Hội chứng Stockholm là gì và đối tượng nào bị tác động?

Hội chứng Stockholm thường liên quan tới các vụ bắt cóc con tin nổi tiếng. Ngoài những vụ án nổi tiếng ra, người bình thường cũng có thể rơi vào trạng thái tâm lý này để phản ứng lại các tổn thương khác nhau.

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu thật kĩ chính xác hội chứng Stockholm là gì, nó được đặt tên như thế nào, các hoàn cảnh dẫn đến việc vì sao một người lại phát triển hội chứng tâm lý này và có thể làm gì để điều trị nó.

Hội chứng Stockholm là gì?

Hội chứng Stockholm là một phản ứng tâm lý xảy ra khi con tin hoặc nạn nhân bị bạo hành gắn bó với kẻ bắt cóc hay kẻ bạo hành họ. Liên kết tâm lý này phát triển trong suốt nhiều ngày, nhiều tuần, tháng hay thậm chí là hàng năm bị giam cầm hoặc bị bạo hành.

Khi bị mắc hội chứng này, các con tin, nạn nhân có thể trở nên đồng cảm với những kẻ giam giữ mình. Điều này ngược lại so với những cảm xúc sợ hãi, khiếp hoảng và khinh bỉ mà đáng ra nạn nhân phải trải qua khi bị rơi những trường hợp này.

Trải qua suốt quá trình bị bắt cóc hoặc bạo hành, một số nạn nhân lại phát triển những cảm xúc tích cực đối với những kẻ bắt họ. Họ thậm chí còn bắt đầu nghĩ rằng mình phải chia sẻ các mục tiêu và nguyên nhân chung. Họ có thể sẽ bực tức với bất kì ai cố gắng giúp họ trốn thoát khỏi những nguy hiểm mà họ đang gặp phải.

Điều ngược đời này không phải luôn xảy ra với mọi con tin hay nạn nhân, và lý do tại sao nó xảy ra cũng rất khó hiểu.

Rất nhiều các nhà tâm lý học và các chuyên gia y tế cho rằng hội chứng Stockholm là một cơ chế đối phó, hoặc cách giúp các nạn nhân đối mặt với tổn thương từ một tình huống khiến họ khiếp sợ.

Nguồn gốc?

Sự xuất hiện của cái được gọi là hội chứng Stockholm có khả năng đã xảy ra qua nhiều thập kỉ thậm chí là nhiều thế kỉ. Nhưng cho đến tận năm 1973 phản ứng khi bị bắt cóc hay bị bạo hành này mới được đặt tên.

Khi đó, 2 gã đàn ông sau khi cướp một ngân hàng tại Stockholm, Thụy Điển, đã bắt giữ 4 người làm con tin trong 6 ngày. Sau khi được giải cứu, các con tin lại từ chối đứng ra làm chứng chống lại 2 tên bắt cóc và bắt đầu quyên tiền để bào chữa cho các bị cáo.

Sau đó, các nhà tâm lý học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần đã sử dụng thuật ngữ “hội chứng Stockholm” cho tình trạng xảy ra khi con tin phát triển cảm xúc hay liên kết tâm lý đối với người giam giữ họ.

Mặc dù rất nổi tiếng, tuy nhiên, hội chứng này không hề được công nhận trong bản chỉnh sửa mới nhất của Hướng dẫn chuẩn đoán thống kê các bệnh rối loạn tâm thần. Cẩm nang này được các chuyên gia sức khỏe tâm thần và các chuyên gia thuộc lĩnh vực khác sử dụng để chuẩn đoán rối loạn sức khỏe tâm thần.

Các triệu chứng là gì?

  1. Các triệu chứng của Stockholm:
  2. 1. Nạn nhân phát triển những cảm xúc tích cực đối với kẻ đang giam cầm hoặc bạo hành mình.
  3. 2. Nạn nhân có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực đối với cảnh sát, các nhà chức trách, hay bất cứ ai đang cố giúp họ thoát khỏi những kẻ bắt cóc. Họ thậm chí có thể từ chối hợp tác để chống lại kẻ bắt cóc họ.
  4. 3. Nạn nhân bắt đầu nhận thấy nhân tính của kẻ bắt cóc và tin rằng họ có chung mục địch và giá trị.

Những cảm xúc này thường xuất hiện do các tình huống kích động và cực kì căng thẳng xảy ra trong suốt một tình huống bắt cóc hoặc bạo hành.

Ví dụ, người bị bắt cóc hoặc bị bắt làm con tin thường cảm thấy bị đe dọa bởi kẻ bắt họ, nhưng họ cũng rất dựa dẫm vào những kẻ đó đẻ được sống sống. Nếu kẻ bắt cóc hoặc bạo hành tỏ ra nhân từ một chút, họ có thể sẽ có những cảm xúc tích cực đối với kẻ đó vì “long trắc ẩn” này.

Một vài trường hợp điển hình của hội chứng Stockholm.

Một số những vụ bắt cóc nổi tiếng đã dẫn đến các trường hợp điển hình của hội chứng Stockholm bao gồm danh sách dưới đây.

Các vụ án nổi tiếng

  • • Patty Hearst. Có lẽ nổi tiếng nhất, cháu gái của doanh nhân, nhà xuất bản báo William Randolp Hearst bị một băng nhóm có tên là Giải phóng quân Symboinese (SLA) bắt cóc năm 1974. Trong suốt khoảng thời gian bị bắt cóc, cô ta đã từ mặt gia đình mình, thay đổi tên và thậm chí còn tham gia vào lực lượng SLA để cướp nhà băng. Sau đó, Hearst bị tóm, và cô ả đã lợi dụng chứng Stockholm làm bằng chứng biện hộ cho mình trước tòa. Tuy nhiên bằng chứng này lại vô hiệu, và cô ta đã lĩnh một mức án 35 năm tù giam.
  • • Natascha Kampusch. Năm 1998, cô bé Natascha 10 tuổi đã bị bắt cóc và giam giữ dưới một căn phòng kín, tối tăm dưới mặt đất. Kẻ bắt cóc cô bé, Wolfgang Přiklopil, đã nhốt cô hơn 8 năm trời. Trong suốt khoảng thời gian đó, hắn ta đã rất tử tế đối với cô, nhưng đồng thời cũng đánh đập và đe dọa sẽ lấy mạng cô bé. Natascha thực sự đã có khả năng trốn thoát, và Přiklopil đã tự sát. Các trang tin tức thời đó đều đưa tin rằng Natascha khóc da diết vì Přiklopil.
  • • Mary McElroy. Năm 1933, 4 gã đàn ông đã dùng súng đe dọa bắt giữ cô gái Mary 25 tuổi, xích cô ấy lên tường tại một trang trại bỏ hoang, và tống tiền gia đình cô. Khi được giải cứu, Mary đã đấu tranh tư tưởng có hay không khai ra tên những kẻ bắt cóc cô tại phiên toàn xét xử. Cô còn công khai tỏ ra đồng cảm với chúng.

Hội chứng Stockholm trong xã hội ngày nay.

Hội chứng Stockholm thường liên quan tới các trường hợp bắt cóc con tin, trên thực tế thì nó cũng có thể liên đới đến một vài trường hợp và mối quan hệ khác nữa.

Stockholm cũng có thể phát sinh trong một số trường hợp sau

Các mối quan hệ bạo hành. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nạn nhân bị lạm dụng có thể phát triển tình cảm gắn bó đối với kẻ bạo hành họ. Bạo hành tình dục, bạo hành thân thể hay bạo hành tâm lý, và cả lo*n luân nữa, đều có thể kéo dài nhiều năm. Trong thời gian này, người ta có khả năng sẽ phát triển những cảm xúc tích cực với kẻ bạo hành họ.

Bạo hành trẻ em. Những kẻ bạo hành thường xuyên đe dọa các nạn nhân bằng cách đánh đập, thậm chí là cái chết. Nạn nhân có thể cố gắng tránh làm chúng mất hứng bằng cách phục tùng mệnh lệnh. Những kẻ bạo hành cũng có thể tỏ ra tử tế có thể được coi là một cảm xúc chân thật. Điều này có thể khiến trẻ nhầm lẫn hơn và khiến chúng không hiểu bản chất tiêu cực của mối quan hệ này.

Buôn người mại dâm. Những người bị bán bất hợp pháp thường phải phụ thuộc các nhu cầu thiết yếu như đồ ăn thức uống vào kẻ bạo hành họ. Khi chúng cho họ những thứ đó, nạn nhân sẽ bắt đầu có thái độ tích cực đối với những kẻ đó. Họ sẽ cự tuyệt hợp tác với cảnh sát vì sợ bị trả thù hoặc sẽ nghĩ bản thân phải bảo vệ những kẻ đó để bảo vệ chính mình.

Huấn luyện thể thao. Tham gia các môn thể thao là một cách rất tốt để xây dựng các kĩ năng và các mối quan hệ. Nhưng không may, một số mối quan hệ trong đó rút cục lại tiêu cực. Huấn luyện quá khắc nghiệt thậm chí có thể trở thành ngược đãi. Vận động viên có thể sẽ tự nói với bản thân rằng các hành vi của huẩn luyện viên chỉ là đang muốn tốt cho mình thôi, và điều này, theo một nghiên cứu năm 2018, sau cùng cũng có thể trở thành một dạng của hội chứng Stockholm.

Điều trị

Nếu bạn cảm thấy bản thân hay một người bạn biết đã mắc hội chứng này, bạn có thể tìm kiếm trợ giúp. Trong một thời gian ngắn, tư vấn hay điều trị tâm lý cho chứng rối loạn lo âu hậu chấn thương có thể giúp giảm bớt các vấn đề liên quan đến hồi phục, như lo lắng và trầm cảm.

Liệu pháp tâm lý dài hạn có thể giúp bạn hay người được yêu nhiều hơn trong việc chữa trị.

Các nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu có thể dạy cho bạn các cơ chế đối phó lành mạnh và cách phản ứng để giúp bạn hiểu những gì đã xảy ra, tại sao nó xảy ra và làm thế nào bạn có thể vượt qua. Sắp xếp lại cảm xúc tích cực có thể giúp bạn hiểu những gì đã xảy ra không phải là lỗi của bạn.

Điểm mấu chốt

Hội chứng Stockholm là một cơ chế phòng vệ. Những người bị ngược đãi hay bị bắt cóc có thể mắc chứng này.

Khiếp hãi, sợ sệt là những cảm xúc thông thường nhất người ta sẽ trải qua khi ở trong những hoàn cảnh đó, nhưng một số người lại bắt đầu phát triển những cảm xúc tích cực với những kẻ bắt cóc hay ngược đãi họ. Họ có thể sẽ không muốn hợp tác hay liên lạc với cảnh sát. Thậm chí họ sẽ lưỡng lự về việc sẽ phải quay lung với những kẻ bắt cóc, bạo hành mình.

Hội chứng Stockholm không phải là một chứng bệnh tâm thần được chuẩn đoán chính thức. Thay vào đó, nó được coi là một cơ chế đối phó. Những người bị hành hạ, hay bị ép bán d*m, hay những nạn nhân bị người thân xâm hại hoặc bị khủng bố có thể bị hội chứng này. Phương thức trị liệu phù hợp có thể đồng hành một đoạn đường dài cùng nạn nhân vượt qua hội chứng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *