DEFI (TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG) 2.0

Một trong những làn sóng đổi mới dựa trên blockchain có ảnh hưởng và thành công nhất là tài chính phi tập trung hay DeFi.

DeFi đề cập đến một loạt các Dapps (ứng dụng phi tập trung) tách biệt khỏi các dịch vụ tài chính truyền thống và mở khóa cho nền kinh tế nguyên thủy hoàn toàn mới. Các dapps này được chạy trên các blockchain tích hợp smart contract (hợp đồng thông minh) và các Oracle Network an toàn như Chainlink.

Các giao thức DeFi liên tục phát triển và lặp lại dựa trên các mô hình đã được kiểm chứng của các thỏa thuận tài chính, điều này được thúc đẩy bởi những lợi thế vốn có của các giao thức DeFi về khả năng tính không cần được cấp phép và văn hóa phát triển mã nguồn mở.

Hệ sinh thái DeFi phát triển với tốc độ chóng mặt trong năm qua. Sự gia tăng về các dự án Defi tập trung vào Liquidity (thanh khoản) đã mở ra một thế hệ DeFi mới được gọi là DeFi 2.0.

DeFi 2.0 là một cụm từ mới trong thế giới blockchain đề cập đến một tập hợp con của các giao thức DeFi được xây dựng dựa trên những đột phá của DeFi trước đó như Yield Farming, Lending và những thứ khác.

Nhiều hệ thống on-chain với các native token (mã thông báo gốc) gặp phải các hạn chế về tính thanh khoản, đây là trọng tâm quan trọng đáng chú ý nhất của việc triển khai DeFi 2.0.

Tiếp theo bài viết này sẽ khám phá những đột phá trước đó tạo tiền đề cho sự phát triển của DeFi và các hạn chế của DeFi 1.0

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DEFI LÚC BAN ĐẦU.

Uniswap, Aave, Bancor, MakerDAO, Compound và những tiên phong khác của DeFi đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho nền kinh tế DeFi đang phát triển, việc này bổ sung nhiều mảnh ghép quan trọng có thể kết hợp vào hệ sinh thái.

Uniswap và Bancor, các nhà tạo lập thị trường tự động phi tập trung ban đầu (AMM), là những nơi đầu tiên cho phép người dùng swap token không giám sát.

Aave và Compound cung cấp Lending và Borrowing phi tập trung, cho phép tạo ra lợi tức on-chain đối với các khoản tiền gửi và quyền truy cập không cần được cấp phép vào vốn hoạt động (ý nói việc vay tiền không cần qua sự phê duyệt giống vay ngân hàng).

MakerDAO đã cung cấp một đồng stablecoin phi tập trung để các thành viên trong hệ sinh thái giữ lại và sử dụng trong các giao dịch, cung cấp một bộ đệm chống lại sự biến động giá của tiền điện tử.

Người dùng có quyền truy cập vào các sàn giao dịch đáng tin cậy, Lending/Borrowing không hạn chế với các giao dịch và các loại tiền tệ được cố định ổn định thông qua các giao thức này. Đây là ba nguyên tắc tài chính quan trọng thường có trong thị trường tài chính truyền thống.

Tuy nhiên, về tính minh bạch và sự kiểm soát của người dùng, cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho các dịch vụ dựa trên DeFi nổi tiếng này, rất khác so với các công ty tập trung. Các đổi mới của DeFi được xây dựng dựa trên rất nhiều công nghệ được triển khai làm nền tảng cho các dịch vụ phi tập trung này.

HẠN CHẾ CỦA DEFI 1.0

DeFi 2.0 là phiên bản cải tiến của mô hình DeFi hiện tại, nhằm mục đích sửa chữa các lỗi hiện có đồng thời tận dụng các điểm mạnh để cung cấp cho người tiêu dùng những lựa chọn mới và thú vị trên con đường tự do tài chính.

Các hạn chế khác nhau của DeFi 1.0 được thảo luận trong các phần dưới đây.

Trở ngại đầu tiên liên quan đến khả năng sử dụng của nền tảng DeFi. Do độ phức tạp của trải nghiệm người dùng và giao diện người dùng khiến người mới khó sử dụng các sản phẩm phi tập trung, phần lớn người dùng đang hoạt động là những người đam mê tiền điện tử với kinh nghiệm dày dạn.

Hơn nữa, khả năng mở rộng không làm cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn. Phí cao và thời gian chờ đợi kéo dài cho các giao dịch được chấp thuận tiếp tục gây khó khăn cho trải nghiệm người dùng.

Như chúng ta đã biết, hầu hết các giải pháp DeFi được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum và do số lượng người dùng khổng lồ trên mạng nên có sự chậm trễ đáng kể và chi phí giao dịch đang tăng vọt. Kết quả là, những người dùng có ít hơn vài nghìn đô la sử dụng DeFi sẽ không có lãi.

Tất cả mọi người, đặc biệt là trong thế giới Crypto, có khoảng thời gian chú ý ngắn và bạn có thể nói rằng mọi người đang rời xa DApp để theo đuổi triển vọng tài chính lớn hơn.

Lợi nhuận không hấp dẫn như trước đây, đặc biệt là đối với các blue chip của DeFi. Điều này đã dẫn đến kịch bản bán phá giá, dòng tiền không lành mạnh cho các hoạt động thực hành và nhiều vấn đề khác góp phần vào việc sử dụng tài sản kém hiệu quả.

Hơn nữa, để giao dịch trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và AMM mà không làm thay đổi giá của các token thì tất cả các loại tiền điện tử đều cần tính thanh khoản. Mặc dù các chương trình khuyến khích có thể cung cấp sự đình chỉ tạm thời, nhưng chúng không lý tưởng và gây ra rủi ro cơ bản đáng kể hơn cho các nhà đầu tư nhỏ.

Oracles thường được sử dụng trong DeFi, nhưng một số dự án vẫn không biết về mức độ liên quan của chúng và từ chối tích hợp với một oracle đáng tin cậy. Kết quả là, nhiều giao thức đã bị tấn công và họ phải chi trả cho những tổn thất của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *