Cũng như con người, hồng hạc làm bạn với nhau suốt đời

Theo một nghiên cứu mới nhất cho thấy loài chim này tìm kiếm bạn bè thân thiết và tránh xa những con vật mà chúng không thích. Đây chính là một chiến lược hữu hiệu trong việc gia tăng khả năng sống sót của chúng.

Hồng hạc nổi tiếng với đôi chân dài miên man, cái cổ cao và bộ lông màu hồng thu hút. Giờ đây lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra rằng loài chim này hình thành tình bạn dài lâu và trung thành. Bên cạnh đó những đặc điểm thể chất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên mối liên kết này.

Mối quan hệ bạn đời dài lâu giữa các loài hồng hạc bao gồm những cặp vợ chồng cùng nhau xây dựng tổ và nuôi con lớn lên hàng năm, hay những những người bạn thân cùng giới, hoặc nhóm bạn thân có từ 3 – 6 con.

Sáu loại chim hồng hạc sống tại các hồ nước mặn (và kiềm) rộng lớn, bãi bùn, đầm cạn trên khắp thế giới bao gồm cả châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á. Nhóm những con chim hình thành theo bầy đàn thường có số lượng lên đến hàng ngàn con.

Trưởng nhóm nghiên cứu Paul Rose (một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Exeter ở Anh) muốn tìm hiểu xem liệu hồng hạc có hình thành các mối liên kết phức tạp trong bầy đàn của chúng hay không.

Từ năm 2012 – 2016, anh đã thu thập dữ liệu về 4 đàn chim hồng hạc bị nuôi nhốt tại Caribbean, Chile, Andean, và một nhóm ít chim hồng hạc được giữ lại tại Trung tâm đầm lầy Wildfowl & Wetlands Slimbridge ở Gloucestershire. Các đàn chim hồng hạc có kích thước dao động từ 20 con cho đến hơn 140 con được xem xét có cấu trúc và hành vi tương tự với nhóm hoang dã.

Bằng cách thu thập các dữ liệu như trên trong vòng 5 năm thì Paul Rose quan sát thấy chim hồng hạc duy trì mối quan hệ bạn bè một cách ổn định nhưng có chọn lọc. Điều này có thể nhận rõ qua đặc điểm các con chim luôn đứng gần nhau. Chúng có thể tụ tập thành nhóm với nhau đến hàng thập kỷ, chim hồng hạc có thể sống đến 50 năm.

Anh ấy cho rằng chim hồng hạc hướng đến các mối quan hệ dài lâu và những mối quan hệ như này thực sự quan trọng để giúp chúng sinh tồn trong tự nhiên.

Cũng giống như con người là loài có tính xã hội cao thì những con chim lội nước này cũng cẩn thận tránh né những cá thể nhất định. Theo Paul Rose, chúng né tránh để giảm thiểu những cuộc xung đột. “Một cách để giảm căng thẳng và các cuộc giao tranh chính là tránh xa những con chim mà chúng không hòa thuận được.”

Hiểu về mối liên kết xã hội của các loài chim có thể giúp các nhà bảo tồn quản lý tốt hơn loài chim hồng hạc hoang dã và chim hồng hạc được nuôi nhốt. Hiện đang có 4 loài chim hồng hạc đang bị suy giảm về số lượng.

Những người bạn thân thiết của hồng hạc

Thực hiện cuộc nghiên cứu, Paul Rose đã chụp ảnh bầy hồng hạc tập trung tại đầm nước mỗi ngày vào 4 thời điểm trong mùa xuân và mùa hè, 3 thời điểm trong mùa thu và mùa đông. Anh ấy cũng chụp lại những con hồng hạc thường tụ tập với nhau thành những nhóm nhỏ riêng biệt trong mỗi đàn. Tất cả con chim đều có vòng theo dõi trên chân chúng nhờ đó xác định từng cá thể dễ dàng hơn.

Một đàn chim hồng hạc chính là tổ hợp hỗn loạn của những con chim ăn tạp, đôi khi vỗ về nhau, đôi khi xung đột lẫn nhau. Nếu một con chim tiến đến quá gần con khác, chúng sẽ sử dụng cái cổ dài và cái mỏ lớn để tấn công, đôi khi căng thẳng trong việc xác định con này có chiếc cổ dài hơn con kia.

Do đó, Paul Rose xác định chiều dài cổ chính là thước đo tình bạn của chim hồng hạc. Những con chim ngồi hoặc đứng cách con chim khác một khoảng ngắn hơn chiều dài cổ của chúng thì được coi là bạn. Khi những con chim hồng hạc khác ở gần nhau nhưng cách nhau một khoảng dài hơn chiều dài cổ của chúng thì chúng thuộc vào những nhóm nhỏ riêng biệt.

Paul Rose cũng phát hiện ra rằng một đàn lớn chim hồng hạc có số lượng tương tác xã hội đa dạng và cao nhất với cộng đồng phức tạp được tạo thành từ các nhóm nhỏ gồm hai, ba và sáu con chim. Anh ấy nhận thấy một vài con chim là những người bạn kiên định bên nhau trong suốt 5 năm làm nghiên cứu của mình, anh ấy cũng dễ dàng dự đoán được những con chim nào sẽ ở bên nhau dài lâu như vậy.

Rose nói “Có hai con hồng hạc cái lớn tuổi rất gắn bó với nhau, chúng đã cùng nhau làm đủ thứ chuyện kể cả việc cùng tán tỉnh, cùng nhau xây tổ, và luôn có một cậu em hồng hạc 20 tuổi cùng tham gia giúp đỡ chúng.” Nghiên cứu của anh được phát hành trên số tháng 6 của tạp chí Quy trình hành vi.

Lông chim hồng hạc

Đối với cách chim hồng hạc chọn bạn bè của chúng, Paul Rose nghi ngờ cả tính cách và màu sắc lông chim đóng vai trò quan trọng trong việc này.

Anh ấy cho rằng không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm người bạn có tính cách tương đồng và không thích đụng độ, những đàn chim luôn ồn ào và bận rộn này chúng không thích có thêm quá nhiều căng thẳng nữa. Vậy nên việc tìm được người bạn phù hợp sẽ tốt hơn cho cuộc sống hạnh phúc của chúng.

Anh ấy quan sát thấy một số con chim hồng hạc có màu lông sáng nhất thường tụ tập thân thiết với nhau. Một nghiên cứu cho thấy những con chim hồng hạc lớn hơn, đẹp nhất của loài có thể làm bộ lông của chúng sáng màu hơn bằng cách rỉa lông, điều này khiến chúng có nhiều sự thu hút hơn khi tìm kiếm bạn bè.

Rose cũng nhấn mạnh là mối liên kết bạn bè rất quan trọng đối với chim hồng hạc. Anh ấy khuyến cáo những người quản lý đàn chim hồng hạc bị giam giữ, đặc biệt những người trong sở thú không nên tách rời những con hồng hạc có mối liên kết bạn bè chặt chẽ với nhau.

Những đàn chim hồng hạc như thế này nên chứa càng nhiều cá thể càng tốt để đảm bảo sức khỏe của chúng. Đàn chim càng đông thì càng có nhiều khả năng các loài chim thuộc mọi loại tính cách dễ dàng tìm thấy người bạn tương thích để gắn bó cùng nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *