Khách du lịch ăn xin (Begpacker) là gì. Bạn nghĩ gì về hiện tượng tây ba lô ăn xin để đi du lịch?

Hmz, tại Indo, tôi cũng hay thấy đám này.

Đây là những du khách có hoặc từng có tiền, đang cố gắng đi du lịch với giá rẻ nhất và sống cuộc sống “giản dị” nhất vào ban ngày. Để rồi về đêm quẩy tưng bừng với những gì đã ăn xin được ngày hôm đó trên bar.

Do đó có sự khác biệt giữa “ăn xin” ( kiểu như người cực khổ trên đường, ngồi kế bên góa phụ mù và bác cựu chiến binh tàn tật) với “kêu gọi giúp đỡ” (xin một bữa ăn chẳng hạn).

Tôi thì không tin mấy cái câu chuyện đẫm nước mắt như mất hộ chiếu, bị mất tiền, bị cướp, blah blah… Đa số Đại sứ quán (ĐSQ) các nước phương tây đều có hộ chiếu khẩn cấp, cấp tiền và vé cho công dân về nước nếu có chuyện thực sự xảy ra (tất nhiên sẽ phải thanh toán). Nếu tây ba lô đi xin tiền mà chưa tham vấn ĐSQ, nghĩa là họ đang né ĐSQ nước họ và không muốn người thân mua vé cho mình về nhà. Tóm lại là chúng ta nên tránh loại người này.

Việc du lịch tiết kiệm và sống bằng từ thiện không phải là việc tôi sẽ làm, nhưng tôi cũng không phản đối hoàn toàn điều này. Ông chú của thằng bạn tôi bảo mỗi khi gặp tây ăn xin ngoài đường, ổng dẫn họ về nhà, cho ăn, cho chỗ ngủ để đổi lại việc giúp lũ trẻ làm bài tập tiếng Anh. Nghe ổn nhỉ? Mấy thằng tây thì được dịp post lên Insta, Facebook,… về việc họ hòa nhập với dân bản địa, còn ông chú tôi thì có thêm ví dụ để dạy cho các con:

“Không làm mà đòi có ăn, thì chỉ có ăn đb, ăn cứt, nhá” 

______

Bonus: Đây là ví dụ tốt để dạy cho người dân ở Đông Nam Á về thứ gọi là “đặc quyền da trắng“. Bạn là dân bản địa mà đi ăn xin, thật đáng thất vọng. Còn nếu bạn là dân da trắng, chúc mừng, đó chỉ là “kinh nghiệm đi du lịch” mà thôi.

Bạn sang nước họ, bạn là dân nhập cư. Còn dân da trắng sang nước bạn, xin chào mừng những “chuyên gia”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *