoạn nào bạn cảm thấy khó hiểu hoặc muốn phản biện lại tác giả.
Gạch chân, ghi chú trên sách sẽ giúp bạn theo dõi cuốn sách một cách tập trung hơn. Hơn nữa, việc đọc chủ động còn giúp bạn kết nối với cuốn sách, đồng thời giao tiếp với tác giả thông qua những bình luận, những suy nghĩ được note lại trên trang sách.
Mình cũng đã có bài viết nói về vấn đề ghi chú này một cách hiệu quả. Nếu chưa đọc nó bạn cũng có thể xem lại nhé. “Hãy ghi chú đi – Đừng biến cái đầu của mình thành tờ giấy nháp“
3/Lựa chọn môi trường và thời gian đọc
Bạn có thể đọc sách ở đâu cũng được, nhưng với mình do đây được coi là như mà tính chất nghiên cứu, học tập thì nên để việc nào ra việc đó. Để tập trung đọc sách kỹ thuật theo hình thức nghiên cứu thì nên dành thời gian cho nó như thời gian làm việc, ngồi vào bàn làm việc như khi bạn đang đi làm hay đi học trên trường vậy.
Có thể có những thể loại sách bạn đọc mang tính chất giải trí thư giãn như tiểu thuyết, truyện, tản văn,… bạn sẽ thường đọc nó vào thời gian rảnh, trước khi đi ngủ hay thường ghé các quán cafe sách để đắm chìm vào trong việc đọc.
Nhưng đối với những cuốn sách khô khan như sách kỹ thuật lập trình này thì dường như những thời điểm đó sẽ không phù hợp. Nó khiến bạn mau chán và nhanh bỏ cuộc nếu cứ đọc theo cách thông thường.
Bên cạnh đó, môi trường đọc sách không cần phải yên tĩnh tuyệt đối, nhưng càng ít vật chuyển động thì càng tốt. Một thức uống yêu thích hay không gian với nhiệt độ phù hợp cũng sẽ mang đến cho bạn sự hứng thú đối với việc đọc sách hơn.
Thời gian lý tưởng cho một phiên đọc là 45 đến 60 phút. Sau khoảng thời gian này, bạn nên đứng dậy đi lại một vòng hoặc vận động một cách nhẹ nhàng để thư thả đầu óc.
Dành thời gian suy nghĩ và tìm hiểu những vấn đề xung quanh
Sách kỹ thuật không đơn thuần là để cung cấp thông tin, nó chứa một hàm lượng kiến thức rất cao. Vậy nên hãy dành thời gian suy nghĩ về những vấn đề đã đọc được. Mình thường đọc sách cùng với việc tra cứu thông tin đang đọc trên mạng để tiện ghi chú lại luôn. Việc kết hợp này cho mình nhiều góc nhìn khác nữa dựa trên cấu trúc của một cuốn sách mình đang đọc.
Bên cạnh đó, một số cuốn sách thường bắt bạn phải thực hành ngay cuối chương. Đối với lập trình thì cấu trúc đoạn code thực hành là rất phổ biến trong sách nên việc đọc không là chưa đủ, hãy thử suy nghĩ và làm các bài tập thực hành cuối chương ngay khi bạn đọc nhé, điều này sẽ giúp bạn hiểu và nhớ lâu hơn.
Ngoài ra ý nghĩa của một cuốn sách không chỉ nằm trên những con chữ trên trang sách, mà nó còn là những ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau những trang sách đó. Ví dụ có những vấn đề được sách ghi lại những phương pháp giải quyết vấn đề mà tác giả đã từng gặp phải, đôi khi nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi gặp vấn đề tương tự.
Vậy nên hãy dành thời gian để ngẫm nghĩ về những gì bạn đã đọc. Suy cho cùng thì đọc sách để học hỏi, để khám phá thì phải hiểu và khám phá ra được cả những bài học sâu xa, chứ không đơn thuần là những trang sách nhìn được, sờ được.