Dùng thìa xúc đi một “miếng não” sẽ ra sao?

Tôi đã chứng kiến một chuyện như thế này…

Cậu bạn tôi gặp tai nạn xe, chấn thương sọ não nghiêm trọng, 36 giờ sau khi tai nạn, xuất hiện tình trạng “con ngươi” to bé không đều, gấp rút phẫu thuật.

Do cậu ấy không được điều trị ở bệnh viện của tôi, tôi chỉ đành “lực bất tòng tâm”.

Phần thùy trán chịu tổn thương nặng nhất, chính là phần não phía sau xương trán.

Theo lý thuyết thì miếng não ấy quản lý kí ức, cảm xúc, tính cách.

Theo tôi được biết ban đầu họ dự định sẽ “khoan lỗ dẫn lưu”, tức là khoan một lỗ thủng trên đầu, làm giảm áp lực bên trong hộp sọ, lỗ khoan không cần quá to, thích hợp để điều trị xuất huyết trong não hoặc các tổn thương thấp.

Về sau, trong ca phẫu thuật họ đã thay thế một phần xương sọ bằng “lưới Titanium”, bởi vì diện tích bị phù thũng quá lớn, sau khi mở hộp sọ thì não của người bệnh lập tức lồi ra ngoài, họ dứt khoát bỏ đi một phần xương sọ, vùng xương trán đến xương thái dương đều được gỡ ra.

Một mục đích khác của ca phẫu thuật là loại bỏ phần não đã bị hoại tử, như vậy có thể giảm nhẹ phản ứng viêm của mô não, giảm nhẹ phù thũng trong não, từ đó giảm bớt tăng áp lực trong hộp sọ.

Và sau đó đã trải qua rất nhiều lần thay thế “lưới Titanium”

Đa số vụ tai nạn gây tổn thương đến não bộ, đều do áp lực hộp sọ tăng cao dẫn đến con ngươi biến đổi, cần phải phẫu thuật gấp.

Tôi đã đem ảnh chụp CT đưa cho một người anh của khoa thần kinh, anh ấy đã khẳng định với tôi một câu: “không thể phục hồi như cũ, cảm xúc hay kí ức đều sẽ mất đi một mảng lớn.”

Dù cho bác sỹ phẫu thật đã cố gắng hết sức có thể để giữ gìn não cậu ấy, chỉ loại bỏ đi phần não bị hoại tử, nhưng sau khi làm xong phẫu thuật, ảnh chụp CT hiển thị rõ ràng phần thùy não phải đã mất đi một miếng, một khối não hình vuông khoảng 2cm.

Một miếng não đã bị xúc đi.

Sau ca đại phẫu thuật, cậu ấy nằm tại ICU(phòng chăm sóc tích cực) 2 tuần, một người bạn cùng thời đại học của tôi, vừa hay cũng làm việc ở bệnh viện đó, mỗi ngày đều thay tôi theo dõi tình trạng của cậu ấy, xem xét bệnh tình chuyển biến tốt hay xấu.

Ngay cả khả năng có thể tỉnh lại hay không, không ai có thể đưa ra đáp án chính xác.

Sau phẫu thuật cơ thể sốt gần 40 độ, áp lực hộp sọ biến đổi liên tục, làm y bác sỹ mỗi ngày đều như ngồi trên đống lửa.

Người đồng nghiệp ở bệnh viện đó đã nói:

“Những cách có thể dùng, chúng tôi đều dùng hết rồi, “ngủ đông hạ thân nhiệt sâu”, “mở khí quản” đều đã dùng.”

Khoảng 10 ngày sau ca phẫu thuật.

Cậu ta tỉnh lại!

Mới đầu ý thức còn mơ hồ, lúc tỉnh lúc mê, nhưng còn may là có ý thức.

Về sau thì không cần dùng đến thuốc an thần nữa, chỉ trong một vài thời điểm xem xét tình trạng bệnh là còn dùng.

Vài ngày sau, mắt mở ra có thể động đậy, khi nhìn thấy mẹ cậu ấy có thể gật đầu, mặc dù không nói được do khí quản vẫn bị mở ra.

Một thời gian sau, ống thở được rút ra, có thể tự mình hô hấp.

Tiếp đó là chuyển đến phòng bệnh bình thường.

Có thể bạn sẽ hỏi tôi, tích cách, cảm xúc, kí ức liệu có còn giữ lại được không?

Điều này thực sự là kỳ tích.

Ngoài việc mất đi kí ức về vụ tai nạn, tất cả những kí ức khác, trí nhớ dài hạn hay ngắn hạn đều không thay đổi.

Tính cách thì sao?

Vẫn là cái bộ dạng “hà tiện” ấy, giống y đúc thời học đại học.

Vậy còn cảm xúc?

Vẫn tốt bụng ngốc nghếch như vậy.

Nửa năm sau, hộp sọ được vá lại, dùng vật liệu tốt nhất thay thế, về sau anh ấy không còn phải liên tục mang mũ bảo hiểm nữa.

Lần phẫu thuật thứ 2, chính tay tôi gây mê cho cậu ấy.

Hiện tại thì anh ấy đang chăm chỉ chuẩn bị cho kì thi tiến sĩ. Vài ngày trước còn mượn tôi sách để viết luận, còn thảo luận với tôi làm sao sao thuyết phục sếp của cậu ấy cho đăng đề tài thạc sĩ.

Thân thể con người, thật sự vô cùng thần kỳ.

Mặc dù từ đầu đến lúc xuất viện, ảnh chụp CT vẫn hiển thị thùy não trái thiếu mất một miếng, nhưng hình như vẫn là con người trước đây của cậu ta.

Tôi vẫn ghi nhớ thời điểm chuẩn bị vỗ về tinh thần cho ba mẹ của cậu ấy, tôi vô cùng cẩn thận hỏi người anh – đạt top 3 toàn quốc khoa thần kinh, cũng hỏi qua rất nhiều vị giáo sư, họ đều trả lời cùng một đáp án:

“Cho dù khỏi bệnh cũng không thể như trước, chắc chắn sẽ để lại di chứng.”

Nhưng hai ngày ngày trước chúng tôi còn cùng nhau đến vườn bách thú Thượng Hải thăm quan, cậu ấy còn kéo tôi lên thách đấu. (dg: game liên quân nhé)

Tôi cũng từng xem qua phẫu thuật chấn thương não, bộ não trên bàn mổ trực tiếp phình ra ngoài, đẩy thế nào cũng không vào lại bên trong, tôi cũng từng xem qua mô não bị hoại tử, một miếng não lớn bị “dao mổ điện” hóa lỏng thành dịch đen, sau đó dùng máy hút làm sạch.

Tôi cũng từng nghĩ những người bệnh sau phẫu thuật liệu có thể tỉnh lại được hay không, hay tỉnh lại liệu có phải là họ của trước đây?

Đã có lúc tôi cảm thấy, loại phẫu thuật như phẫu thuật não, hiệu quả vô cùng hạn chế.

Nhưng quan sát việc đã xảy ra trên người cậu bạn của tôi, từ việc mỗi ngày ngồi trên giường bệnh ICU ra sao, cùng người khác thảo luận tình trạng bệnh, cho đến lúc đeo lên chiếc mặt nạ gây mê, tất cả những việc ấy cậu ta đều kể lại với tôi.

Lại một lần nữa tôi cảm thấy cơ thể con người thật diệu kì.

Hay nói theo cách khác, kỳ tích thực sự tồn tại?

Mỗi một miếng não, đều có chức năng riêng biệt và thuộc khu thần kinh. Nhưng điều đó không có nghĩa là mỗi một miếng não chỉ phụ trách một chức năng riêng.

Sự hiểu biết của chúng ta với não bộ nhỏ bé như da lông mà thôi.

Ví dụ thân não, tủy sống bị tổn thương, chúng ta có thể chắc chắn nói ra được kết quả gì sẽ xảy ra.

Nhưng trên thực tế, năng lực thay thế của não bộ vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là lớp vỏ, rất nhiều chức năng được phục hồi và xuất hiện sau phẫu thuật.

Theo lý thuyết, tế bào thần kinh không thể sinh sản thêm.

Một khi bị thương hay tử vong, không có cách nào phuc hồi như cũ, đây là một dạng tổn thương vĩnh cửu.

Nhưng rất nhiều bệnh nhân nguy kịch sau phẫu thuật đã chứng minh với chúng tôi một điều, cho dù thần kinh bị tổn thương, nhưng não của bọn họ đã dùng phương thức thay thế khác, dùng mọi khả năng của nó để hồi phục lại toàn bộ chức năng cho cơ thể.

Kỳ tích của một sinh vật sống, có lẽ nằm ở chỗ đó.

Hiểu biết của chúng ta về bộ não, sẽ không bao giờ có điểm cuối.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *